Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Phân Hữu Cơ

phân hữu cơ

Phân hữu cơ hay còn gọi là phân trộn, là loại phân bón làm từ chất hữu cơ đã bị phân hủy. Bất kỳ chất thải hữu cơ nào có sẵn đều có thể được sử dụng để làm phân hữu cơ. Chất thải từ động vật, xác thực vật, lá khô, than bùn… đều được sử dụng làm nguyên liệu ủ để tạo phân trộn.

Tổng quan về phân hữu cơ?

Phân hữu cơ giúp cải tạo đất. Phân trộn là một chất ổn định giúp cải thiện chất lượng của đất mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc hóa học, vật lý và sinh học của đất. 

Định nghĩa phân hữu cơ

Phân hữu cơ là phân chứa hợp chất dinh dưỡng mà các thành phần chủ yếu là từ các chất hữu cơ. Phân thường được làm từ phân động vật, than bùn, phế phẩm nông nghiệp (lá, cành, tro,…) hoặc là từ rác thải.

vật liệu làm phân hữu cơ

Những lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng phân trộn trong thực hành nông nghiệp là:

  • Giảm chi phí cải tạo đất trồng
  • Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh
  • Giảm tỷ lệ sử dụng phân bón hóa học trong hoạt động nông nghiệp
  • Tận dụng các nguồn tài nguyên sẵn có trong tự nhiên

 Làm thế nào để phân hữu cơ thay đổi tính chất vật lý của đất?

Phân hữu cơ cải thiện các đặc tính vật lý của đất theo những cách sau:

  • Xới đất với phân trộn giúp đất tơi xốp giảm mật độ của đất. Nó cũng cải thiện khả năng xâm nhập rễ của cây trồng và hạn chế cỏ dại mọc trong các loại đất nặng.
  • Liên kết nước với thành phần hữu cơ, do đó làm tăng khả năng giữ nước của đất.
  • Hàm lượng hữu cơ luôn giữ cho bề mặt đất ẩm hoặc ướt để làm tăng năng suất của đất.
  • Các loại nấm trong phân trộn giúp kết dính đất thành những mảnh vụn giúp đất không bị xói mòn.
  • Phân trộn làm thoáng khí cho đất, tức là nó cung cấp oxy cần thiết cho rễ phát triển tốt hơn.
  • Phân hữu cơ cũng được sử dụng làm lớp phủ ngăn ngừa sự biến động nhanh chóng của nhiệt độ đất.

Các loại phân hữu cơ bản

  • Phân hữu cơ truyền thống: Có nguồn thành phần chủ yếu tạo nên loại phân này là chất thải từ động vật, phế phẩm nông nghiệp, phân xanh, chất độn…. Hàm lượng hữu cơ chiếm hơn 22%.
  • Hữu cơ vi sinh: Nguồn thành phần cũng như phân hữu cơ truyền thống nhưng sản phẩm tạo ra sẽ chưa một nhiều vi sinh có lợi cho rau, chúng sẽ hoạt động ngay sau khi phân được bón vào đất.
  • Phân hữu cơ sinh học: Thành phần chính cũng giống như phân hữu cỡ vi sinh đôi khi có thêm chút than bùn nhưng phân được tạo ra theo công thức và quy trình sản xuất công nghiệp. Sản phẩm sẽ chứa các hợp chất sinh học như: Humin, Axit Amin, Axit Humic và các hợp chất khác,…
  • Hữu cơ khoáng: Được tạo ra là từ phân hữu cơ sinh học nhưng được trộn lẫn với phân vô cơ. Hàm lượng hữu cơ chiếm >15%, hàm lượng NPK ≥ 8%.

Thành phần hóa học của phân trộn là gì?

Thông thường thành phần hóa học cho biết hàm lượng dinh dưỡng của các nguyên tố Nitơ, Photpho, Kali sẵn có trong phân trộn. Độ dinh dưỡng trung bình từ phân trộn của trang trại hiện nay là là 0,5% N, 0,15% P₂O₅ và 0,5% K₂O.

 

Làm thế nào để tăng giá trị dinh dưỡng của phân?

Cách đơn giản để tăng giá trị dinh dưỡng của phân trộn là bổ sung phân supe lân hoặc photphat từ 10 đến 15 kg vào nguyên liệu ủ thô trước khi tiến hành ủ phân.

 

Quá trình ủ phân là gì và tại sao cần nó ?

Ủ phân là quá trình làm phân hủy chất hữu cơ một cách tự nhiên do sự hiện diện của các vi sinh vật trong các điều kiện môi trường được kiểm soát. 

cách ủ phân hữu cơ

Việc ủ phân là rất cần thiết vì những lý do sau:

  • Giúp phân hủy các hợp chất hóa học phức tạp có trong vật liệu sinh học.
  • Chuyển đổi các vật liệu phức tạp thành các nguyên tố vô cơ đơn giản và cung cấp chúng dưới dạng chất dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Việc ủ hoặc phân hủy chất thải trước khi sử dụng cho cây trồng là rất cần thiết.

kỹ thuật ủ phân hữu cơ

Kỹ thuật ủ nổi

Áp dụng với phân bắc, phân chuồng là tốt nhất, khi ủ cần kết hợp với một trong các loại sản phẩm vi sinh như: Super lân Lâm Thao tỷ lệ 5%, chế phẩm EM thứ cấp (tỷ lệ 1-1,5 lít, dung dịch nồng độ 1-5% tưới cho 1-2 tạ phân chuồng), phân vi sinh Sông Danh (tỷ lệ 2-3%), Bi o-Plant (5ml/20lit nước trộn 1 tấn phân) hoặc chế phẩm Penac PR (5-10 gói/tấn phân).

Trộn đều các nguyên liệu với nhau, dồn thành đống cao 1,5-2m, đường kính tùy thuộc số lượng phân đem ủ.

Nén chặt, phủ một lớp bùn nhão kín toàn bộ đống phân, phái trên đỉnh đống phân để thừa một lỗ hình tròn đường kính 20-25cm để đổ nước phân bổ sung, nước dải (15-20 ngày/lần), che chắn cho đống phân ủ bằng xác hữu cơ hoặc nilon.

Sau 50-60 ngày vụ đông hoặc 40-50 ngày vụ hè đống phân này sẽ hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, còn ít mùi hôi thối, lúc này mang bón cho cây trồng rất tốt.

Kỹ thuật ủ phân xanh

Yêu cầu phân men là phân chuồng tươi tỷ lệ 15-20% kết hợp với một trong các chế phẩm vi sinh như Chế phẩm EM, phân vi sinh Sông Danh tỷ lệ 3-5%, Penac PR hoặc Bio-Plant (tỷ lệ như trên).

Thu gom lá cây xanh chặt thành các đoạn dài 30-40cm, mang phơi héo để giảm thể tích, dồn thành từng lớp dày 0,5-0,6m rắc lên lớp phân men, tưới thêm nước phân chuồng, nước để đảm bảo độ ẩm đống phân 75-80%, rồi nén chặt.

Dùng bùn nhão trát kín toàn bộ đống phân, để lại một lỗ tưới nước ở đỉnh đống phân, cứ mỗi 15-20 ngày lại tưới bổ sung một lần để duy trì độ ẩm sau đó trát kín lại.

Sau 35-40 ngày ủ, đảo đều đống phân, tưới thêm nước cho đủ ẩm, lại nén chặt, rồi trát bùn kín, khoảng 25-30 ngày nữa phân sẽ hoàn toàn hoai mục và dùng được.

 

Kỹ thuật ủ chìm

Đào cái hố ủ ở chỗ đất cao ráo: sâu 1,0-1,5m, đường kính hố ủ: 1,5-3m hoặc tùy lượng phân ủ. Tất cả phần chìm của hố bao gồm cả đáy được lót bằng nilon hoặc lá chuối tươi để chống nước phân chảy đi hoặc nước ngầm xâm nhập.

Tiến hành ủ phân xanh, phân chuồng, phân bắc vào hố đã chuẩn bị, cách làm như trình bày ở phần trên.

Phân hữu cơ sau khi ủ yêu cầu phải tơi xốp, có màu nâu đen, không còn mùi hôi thì mới đạt yêu cầu. Dùng bón trực tiếp cho cây trồng tỷ lệ 5-10 tạ/sào Bắc bộ 360m2, có thể dùng bón lót hoặc bón thúc đều rất tốt.

 

Những ưu điểm chính của việc làm phân hữu cơ

Một số ưu điểm của việc làm phân hữu cơ trong hoạt động nông nghiệp bao gồm:

  • Giảm ô nhiễm môi trường do các chất thải hữu cơ mang lại
  • Giảm chi phí trong hoạt động trồng trọt
  • Làm phân bón và kháng sinh cho cây trồng
  • Giúp tăng năng suất cây trồng từ đó cải thiện thu nhập của nông dân
  • Bảo vệ đất về mọi mặt và cải thiện chất lượng của đất trong khoảng thời gian dài
  • Giữ độ ẩm cho đất và giảm chi phí tưới tiêu
  • Giảm khối lượng chất thải ra môi trường
  • Điều hòa đất và ngăn chặn đất bị xói mòn
  • Phân trộn giúp phá hủy các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi có trong không khí
  • Sử dụng phân trộn làm giảm nhu cầu phân bón hóa học
  • Những khu vườn nhỏ, có thể sử dụng phân trộn làm lớp phủ và do đó giảm chi phí thu được các vật liệu làm lớp phủ khác.

Nhược điểm nào của việc sử dụng phân hữu cơ

Theo quan sát, việc sử dụng phân trộn trong quá trình canh tác có những hạn chế vì những lý do sau:

  • Cồng kềnh khó vận chuyển từ khu vực sản xuất đến khu vực đất trồng trọt.
  • Tổng hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ thấp khi so sánh với các loại phân hóa học khác.
  • Phân trộn giải phóng chất dinh dưỡng từ từ vào đất và do đó cây cần nhiều thời gian để nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết, điều này cản trở sự phát triển của cây trong giai đoạn đầu.
  • Khi phân trộn được tạo ra từ chất thải công nghiệp và rác thải đô thị thì sẽ có nguy cơ phân trộn bị ô nhiễm kim loại nặng. Sự hiện diện của các kim loại này có thể là nguyên nhân gây lo ngại trong quá trình sản xuất cây lương thực.
  • Việc sử dụng quá nhiều phân trộn trong thời gian dài có thể gây tích tụ muối, chất dinh dưỡng và kim loại trong đất, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và các yếu tố môi trường khác (đất, nước, sức khỏe động vật và con người).

phân hưu cơ là gì


Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản và những ưu nhược điểm khi sử dụng phân hữu cơ trong hoạt động nông nghiệp. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Az Farming vì một nền nông nghiệp xanh sạch nhé!

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn