Nếu bạn đang có ý định trồng một vườn rau tại nhà, hoặc bạn đã có một vườn rau và tự hỏi loại đất trồng rau tốt nhất là gì? Bài viết này, AZ Farming xin chia sẻ những kiến thức chuẩn bị đất trồng rau tại nhà cho những người mới bắt đầu và cả những ai muốn cải tạo đất trồng cho khu vườn hiện tại của mình.
Những công việc như bổ sung các chất dinh dưỡng và thay đổi tỷ lệ các thành phần trong đất hay thay đổi độ pH đất phù hợp cho rau có thể giúp vườn rau của bạn phát triển tốt hơn. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về việc chuẩn bị đất cho vườn rau tại nhà của mình nhé!
#1 Chuẩn bị đất trồng rau tại nhà
Một số yêu cầu về đất đối với các loại rau là tương đối giống nhau. Đôi khi có những loại rau yêu cầu loại đất trồng đặc biệt, tuy nhiên những loại rau không phổ biến. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào các yêu cầu chung về đất cho đại đa số các loại rau.
Nhìn chung, đất trồng rau là loại đất yêu cầu khả năng thoát nước tốt và tơi xốp. Nó không nên quá nặng (như loại đất sét ) hoặc đất có kết cấu rời rạc (như đất cát).
Hầu hết các loại rau đều phát triển tốt nhất trên đất thịt hoặc đất mùn giàu dinh dưỡng. Cải tạo đất bằng phân trộn và các chất xây dựng đất khác như lá cây vụn là một cách để dần dần xây dựng đất sản xuất.
#2 Yêu cầu chung đối với đất trồng rau
AZ Farming khuyến nghị trước khi chuẩn tiến hành trồng rau tại nhà, bạn nên kiểm tra xem liệu đất của bạn có thiếu chất gì trong danh sách được liệt kê dưới đây không. Dưới đây là những chất cần thiết phải có trong thành phần của đất, để đảm bảo cây rau phát triển và cho chất lượng tốt nhất.
Chất hữu cơ
Tất cả các loại rau đều cần một lượng chất hữu cơ trong đất để chúng phát triển tốt nhất. Chất hữu cơ phục vụ cho nhiều mục đích. Quan trọng nhất là nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng để sinh trưởng và phát triển.
Thứ hai, chất hữu cơ “làm mềm” đất tạo điều kiện cho rễ cây rau có thể dễ dàng ăn sâu vào đất hơn. Chất hữu cơ cũng hoạt động giống như bọt biển nhỏ trong đất và cho phép đất trồng của bạn giữ ẩm tốt hơn.
Có thể bổ sung vật liệu hữu cơ vào đất từ phân trộn hoặc phân đã ủ hoại mục, hoặc thậm chí kết hợp cả hai.
Nitơ, Phốt pho và Kali
Khi làm đất cho vườn rau, 3 khoáng chất này là chất dinh dưỡng cơ bản mà tất cả các cây trồng cần. Chúng còn được gọi chung với cái tên là NPK. Trong khi những vật liệu hữu cơ cũng có thể cung cấp những chất dinh dưỡng này. Nhưng đa số bạn cần bổ sung thêm tỷ lệ khoáng chất này bằng phân bón hóa học. Đôi khi bạn cần phải điều chỉnh tỷ lệ của từng khoáng chất riêng lẻ tùy thuộc vào từng loại đất của bạn.
♦ Để bổ sung nitơ, hãy sử dụng phân bón NPK có tỷ lệ nitơ cao (ví dụ NPK 10-2-2) hoặc chất bổ sung hữu cơ như phân chuồng hoặc cây cố định nitơ .
♦ Để bổ sung phốt pho, hãy sử dụng phân bón NPK có tỷ lệ photpho cao (ví dụ: NPK 2-10-2) hoặc chất bổ sung hữu cơ như bột xương hoặc phốt phát đá.
♦ Để bổ sung thêm kali , hãy sử dụng phân bón NPK có tỷ lệ kali cao (ví dụ: NPK 2-2-10) hoặc chất bổ sung hữu cơ như bồ tạt, tro gỗ hoặc rau xanh.
Các nguyên tố vi lượng
Các loại rau cũng cần nhiều chất khoáng vi lượng và chất dinh dưỡng để phát triển tốt và đạt năng suất cao. Các khoáng vi lượng cần thiết cho cây rau như: Boron, Đồng, Clorua, Mangan, Canxi, Molypden, Kẽm
#3 Độ pH của đất trồng rau tại nhà
Mặc dù yêu cầu về độ pH chính xác đối với các loại rau khác nhau có đôi chút khác nhau. Nhưng nhìn chung, đất trong vườn nên rơi vào khoảng 6 và 7. Nếu đất trong vườn rau tại nhà của bạn vượt quá mức khoảng pH trên, bạn sẽ cần phải giảm độ pH của đất. Nếu đất trong vườn của bạn có độ pH thấp hơn nhiều con số 6, bạn sẽ cần phải nâng độ pH của đất vườn rau của mình.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về đất trồng rau tại nhà dành cho những ai có nhu cầu làm vườn tại nhà. Nếu có thắc mắc hoặc khó khăn trong việc trồng rau tại nhà bạn có thể liên hệ với AZ Farming để được tư vấn kỹ hơn nhé!
Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.