Độ dẫn điện EC và tổng chất rắn hòa tan TDS trong thủy canh

Chỉ số TDS và EC của dung dịch thủy canh

#1 Độ dẫn điện (EC) là gì?

Độ dẫn điện của dung dịch là thước đo khả năng dẫn điện của chất điện li. Độ dẫn điện (EC) được biết đến trong nghề nông như một phương pháp đơn giản và dễ hiểu để xác định sức khỏe tổng thể của đất trồng của họ. 

Với tính năng dẫn điện, có thể kiểm tra được sự cân bằng và chất lượng của các chất dinh dưỡng trong nước hoặc trong đất. Trong một số trường hợp, phương pháp này cũng có thể cho biết bạn cần cung cấp một lượng chất dinh dưỡng là bao nhiêu (với con số gần đúng).

đo độ dẫn điện EC của dung dịch dinh dưỡng thủy canh

Độ dẫn điện (EC) trong thủy canh

Khả năng dẫn điện là chỉ số quan trọng trong một hệ thống thủy canh vì các chất dinh dưỡng các dung dịch thủy canh thường chứa một lượng lớn muối khoáng. Kết quả là, độ dẫn điện có thể được sử dụng để tính toán lượng chất dinh dưỡng có sẵn trong dung dịch. 

Độ dẫn điện có một số hạn chế. Ví dụ, nó không thể luôn được sử dụng để tính toán các thành phần không ion trong dung dịch dinh dưỡng. Do đó, phương pháp này không thể được sử dụng cho cây trồng được bón các chất hữu cơ, vì trong những trường hợp này, cường độ dung dịch có thể cao hơn lượng hiển thị của độ dẫn điện.

#2 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) là gì?

Trong thủy canh nói riêng và làm vườn nói chung, tổng chất rắn hòa tan (TDS) là thước đo số lượng của các chất rắn như: muối, anion, cation, kim loại và khoáng chất có trong nước. 

Tổng chất rắn hòa tan được đo bằng phần triệu (ppm). Chỉ số này quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ pH và tổng hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của cây trồng thủy canh.

Đo mức TDS trong bể làm vườn thủy canh có thể giúp người làm vườn biết khi nào họ cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây.

Để đo mức TDS, những người làm vườn thường sử dụng máy đo cầm tay không thấm nước có sẵn trong các cửa hàng bán dụng cụ làm vườn. Các máy đo này sử dụng độ dẫn điện để đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước.

Mức TDS tăng cao có thể có hại vì quá nhiều magie và canxi có thể lấy đi các chất dinh dưỡng khác của cây. Người làm vườn có thể sử dụng chất làm mềm nước để giải quyết vấn đề này. Các loại cây thường yêu cầu tổng chất rắn hòa tan nhiều hơn bao gồm bông cải xanh, bắp cải, bạc hà, cà chua, rau bina và dâu tây.

#3 Tại sao EC và TDS lại quan trọng trong thủy canh?

Bây giờ chúng ta hiểu rằng EC & TDS quan trọng vì chúng cho chúng ta biết có bao nhiêu ‘thứ’ trong dung dịch thủy canh của bạn hoặc bao nhiêu chất dinh dưỡng có sẵn cho cây trồng của bạn. 

Bên cạnh đó hai chỉ số này còn cho bạn biết nhiều hơn về chất lượng của dung dịch thủy canh của bạn.

Chất lượng nguồn nước để pha dung dịch

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, chỉ số EC và TDS cho bạn những gì trong nguồn nước của bạn. Mức EC / TDS cao trong nguồn nước của bạn có thể khiến các chất dinh dưỡng không thể hòa tan tối đa hoặc chúng sẽ phản ứng với các chất rắn trong nguồn nước.

Điều này thường dẫn đến dung dịch thủy canh của bạn thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho khu vườn của bạn.

Chất lượng nước ảnh hưởng đến dung dịch thủy canh

Mặc dù bạn có sử dụng nguồn nước có chỉ số TDS dưới 300, nhưng tốt nhất bạn nên sử dụng bộ lọc, đặc biệt là  hệ thống thẩm thấu ngược để đảm bảo nguồn nước tinh khiết nhất để tạo ra một dung dịch dinh dưỡng thủy canh tốt nhất cho cây trồng.

#4 Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng thủy canh

Mỗi loại cây khác nhau sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khác nhau.

ví dụ: cà chua có hấp thụ tốt dinh dưỡng trong điều kiện chỉ số EC của dung dịch ở khoảng 2,0-5,0. Nhưng đối với dưa chuột chỉ có thể phát triển tốt trong dung dịch có chỉ số EC từ 1,8 đến 2,0.

