4 sự cố thường gặp trong khu vườn thủy canh

4 sự cố thường gặp khi trồng cây thủy canh

Người trồng cây thủy canh có kinh nghiệm đến đâu cũng có thể có nhiều trường hợp họ gặp vấn đề về cây trồng và cần khắc phục. 

Điều này khó khăn hơn nếu bạn là người mới, bởi vì bạn có thể chưa bao giờ đối mặt với những vấn đề này và tự hỏi làm thế nào họ có thể khắc phục chúng.

Ở đây chúng ta sẽ cùng xem xét một số vấn đề phổ biến xảy ra với cây trồng và cách bạn có thể giải quyết chúng. 

Các vấn đề phổ biến nhất của cây trồng thủy canh là gì? Một số vấn đề đến từ dịch bệnh, sâu bệnh, sai lầm của người làm vườn và một số vấn đề xảy ra đối với môi trường trong mô hình thuỷ canh của bạn.

Trong bài chia sẻ này, chúng ta sẽ xem xét từng vấn đề cụ thể và cách bạn có thể giải quyết chúng.

#1 Dịch bệnh gây hại cây trồng thủy canh

Một trong những vấn đề đáng sợ nhất mà người làm vườn phải đối mặt là dịch bệnh hại cây trồng. Khi gặp vấn đề này bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức để xử lý, đôi khi bạn nghĩ nhiều khả năng họ đang nghĩ đến việc vứt bỏ toàn bộ vụ mùa của mình.

dịch bệnh gây hại cây trồng thủy canh

Một người làm vườn cần phải hiểu rằng, bạn cần đảm bảo khu vườn thuỷ canh của bạn phải là một môi trường vô trùng, và ngay cả việc mặc quần áo bẩn cũng có thể gây ra một số bệnh cho cây trồng.

Điều tương tự cũng xảy ra đối với các mô thực vật bị hoại tử trong một hệ thống. Mô thực vật chết và bị thối rữa và là nơi khởi đầu lý tưởng cho vi khuẩn và mầm bệnh nguy hiểm cho khu vườn của bạn.

Dưới đây là những bệnh cây chính mà người trồng cần phải đề phòng:

Bệnh phấn trắng

Loại bệnh này làm kìm hãm sự phát triển của cây và làm giảm năng suất đáng kể cho khu vườn của bạn. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh phấn trắng là khi bạn nhìn lá của cây trồng bị bao phủ bởi những đốm trắng như thể ai đó đã phủ lên chúng một lớp bột trắng.

Giải pháp cấp tốc tốt nhất để khắc phục điều này là loại bỏ các lá bị nhiễm bệnh và đảm bảo có nhiều luồng không khí và giảm mức độ ẩm. Điều này giúp  cây trồng phát triển mạnh hơn, có thành tế bào dày hơn, và chính điều này đã ngăn không cho bệnh phấn trắng không thể tấn công sâu vào bên trong lá cây.

Bạn cũng có thể rửa sạch các bào tử trên lá, nhưng hãy nhớ đừng để cây trồng của bạn bị ướt quá lâu.

Bệnh sương mai

Loại nấm mốc này thường phổ biến hơn bệnh phấn trắng và thường được tìm thấy trên các loài thực vật có hoa. 

Dấu hiệu nhận biết là ngọn lá sẽ bị bao phủ bởi các mảng màu vàng; trong khi bên dưới sẽ có một lớp mờ mờ màu xám, tím hoặc xanh lam.

bệnh sương mai trên cây trồng thủy canh

Để ngăn chặn bệnh sương mai lan nhanh, bạn cần thực hiện các biện pháp như bệnh phấn trắng. Chẳng hạn như cắt tỉa lá và mô bị nhiễm bệnh, và đảm bảo cây có nhiều chỗ cho luồng không khí tốt.

Các cách ngăn ngừa bệnh hại cây trồng thủy canh

Phòng bệnh là cách chữa bệnh tốt nhất cho cây trồng. Không chỉ với hai loại bệnh phổ biến nêu trên mà còn nhiều bệnh khác nữa có thể tấn công cây trồng của bạn, vì thế phòng bệnh ngay từ đầu luôn là một lựa chọn thông minh.

Có một số điều bạn có thể làm để đảm bảo cây của bạn luôn sạch sẽ và khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh.

Quần áo sạch khi vào khu vườn thủy canh – Đảm bảo quần áo của người làm vườn sạch sẽ khi bước vào khu vườn là điều ít ai quan tâm nhất. Nhưng thực tế thì bệnh dịch rất dễ lây lan từ quần áo của bạn cho cây trồng.

Bào tử dịch bệnh có kích thước siêu nhỏ và có thể bám vào bất cứ thứ gì trước khi chúng tiếp xúc với cây trồng. Và cách tốt nhất để bắt đầu thực hành điều này là mặc quần áo sạch khi  làm việc trong vườn thủy canh của bạn.

Giữ khu vườn trồng trọt sạch sẽ – Giữ một khu vực trồng trọt sạch sẽ là điều quan trọng, cũng như đảm bảo mọi hệ thống thông gió hoạt động tốt và không có mảnh vụn thực vật bẩn hoặc chết nằm xung quanh. 

Bất kỳ dụng cụ nào cũng cần được lau sạch thường xuyên theo định kỳ và không được dính đất ở khu vực trồng trọt của bạn.

#2 Các vấn đề về tảo trong thủy canh

Các bào tử của tảo có kích thước cực nhỏ, chúng có thể xâm nhập vào khu vườn của bạn theo cách giống như các bào tử dẫn đến bệnh dịch đã nói trên. Và phương pháp thủy canh có các điều kiện hoàn hảo cho sự phát triển của tảo vì chúng rất giống với thực vật.

Đầu tiên: Nếu số lượng tảo quá lớn và bạn không xử lý kịp thời sẽ gây ra sự sụt giảm mức độ dinh dưỡng cho cây trồng, vì khi đó tảo đã sử dụng một phần lớn chất dinh dưỡng của bạn để chúng tăng trưởng. 

thứ hai: lượng oxy hòa tan bị giảm. Điều này có thể làm cho cây chết ngạt và sau đó bắt đầu có hiện tượng thối rễ.

Ngăn ngừa tảo trong thủy canh

Ngăn ngừa tảo có thể là một việc làm thường xuyên và kéo dài liên tục trong quá trình canh tác thủy canh, và thường tảo chỉ xuất hiện xung quanh dòng nước trong hệ thống của bạn. Cách tốt nhất để ngăn chặn tảo ngay từ đầu là thay dung dịch thủy canh trong hệ thống của bạn một cách thường xuyên. (bạn không làm việc này hằng ngày hay tuần mà có thể là vài tuần hoặc định kỳ theo tháng).

Ánh sáng là một điều mà tảo yêu thích, chúng có thể phát triển nhanh chóng trong môi trường nhiều nắng hay anh sáng. Vì vậy, hãy che bất kỳ chỗ tiếp xúc giữa nước và ánh sáng trong hệ thống. Điều này có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tảo xâm nhập vào hệ thống của bạn.

Một mẹo khác là sử dụng đèn UV trong hệ thống lọc của bạn. Những thứ này có thể tốn kém, nhưng chúng có thể loại bỏ phần lớn các vi sinh vật có hại cho cây trồng.

Một cách tự nhiên hơn là sử dụng tối đa 12 giọt chiết xuất hạt bưởi cho 5 lít nước, phương pháp tự nhiên này không gây hại cho cây trồng, nhưng chúng có hiệu quả trong việc chống lại tảo.

#3 Các vấn đề về cây trồng thủy canh do côn trùng gây hại

Có nhiều người cho rằng vườn thủy canh không bị côn trùng tấn công, tuy nhiên thực tế không phải vậy. Côn trùng gây hại ở môi trường xung khu vực trồng trọt của bạn có thể tấn cây trồng của bạn bất kỳ lúc nào nếu bạn chủ quan.

những loại côn trùng gây hại cho khu vườn thủy canh

Bạn cần phải cảnh giác vì sự xâm nhập của sâu bọ có thể nhanh chóng làm hỏng mùa màng trước khi bạn nhận thức được vấn đề.

Dưới đây là một số loài gây hại cây trồng thủy canh phổ biến mà bạn có thể gặp phải.

Bọ nhện

Bọ nhện có lẽ là loài phổ biến nhất trong số các loài gây hại các khu vườn trong nhà. Bởi vì chúng rất nhỏ, bạn khó có thể nhận ra chúng khi chúng mới tấn công khu vườn của bạn.

Cách để bạn có thể phát hiện ra bọ nhện là dùng khăn lau mặt sau của lá và xem có vết bọ xít trên đó không.

Bọ trĩ

Bọ trĩ là một con trùng khó có thể phát hiện. Nhưng nếu bạn quan sát kĩ, bạn sẽ thấy những hạt bụi nhỏ màu đen li ti trên lá của cây trồng của bạn. Các lá bị bọ trĩ tấn công thường sẽ chuyển sang màu nâu và bị khô.

Rệp

Một tên gọi khác của những loài gây hại thường gọi là rận thực vật. Chúng có màu xanh lá cây hoặc màu đen. Rệp sẽ làm cây trồng suy yếu nghiêm trọng bằng cách hút hết dịch của cây trồng. Điều này sẽ làm cho lá cây trồng chuyển sang màu vàng và sau đó là màu nâu.

Bướm trắng

Chúng giống như những con bướm đêm nhỏ có màu trắng. Màu sắc của chúng khiến chúng rất dễ bị phát hiện, nhưng chúng có thể bay nên rất khó bắt.

Sâu non

Mặc dù con trưởng thành của loài này không gây hại, nhưng ở dạng ấu trùng chúng có thể rất nguy hiểm cho cây trồng của bạn. Chúng dường như là những con sâu nhỏ màu trắng trong. Những loài gây hại này có thể làm chậm sự phát triển của cây bằng cách ăn rễ cây.

Các phương pháp phòng trừ côn trùng gây hại cây trồng thủy canh

Mặc dù có nhiều công nghệ để phòng trừ sâu bệnh và côn trùng, nhưng trong canh tác thủy canh chúng ta sẽ ưu tiên các cách tự nhiên và nói không với thuốc hóa học.

Một trong những sản phẩm yêu thích của người trồng thủy canh là dầu neem. Neem là một cách phòng trừ côn trùng một cách lâu dài vì nó là một chất điều hòa sinh trưởng của côn trùng. 

Điều này có nghĩa là dầu Neem sẽ hoạt động tốt hơn trong thời gian dài để phá vỡ vòng đời của côn trùng. Một điều tốt với neem là vì nó là một chiết xuất thực vật, nó không độc hại với liều lượng vừa phải nhưng bạn cũng không nên lạm dụng quá mức.

cách phòng ngừa côn trùng gây hại khu vườn thủy canh

Bẫy dính là một phương tiện tuyệt vời khác để kiểm soát những loài gây hại này. Khi bạn treo bẫy dính xung quanh khu vườn, bạn có thể bẫy sâu bọ, và điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xác định chúng là loại cụ thể nào. 

Một phương tiện tự nhiên khác để bảo vệ thực vật chống lại những loài gây hại này là sự dùng những sinh vật có ích. Điều này có nghĩa là để tiêu diệt một loại côn trùng gây hại thì bạn sẽ sử dụng một sinh vật khác để tiêu diệt loại côn trùng có hại đó.

Bọ rùa là một ví dụ điển hình, bọ rùa tiêu diệt loài ruồi trắng gây hại trong nhà kính.

#4 Các vấn đề về cây trồng thủy canh thiếu chất dinh dưỡng

Cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng hoặc không đủ có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Điều này có thể khiến những người làm vườn mới thất vọng và hoang mang, vì họ không biết chắc điều gì đang khiến cây trồng của họ bị ảnh hưởng. Nếu như họ không hiểu rõ về vấn đề dinh dưỡng này.

tại sao hiểu về dung dịch thủy canh lại trọng

Nguồn nước là một trong những thủ phạm chính cho vấn đề dinh dưỡng thủy canh, đặc biệt là nếu mức độ pH, EC hay chỉ số TDS nằm ngoài phạm vi lý tưởng. Điều quan trọng là bạn phải biết các phạm vi pH, EC, TDS phù hợp cây trồng của bạn. 

Nhiệt độ và ánh sáng cũng có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Bạn cần biết cách nhận biết sự thiếu hụt dinh dưỡng trước khi họ có thể khắc phục vấn đề. Bình thường lá cây trồng phải có màu đồng đều và chúng phải có hình dạng đồng nhất. Một khi lá bắt đầu có sự biến dạng (xoắn, co rụp…) hoặc màu sắc loang lổ thì đây là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có vấn đề về thiếu hụt dinh dưỡng.

Khắc phục các vấn đề cây trồng thiếu dinh dưỡng trong thủy canh

Hai trong số các lĩnh vực chính mà người trồng cần chú ý khi khắc phục những vấn đề này là nồng độ pH và chỉ số độ dẫn điện EC của dung dịch thủy canh. Điều quan trọng là phải theo dõi các thông số này hàng ngày. Điều này rất đơn giản với máy kiểm tra EC kỹ thuật số tốt và thiết bị kiểm tra độ pH điện tử.

Bạn cũng nên hiểu rằng khi cây có dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng, không có nghĩa là trong dung dịch của bạn thiếu chất dinh dưỡng này.

đo độ dẫn điện EC của dung dịch dinh dưỡng thủy canh

Ví dụ: Mức độ phốt pho quá cao có thể cản trở thực vật hấp thụ của cây trồng đối với các chất dinh dưỡng khác. Hay nồng độ mangan quá cao sẽ gây cản trở khả năng hấp thụ sắt của cây và gây ra tính trạng cây trồng thiếu sắt mặc dù lượng sắt trong dung dịch của bạn đầy đủ.

Cách tốt nhất để khắc phục bất kỳ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nào là bạn nên duy trì độ pH của dung dịch thủy canh ở mức phù hợp với cây trồng của bạn. Xác định chỉ số EC thường xuyên, nếu chỉ số này quá cao vượt mức cực đại mà loại cây trồng của bạn chịu được thì bạn nên thay mới dung dịch dinh dưỡng của bạn.

Phần kết

Có rất nhiều vấn đề có thể gây tổn hại cho khu vườn thủy canh của bạn và những vấn đề này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng một khi bạn đã sẵn sàng và có các biện pháp phòng ngừa phù hợp thì bạn có thể giảm thiểu tối đa xác suất những vấn đề này xảy ra với khu vườn của bạn. 

Chúng ta đã cùng nhau xác định và tính hiểu cách thức phòng trị 4 vấn đề thường xuất hiện trong một khu vườn thủy canh trong nhà:

  • Vấn đề về bệnh dịch gây hại cây trồng
  • Vấn đề về tảo tấn công hệ thống thủy canh
  • Vấn đề về côn trùng gây hại
  • Vấn đề về thiếu hụt chất dinh dưỡng

Với những vấn đề khác nhau sẽ có nhiều phương pháp và cách thức đối phó, tùy vào tình hình thực tế và điều kiện của bạn mà có những lựa chọn tốt chất cho mình nhé!

Hy vọng qua bài chia sẻ này, AZ Farming đã phần nào giúp mọi người tự tin hơn trong việc phòng ngừa và đối phó với những tác nhân gây hại cho khu vườn của bạn.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn