Cây Xương Rồng (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)

Cây Xương Rồng

Xương rồng (Cactaceae) là một loại cây đặc biệt và đã được sử dụng như một loài cây cảnh trồng trong nhà từ nhiều năm qua.

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin thực vật, cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng của loài cây cảnh này nhé!

#1 Giới thiệu về cây xương rồng

Xương rồng là tên gọi chung của tất cả các loại thực vật thuộc họ Xương Rồng (Cactaceae). Chúng có nhiều nguồn gốc khác nhau như: các khu vực sa mạc khô hạn, các khu vực Trung và Nam Mỹ.

Và các loài xương rồng khác đến từ xa về phía bắc như Canada, và nhiều loài khác thậm chí còn có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới.

Các loại xương rồng sống trên sa mạc có thể tồn tại trong một thời gian dài mà không có mưa. Chúng lấy độ ẩm từ sương hoặc sương mù và lưu trữ chất dinh dưỡng và độ ẩm trong các mô của chúng. Nhiều loài xương rồng là loài biểu sinh. 

Thân của xương rồng thường có dạng hình cầu hoặc hình trụ, Rất nhiều loài xương rồng có gai nổi rõ, ngạnh hoặc lông cứng và một số có lông tơ.

Không phải lúc nào tất cả các loài xương rồng đều ra hoa và để cây ra hoa thường xuyên nếu chúng được chăm sóc tốt.

Tên khoa họcCactaceae
Họ (familia)Cactaceae; Juss., 1789
Phân bộ (subordo)Cactineae
Bộ (ordo)Caryophyllales
Giới (regnum)Plantae
Tên tiếng anh thường gọiCactus
Loại thực vậtCây mọng nước
Kích thướcThay đổi tùy theo loài
Nét đặc trưngThân có gai, chịu hạn rất tốt
Sử dụngTrang trí cảnh quan, trồng trong nhà, cây phong thủy
Thông tin chi tiết về cây xươgn rồng
Họ Xương rồng thường là các loài cây mọng nước hai lá mầm và có hoa. Họ Cactaceae có từ 25 đến 220 chi, tùy theo nguồn, trong đó có từ 1.500 đến 1.800 loài.

#2 Cách trồng cây xương rồng

Được biết đến như một loại cây sa mạc, với khả năng chống chịu rất cao đối với môi trường khắc nghiệt. Loài cây này tương đối rất dễ trồng và thích hợp với nhiều khu vực khác nhau.

Một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của xương rồng:

Nhiệt độ10 – 40 độ C
Ánh sángƯa nắng trực tiếp
Đất trồngĐất cát thoát nước tốt
Độ pH của đất5.5 – 7.0
Nhân giốngGieo hạt, giâm cành
Nhu cầu nướcThấp, chịu hạn rất tốt
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ
Sâu bệnhRệp sáp, vảy, nấm
trồng cây xươgn rồng

1. Chuẩn bị đất trồng

Loại đất đất tốt nhất để trồng cây xương rồng là đất cát giàu chất hữu cơ, tơi xốp và thoát nước tốt. Bạn có thể chuẩn bị hỗn hợp đất trồng theo tỷ lệ: 50% đất cát + 20% đất thịt + 20% thành phần hữu cơ + 10% đá trân châu (để tăng khả năng thoát nước và thoáng khí).

2. Chọn chậu trồng

Tùy theo kích thước của loài xương rồng bạn muốn trồng mà chọn kích thước chậu thích hợp. Đối với những loài xương rồng để bàn thì loại chậu phổ biến nhất là chậu có hình tròn hoặc hình vuông với chất liệu bằng đất nung hoặc sành sứ. Chậu trồng cần được đụt lỗ thoát nước dưới đáy.

3. Nhân giống xương rồng

Có 2 phương pháp phổ biến nhất để nhân giống xương rồng là: gieo hạt và giâm cành. Tùy vào điều kiện và sở thích mà bạn chọn phương pháp thích hợp với mình nhé!

– Phương pháp gieo hạt: Chọn mua hạt giống tại các cửa hàng uy tín. Rải hạt đều lên mặt đất. sau đó lấp thêm một lớp đất mỏng lên trên và cuối cùng là một lớp nilon hay màng bọc thực phẩm phủ lên.

Thông thường sau khi gieo hạt khoảng 1 tháng thì hạt bắt đầu nảy mầm. Khi đó, bỏ lớp màng bọc đi và tưới thêm nước cho cây.  