Hầu hết các chất dinh dưỡng thủy canh chỉ đưa ra một khuyến nghị chung, không hoàn toàn lý tưởng cho mọi cây trồng. Nếu bạn không nắm rõ các chỉ số EC và TDS khu vườn của bạn sẽ không thể cho kết quả như mong đợi.

Tỷ lệ hấp thụ dinh dưỡng ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây trồng

Bên cạnh việc mỗi loại cây trồng thủy canh khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau thì chúng cũng giống như con người chúng ta, cần lượng thức ăn khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển.. 

Ở một thời điểm khác nhau trong quá trình sinh trưởng của cây trồng chúng cũng có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Chỉ số EC và TDS cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng ở các giai đoạn này.

chu kỳ sinh trưởng của cây trồng thủy canh

Ví dụ: các khuyến nghị chung cho một loại cây nhất định trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau có thể trông giống như sau:

Thời gian gieo hạt / nảy mầm: EC = 0,7 – 0,9
Thời gian tăng trưởng sinh dưỡng: EC = 0,9 – 1,4
Thời gian ra hoa / Quả: EC = 1,4 – 2,0

Việc điều chỉnh điều các chỉ số này cần nhiều thời gian và công sức của người làm vườn. Nhưng nếu bạn là một người canh tác thương mại thì đây là công việc không thể bỏ qua và xem nhẹ để đảm bảo một mùa vụ thành công.

#5 Duy trì EC / TDS cho khu vườn thủy canh

Phần phức tạp của EC và TDS là hiểu điều gì đang thực sự diễn ra khi bạn đo lường hoặc điều chỉnh các chỉ số này. Khi bạn đã nắm rõ cách thức hoạt động và ý nghĩa thực sự của chúng thì việc đo và điều chỉnh chúng rất dễ dàng. 

Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể sử dụng để duy trì mức độ EC và TDS thích hợp với cây trồng và hệ thống của bạn.

Cách duy trì độ Ec và TDS trong dung dịch thủy canh

Đầu tiên

Đầu tiên và quan trọng nhất – bạn cần có một máy đo chất lượng. Bạn có thể tìm và mua một chiếc máy mà bạn tìm thấy trên mạng.

Thứ 2

Đảm bảo rằng máy đo EC của bạn sạch sẽ và được hiệu chuẩn và bạn đã cài đặt chính xác trước khi đo. Vệ sinh máy đo bằng nước cất hoặc nước lọc sau mỗi lần đo.

Thứ 3

Luôn sử dụng nước lọc thẩm thấu ngược hoặc nước cất để dùng cho dung dịch dinh dưỡng của bạn. Nếu điều này là không thể, ít nhất hãy bắt đầu với những nguồn nước có EC càng gần 0 càng tốt.

Thứ 4

Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của cây bạn là gì, và lưu ý rằng cây non cần ít hơn nhiều so với cây đã trưởng thành.

Thứ 5

Đừng kiểm tra dung dịch của bạn trong thời gian quá lâu mà hãy kiểm tra thường xuyên. Khi bạn kiểm tra dung dịch và thấy rằng chỉ số EC đã giảm xuống dưới mức tối ưu thì cần xử lý ngay. 

Lưu ý: hãy nhớ rằng cây của bạn chỉ mới hấp thụ các chất dinh dưỡng mà chúng cần. Vì thế vẫn còn nhiều chất khác trong dung dịch của bạn, vì vậy nếu bạn thêm nhiều chất dinh dưỡng vào có thể sẽ gây hại cho cây của bạn. 

Lời khuyên là, đổ bỏ dung dịch cũ và thay thế bằng một mẻ dung dịch mới.

Thứ 6

Cuối cùng, hãy theo dõi mức EC của bạn ít nhất hàng ngày. Kiểm tra hàng ngày và kiểm tra khu vườn của bạn có bất kỳ dấu hiệu trục trặc nào không.

Thừa hoặc thiếu một số chất dinh dưỡng sẽ làm cho cây trồng có biểu hiện lạ như các ngọn và mép lá cây của bạn chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu, và chúng sẽ trở nên khô và giòn. Đây là những dấu hiệu cho biết cây trồng bị ảnh hưởng do nguyên nhân độ EC và TDS của dung dịch dinh dưỡng không thích hợp. Bạn nên chú ý điều này để hoạt động trồng rau thủy canh của bạn cho kết quả tốt nhất.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn