1. Đất cát
Đất cát được biết đến là không có khả năng hoặc mức độ giữ nước và chất dinh dưỡng kém. Ưu điểm của đất cát là giúp rễ cây không bị ngâm nước trong thời gian dài.
Nhược điểm duy nhất là người ta phải tưới nước và bổ sung phân bón thường xuyên hơn các loại đất khác.
2. Đất sét
Đất sét có kích thước hạt siêu nhỏ, giúp đất có kết cấu chặt, dính kết tốt. Mặc dù loại đất này có thể giữ chất dinh dưỡng rất tốt, nhưng khả năng lưu thông thoáng khí và nước kém. Điều này gây có thể gây hại cho cây trồng.
3. Đất phù sa
Đất phù sa là loại đất có kích thước hạt siêu mịn như bột, rất giàu chất dinh dưỡng, độ phì cao. Đất có nhiều phù sa có bề mặt rất bằng phẳng thích hợp cho canh tác nông nghiệp. Vì vậy, hầu như phần lớn loại cây trồng đều thích hợp để trồng trên đất phù sa.
4. Đất thịt
Đất thịt là loại đất giao thoa giữa đất sét và cát. Loại đất này có ưu điểm giữ được nhiều chất dinh dưỡng của đất sét và ưu điểm thoát nước tốt của đất cát. Đất thịt là loại đất trồng thích hợp cho hoạt động canh tác trồng trọt.
5. Đất mùn
Đất mùn là loại đất lý tưởng nhất vì hầu hết mọi loại cây trồng sẽ phát triển tốt trên loại đất này. Đó là vì đất mùn là sự kết hợp tối ưu của cát, đất sét và phù sa. Cũng giống như phù sa và đất sét, nó giữ các chất dinh dưỡng tốt. Về khả năng giữ nước và thoát nước nó ở mức trung bình. Đất mùn nằm giữa cát và đất sét vì mùn có thể giữ nước khá tốt mà không làm thoát nước dễ dàng như cát.