– Phương pháp giâm cành: đây là phương pháp tương đối nhanh chóng, dễ dàng và không đòi hỏi kỹ thuật cao. Bạn chỉ cần dùng dao bén cắt một đoạn dài khoảng 10 -15cm từ cây xương rồng mẹ.

Đặt đoạn cành giâm mới cắt ở nơi khô ráo để vết cắt khô đi, sau đó đem trồng vào chậu, tưới nước, chăm sóc cho đến khi cành giâm ra rễ và phát triển.

#3 Cách chăm sóc cây xương rồng cảnh

1. Tưới nước

1. Chuẩn bị đất trồng

Đây là loài cây chịu hạn tốt và không ưa môi trường nhiều nước, vì thế bạn không cần tưới nước quá thường xuyên. Chỉ cần tưới khi thấy lớp đất quanh gốc cây bị khô.

Vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa thì bạn nên tưới nhiều hơn bình thường, nhưng vẫn đảm bảo không tưới quá sũng nước dễ làm cây bị úng.

2. Ánh sáng

Cây xương rồng là loài cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng nhẹ vào buổi sáng. Để cây phát triển tốt bạn nên đảm bảo cây nhận được ít nhất 6h sáng mỗi ngày và tránh ánh nắng quá gắt vào buổi trưa.

3. Nhu cầu phân bón

Cây xương rồng không có nhu cầu phân bón cao như một số loại cây trồng khác, tuy nhiên bạn cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng cho chúng định kỳ để đảm bảo cây khỏe mạnh và đặc biệt là ra hoa đẹp.

Ngoài bón các loại phân hữu cơ thì bạn cũng nên bón thêm phân NPK. Tùy vào từng chu kỳ sinh trưởng của cây là chọn loại phân NPK thích hợp như:

Khi cây còn non, bạn có thể bón NPK 16-16-8, 20-20-20.

Giai đoạn cây phát triển, thì có thể bón NPK 18-19-30, 20-30-20.

Khi cây ra hoa, bạn có thể bón NPK 6-3-3-, 10-60-10.

4. Phòng ngừa sâu bệnh

Tất cả các loại xương rồng đều có thể dễ bị sâu bệnh tấn công bao gồm: rệp sáp, vảy, nấm và nhện đỏ. Bạn có thể dùng tăm bông và nước để rửa sạch những vùng bị sâu bệnh tấn công.

#4 Ý nghĩa của cây xương rồng

Cây xương rồng mang ý nghĩa biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, bền bỉ, bất chấp những khắc nghiệt của thiên nhiên chúng vẫn sinh sôi, nảy nở, đơm hoa kết trái. 

Hình ảnh cây xương rồng con mang ý nghĩa đại diện cho những con người mạnh mẽ với ý chí phấn đấu luôn vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn nhất để tìm ra hướng đi cho mình. 

Trong tình yêu, hoa Xương Rồng mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu bền bỉ, bất diệt, nồng nàn thủy chung bất chấp sự ngăn cấm, khó khăn.

Ý nghĩa của cây xương rồng

Cây xương rồng bên ngoài nhìn thấy gai góc, khô khan nhưng ẩn chứa bên trong lại rất mềm yếu cũng giống như một số người có vẻ nhìn đáng sợ nhưng sâu trong tâm hồn họ là người giàu tình cảm và lòng nhân ái. 

Trong phong thủy, người ta cho rằng nếu đặt cây xương rồng ở trước cửa có thể ngăn chặn những luồng khí âm để tránh xâm nhập vào trong nhà.

#5 Công dụng của cây xương rồng

Cây trang trí: những chậu xương rồng nhỏ nhắn, xinh đẹp cùng với đặc điểm dễ chăm sóc, làm cho loài cây này trở thành một trong những loài cây cảnh trang trí trong nhà được yêu thích và phổ biến nhất. 

Dùng làm quà tặng: như đã nói phần trên, cây xương rồng mang nhiều ý nghĩa với đời sống, tình cảm và trong phong thủy. Vì thế đây là món quà tuyệt vời để bạn dành tặng cho những người thân yêu.

Công dụng chữa bệnh: bên cạnh công dụng được sử dụng như một loại cây cảnh trang trí thì loài cây này còn mang nhiều lợi ích trong y học. Những tác dụng chữa bệnh của xương rồng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua ở nhiều khu vực khác trên thế giới.

Một số tác dụng của cây xương rồng đối với sức khỏe như:

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn