Củ cải là một loại rau củ thuộc họ “Cruciferae”. Là cây trồng của vùng nhiệt đới và ôn đới. Trồng củ cải có thể thu hoạch hàng năm hoặc hai năm thu hoạch một lần. Củ cải có màu khác nhau từ trắng đến đỏ. Nó là loại thực phẩm chính được trồng trên khắp thế giới. Lá của nó là một nguồn giàu vitamin A và cũng được sử dụng như một loại rau xanh.
Yêu cầu về đất nhiệt độ trồng củ cải
Đất mùn giàu chất hữu cơ là loại đất phù hợp nhất để trồng củ cải. Để đạt năng suất cao nhất đất trồng củ cải có độ pH từ 5.5 đến 6,8. Để củ có hương vị ngon, kích thước lớn nhất nên trồng ở nhiệt độ khoảng 15 ° C.
Trước khi trồng cần làm đất kỹ lưỡng và loại bỏ rác, sạn sỏi và cỏ dại. Cần bổ sung thêm phân bò hoai mục với tỷ lệ từ 5 đến 10 tấn/mẫu. Tránh sử dụng phân bò chưa hoai mục hoặc phân bò tự nhiên vì nó sẽ dẫn đến việc làm thối rễ non.
Đất trồng củ cải cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để không có sạn sỏi gây cản trở tới sự phát triển của rễ. Đất không được chứa bất kỳ chất hữu cơ chưa phân hủy nào vì điều đó có thể dẫn đến rễ bị gãy hoặc rễ bị biến dạng. Nói chung: lần cày đầu tiên nên cày sâu khoảng 30cm.
Chuẩn bị đất trồng
Cây củ cải phát triển tốt nhất vào mùa xuân và mùa thu và cũng có thể chịu được sương giá nhẹ vào mùa đông. Chúng cần có ánh nắng mặt trời toàn phần đến một phần, nhiều nước và đất giàu dinh dưỡng và đất thoát nước nhanh.
Xới đất đến độ sâu 20cm bổ xung thêm ít nhất 50kg phân hữu cơ tốt vào mỗi 100m2. Bạn cũng có thể thêm một ít cát để cải thiện độ bở và tăng khả năng thoát nước của đất.
Đất cày cuốc sâu, để phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, nhặt sạch cỏ dại và các loại gạch vụn, sỏi, đá. Lên luống: mặt luống rộng 1,2-1,5 m; rãnh 30-40 cm; độ cao của luống 20-25 cm đối với vụ xuân hè hoặc 15-20 cm đối với vụ thu đông.
Củ cải cần nhiều phốt pho để đạt năng xuất và chất lượng cao nhất. Vì vậy bạn cần bổ sung một lượng photpho vào đất trước khi trồng. Quá nhiều nguyên tố nitơ sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ và củ. Bạn cần hạn chế bổ sung quá nito trong quá trình canh tác củ cải.
Thời vụ trồng củ cải
Củ cải có thể trồng được nhiều vụ trong năm: vụ chính gieo hạt tháng 8-9; vụ muộn gieo hạt tháng 10-11; vụ xuân hè gieo hạt tháng 2-4. Củ cải trồng vụ xuân hè nhanh cho thu hoạch nhất (khoảng 25-35 ngày) nhưng cho năng suất thấp.
Kỹ thuật trồng củ cải
1. Tỷ lệ hạt giống
Để gieo trên một mẫu đất, tỷ lệ hạt giống từ 8.5 đến 10 kg là đủ. Mật độ gieo tiêu chuẩn là hành cách hàng 25-30 cm, cây cách cây 20cm.
2. Quá trình nảy mầm của hạt củ cải
Hạt giống củ cải có thể bảo quản khoảng 4 năm sau khi bạn mua. Hạt củ cải có thể nảy mầm trong một phạm vi nhiệt độ rất rộng từ 4 đến 32°C. Tuy nhiên, phạm vi nhiệt độ tối ưu là 10 đến 24 ° C.
Ở những nhiệt độ này, thời gian trung bình để Củ cải của bạn nảy mầm là khoảng 5 đến 10 ngày, tùy thuộc vào thời tiết. Đất khi gieo hạt cần phải ẩm. Thời tiết lý tưởng cho Củ cải từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch là khoảng 10 đến 18 ° C.
3. Những lưu ý khi trồng của cải
♦ Để thành công trong việc gieo trồng và ươm hạt giống Củ Cải cần đặc biệt chú ý đến nhiều yếu tố. Phần lớn, hạt giống Củ cải phát triển tốt nhất khi chúng được trồng trong đất át.
♦ Độ ẩm và độ sâu của đất cũng phải phù hợp. Trồng củ cải từ hạt ở khu vực đất ẩm nhưng không đọng nước sẽ giúp cây khỏe mạnh và kháng sâu bệnh tốt hơn.
♦ Cây củ cải phải được tỉa thưa thường xuyên khi các ngọn đã đạt chiều cao từ 3-4cm. Việc tỉa thưa này giúp cho rễ phát triển tốt.
Chăm sóc củ cải
1. Yêu cầu về tưới nước
Đất phải có đủ độ ẩm để giúp hạt nảy mầm và phát triển đồng đều. Nếu đất quá khô vào thời điểm gieo hạt thì cần tưới ngay sau khi gieo.
Tùy thuộc vào mùa và độ ẩm sẵn có của đất, củ cải có thể được tưới một hoặc hai lần một ngày. Không nên tưới quá thường xuyên, nhưng phải chú ý để vườn không bị khô, chặt và không kiểm tra được sự phát triển của rễ.
2. Bón Phân
Lượng phân bón cho 1 ha trồng củ cải: 12 – 15 tấn phân chuồng hoai mục, 300kg lân, 100 – 110 kg đạm urê, 80 kg kali.
Cách bón phân:
♦ Bón lót: bón 100% phân chuồng hoai mục, 100% phân lân, 20% phân đạm và 30% phân kali. Phân lót được trộn đều vào đất trước khi gieo hạt 1 – 2 ngày.
♦ Bón thúc lần 1: khi cây có 3 – 4 lá thật, tiến hành tỉa thưa lần thứ nhất rồi bón thúc. Lượng bón: 30% đạm + 30% kali. Cách bón: hòa tan phân với nước rồi tưới đều lên mặt luống.
♦ Bón thúc lần 2: sau lần 1 khoảng 7 ngày, tỉa cây đảm bảo khoảng cách cây 15 – 20 cm, sau đó bón 30% đạm + 30% kali. Rắc đều phân lên mặt luống rồi tưới nước, không cho phân dính vào lá cây.
♦ Bón thúc lần 3: khi củ đang sinh trưởng mạnh, sau lần 2 từ 7 – 10 ngày, bón hết lượng phân còn lại. Cách bón như lần 2.
3. Làm cỏ khi trồng củ cải
Lần 1: khi cây 3 – 4 lá thật, xới nhẹ, nhặt sạch cỏ, kết hợp tỉa cây.
Lần 2: khi cây bắt đầu phình củ, tỉa định cây kết hợp với vun cao. Không xới sát gốc cây làm đứt rễ, cây long gốc kém phát triển hoặc bị chết
4. Phòng trừ sâu bệnh gây hại củ cải
Cải củ trắng khi mọc mầm thường bị bệnh lở cổ rễ gây hại. Dùng Benlat C 70WP pha nồng độ 0,2 – 0,3% phun vào đất và cây khi thấy xuất hiện bệnh.
Khi cây lớn dễ bị rệp, bọ nhảy, sâu xanh phá hại, cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, nếu mật độ thấp có thể bắt bằng tay. Cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời để không làm ảnh hưởng đến năng suất.
Sử dụng các loại bẫy bả sinh học, thuốc trừ sâu sinh học như BT, Delfin để phòng trừ. Có thể dùng Sherpa 25EC pha 0,2% để phun, đảm bảo cách ly sau khi phun 10 – 15 ngày mới thu hoạch.
Thu hoạch của cải
Tùy theo giống nhưng thường 45 – 50 ngày sau gieo là có thể thu hoạch, nếu thu hoạch quá muộn củ sẽ bị xốp làm giảm chất lượng. Khi thu hoạch xong rửa sạch, để ráo nước, bó bằng dây mềm hoặc đóng vào bao bì sạch để tiêu thụ.
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về cách trồng củ cải hiệu quả đạt năng suất cao. Hy vọng bài viết này là một nguồn tham khảo bổ ích trong hoạt động canh tác của bà con nông dân. Tiếp tục đồng hành cùng AZ Farming vì một nền nông nghiệp Xanh Sạch Hiện Đại và Bền Vững nhé!
Bài Viết Cùng Chủ Đề

Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.