Nuôi Thỏ (các giống thỏ, cách nuôi và chăm sóc)

kỹ thuật nuôi thỏ

Nuôi Thỏ từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong ngành chăn nuôi ở nước ta. Thịt thỏ cung cấp một nguồn protein chất lượng, lông thỏ cũng được tận dụng cho một số ngành công nghiệp khác. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về kỹ thuật nuôi thỏ để bà con nông dân có thể tham khảo.

Ưu điểm của việc nuôi thỏ

Chi phí nuôi thỏ thấp phù hợp cho những ai muốn thử nghiệm nuôi thỏ hoặc có vốn đầu tư ban đầu hạn chế. 

Có thu nhập nhanh chóng, trong vòng sáu tháng sau khi thả giống bạn có thể có doanh thu từ việc bán thỏ.

Thỏ có khả năng sinh sản cao, một con cái có sức khỏe tốt có thể sinh từ 25 đến 30 con non) mỗi năm.

 

lợi ích khi nuôi thỏ

Thỏ có thể được nuôi thành từng nhóm nhỏ trong vườn bếp hoặc sân sau để tận dụng nguồn thức ăn thừa từ gia đình. Không cần quá nhiều diện tích đất để bắt đầu chăn nuôi thỏ.

Ngoài việc nuôi thỏ lấy thịt, chúng còn mang lại lợi nhuận từ việc bán lông, con giống và phân thỏ.

Thịt thỏ rất giàu axit béo không bão hòa và được xếp vào nhóm thịt trắng rất tốt cho sức khỏe.

 

Các giống thỏ phổ biến

Có rất nhiều giống thỏ trên khắp thế giới có năng suất cao. Trong số đó có một vài giống rất thích hợp điều kiện khí hậu thời tiết của nước ta. Một số giống phổ biến ở nước ta như:

 

» Các giống thỏ lấy thịt: giống thỏ này lông ngắn, cứng, chóng lớn, nặng cân, cho thịt nhiều. Các giống phổ biến hiện nay là thỏ trắng New Zealand, thỏ California, thỏ Mỹ, Thỏ Pháp khổng lồ, thỏ Panon, thỏ ta.

» Các giống thỏ lấy lông: giống thỏ chuyên cho lông, chúng nhẹ cân (2,5-3,5 kg), lông mềm, dài, mọc liên tục, mỗi năm cắt 4-5 lần. Tiêu biểu cho nhóm giống này là thỏ Angora, thỏ Jersey lông dài.

» Các giống thỏ kiểng: giống thỏ có hình thù và màu sắc lông đặc biệt, có ngoại hình dễ thương và chúng còn có tính tính hiền lành, sống được trong môi trường căn hộ: Các giống thỏ thông dụng làm kiểng thư thỏ tai cụp, thỏ sư tử, thỏ ánh bạc, thỏ lưu ly.

 

Kỹ thuật nuôi thỏ 

1. Chuẩn bị chuồng

Chuồng nuôi thỏ có thể làm bằng nhiều vật liệu sẵn có khác nhau như: sắt, nhựa, gỗ, tre, nứa, lưới sắt… đối với tre gỗ thì bạn cần đảm bảo được phải bố trí sao cho thỏ không gặm mòn được. 

Kích thước chuồng hợp lý là mỗi ô dài 90cm, cao chừng 50cm, rộng 60cm. Chuồng nên cách mặt đất tối thiểu là 50cm. Mỗi chuồng bạn có thể làm nhiều ô và mỗi ô chỉ nhốt 1 hoặc nhốt chung từ 4 – 6 con vào một chuồng đều được. 

Đáy chuồng phải nhẵn, phẳng, êm, ít thấm nước, có khe hở, lỗ thoát phân, nước tiểu, dễ tháo lắp và làm vệ sinh.

 

cách làm chuồng nuôi thỏ

Trong mỗi ô lồng bố trí một giá để thức ăn xanh, một máng thức ăn tinh bột và máng uống nước. Các máng này tốt nhất là làm từ vật liệu như sành, sứ hoặc tôn.

Vị trí làm chuông phải đảm bảo thông thoáng sạch sẽ, chống gió lùa, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, dễ dàng quét dọn vệ sinh.

 

2. Thức ăn cho thỏ

Thức ăn phù hợp sẽ đảm bảo những chú thỏ của bạn có sức khỏe tốt và tăng trưởng nhanh. Vì vậy, hãy luôn cố gắng cho thỏ ăn thức ăn chất lượng và giàu dinh dưỡng.

Thỏ có thể ăn và tiêu thụ tất cả các loại ngũ cốc, rau, củ, các loại đậu và cả thức ăn thô xanh… Trường hợp nuôi thỏ bằng các loại thức ăn tinh bột thì bạn cũng nên cố gắng cung cấp cho chúng một ít thức ăn thô xanh.

 

thức ăn cho thỏ

Đối với 1 kg thể trọng của thỏ, bạn có thể cho chúng ăn khoảng 40 gam thức ăn tinh và 40 gam thức ăn thô xanh.

Thức ăn cho thỏ cần được đảm bảo sạch sẽ. Bạn không nên cho chúng ăn thức ăn ở những nơi người ta chăn thả gia súc để tránh giun sán.

Cũng không được cho thỏ ăn thức ăn đã bị nấm mốc, lên mèn. Thỏ dễ bị trướng bụng, tiêu chảy.

 

3. Nước uống cho thỏ

Bên cạnh thức ăn bổ dưỡng, cần cố gắng cung cấp đủ lượng nước sạch theo nhu cầu từng con thỏ. Thỏ đực giống và thỏ đang mang thai uống hơn 0,5 lít nước một ngày. Còn thỏ đang nuôi con cần đến hơn 1 lít nước mỗi ngày để có thể tiết được nhiều sữa nuôi con.

 

4. Các loại bệnh thường gặp ở thỏ

Thỏ thường hay mắc các bệnh như ghẻ, tụ cầu trùng, nấm, bại liệt, trướng bụng đầy hơi,… Do đó bạn cần có những biện pháp phòng ngừa các bệnh này kịp thời.

Ghẻ là bệnh thỏ hay mắc phải nhất. dấu hiệu nhận biết là có vảy sần sùi ở trên vành tai, lỗ tai, ở sống mũi, mí mắt,….Lúc này bạn cần tiêm thuốc có đuôi mectin như Hanmectin, Ivermectin dưới da gáy 1 lần cho thỏ từ 2 tháng tuổi với liều 0,5 ml/2 kg thể trọng.

Bạn cần kiểm tra mỗi tháng 2 lần để có thể biết được dấu hiệu của bệnh và chữa trị càng sớm các tốt.

 

Cách nhân giống thỏ

Nhân giống là một phần quan trọng trong hoạt động nuôi thỏ, vì thế bạn cần nắm rõ thời gian sinh trưởng của thỏ. Thỏ đực trưởng thành vào tháng thứ bảy và thỏ cái trưởng thành vào tháng thứ sáu và sẵn sàng giao phối.

Cho thỏ giao phối nên được thực hiện vào thời gian mát mẻ như vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Sau khi giao phối xong cần cung cấp nước cho cả thỏ đực và thỏ cái. Để biết kết quả phối giống, thực hiện khám thai cho thỏ cái sau ngày 15–20 kể từ khi phối giống.

 

nhân giống thỏ

Thời gian mang thai của thỏ cái từ 28 đến 32 ngày. Trong thời gian thỏ chửa cần cho ăn thức ăn nhiều vitamin A, D, E và tăng cường thức ăn giàu protein để thỏ dưỡng thai tốt.

Con cái mang thai có dấu hiệu nhổ lông trên cơ thể của mình để làm tổ cho con non,hành động này xuất hiện khoảng 1-2 ngày trước khi sinh.

 

Cách chăm sóc thỏ con

Thỏ con không có lông và chưa mở mắt khi mới sinh ra. Sau đẻ 15 giờ mới bắt đầu bú mẹ, trong 18 ngày đầu thỏ sống và phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Thỏ con bắt đầu mọc từ ngày thứ tư và đến ngày thứ mười thì trẻ bắt đầu mở mắt.

Thường xuyên kiểm tra thỏ con bú no hay không, nếu thỏ bú no thì da căng, phẳng, nằm yên tĩnh trong ổ ấm, nếu thỏ đói thì da sẽ nhăn nheo và nằm cựa quậy liên tục.

 

cách chăm sóc thỏ con

Thỏ con thường cai sữa khi được 30 ngày tuổi. Sau khi cai sữa cho chúng ăn 1-2 lần một ngày từ 12-20 ngày tiếp theo. Và đến ngày thứ 30 kể từ khi thỏ con cai sữa hãy tách chúng ra khỏi mẹ. Thỏ con phải được cho ăn thức ăn thô xanh, rau, củ… sau khi tách khỏi thỏ mẹ.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về kỹ thuật nuôi thỏ cho người mới bắt đầu. Hãy tiếp tục đồng hành cùng AZ Farming vì một nền nông nghiệp xanh sạch nhé!

Kỹ thuật nuôi dê

Kỹ thuật nuôi chim cút

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn