Hoa Thược Dược (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)

Hoa Thược Dược

Hoa Thược Dược (Dahlia) là một trong những loài hoa thuộc Họ Cúc rất được yêu thích và trồng phổ biến khắp nơi trên thế giới. 

Vậy loài hoa này có gì đặc biệt và cuốn hút, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết thông tin, cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của chi cúc thược dược này nhé!

#1 Giới thiệu về hoa thược dược

Thược dược là một chi thực vật có củ, thuộc họ Cúc có nguồn gốc từ dãy núi Andes của Nam Mỹ. Là một loại cây lâu năm rất được yêu thích và được trồng phổ biến.

Có hàng ngàn loại thược dược khác nhau và chúng được phân loại theo hình dạng, kích thước và màu sắc của hoa.

Hoa thược dược có nhiều màu sắc khác nhau đủ sắc cầu vồng, hoa có đủ loại kích thước từ những bông hoa nhỏ khoảng 5cm đến những bông hoa có thước lên đến gần 25cm. Hoa có thể là loại cánh đơn hoặc cánh kép.

Tên khoa họcDahlia
Họ (familia)Asteraceae
Bộ (ordo)Asterales
Giới (regnum)Plantae
Loại thực vậtCây có củ, cây lâu năm
Chiều cao30cm – 120cm
Tán rộng30cm – 60cm
Nét đặc trưngLà loại hoa cắt cành, hoa sặc sỡ
Sử dụng trong vườnTrồng đường viền , trang trí sân trong và trồng trong chậu
Giới thiệu về hoa thược dược

Thược dược là tên gọi của một chi cây lâu năm thân củ rậm rạp, nở hoa về mùa hè và mùa thu, có nguồn gốc ở Mexico và tại đây chúng là quốc hoa. Năm 1872 một hộp cây thược dược non đã được gửi từ México tới Hà Lan.

#2 Phân loại cúc thược dược theo kích thước

Thược dược lớn: đây là những giống có chiều cao từ khoảng 1m đến 1.5m. Những loài thược dược này được biết đến với những bông hoa cánh kép có kích thước lớn, đường hoa có thể lên đến từ 25cm – 20cm.

Thược dược vừa: đây là những giống có chiều cao trung bình từ 50cm đến 90cm. Những loài thược dược cho hoa với nhiều màu sắc khác nhau. Chúng cũng có thể được trồng trong chậu.

Thược dược lùn: đây là những giống có chiều cao trung bình từ 25cm đến 40cm rất nhỏ gọn và xinh xắn. Những loài thược dược đặc biệt thích hợp để trồng trong chậu.

#3 Cách trồng hoa thược dược

Hoa thược dược ưa thích khí hậu ẩm, mát mẻ, ôn hòa, vì thế ở Việt Nam loài hoa này được trồng nhiều ở Đà Lạt và các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của chi cúc thược dược:

Nhiệt độ15 – 25 độ C
Độ ẩm70-80%
Ánh sángƯa bóng râm
Đất trồngĐất mùn, đất thịt, đất cát giàu chất dinh dưỡng, đất tơi xốp thoát nước tốt
Độ pH của đất6.5 – 7.0
Màu sắc hoađỏ, hồng, trắng, vàng, tím
Thời gian sinh trưởngKhoảng 120 ngày
Nhu cầu nướcTrung bình cộng
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân chuồng, phân NPK, phân DAP
Cắt tỉaThường xuyên
Sâu bệnhNhện đỏ, bọ trĩ, sâu khoang ăn lá
trồng hoa thược dược

1. Thời điểm trồng thược dược

– Vùng đồng bằng sông Hồng: Thường trồng vào vụ thu đông, đông xuân (từ tháng 9 – tháng 2 năm sau) khi thời tiết mát mẻ.

– Vùng núi cao: như Mộc Châu, Sapa, Đà lạt…có khí hậu mát mẻ quanh nên vì thế, có thể trồng quanh năm.

2. Đất trồng

Cúc thược dược ưa đất tơi xốp và thoát nước tốt, vì thế để có loại đất tốt nhất bạn cần trộn thêm vào đất các thành phần hữu cơ khác. Công thức trộn đất có thể tham khảo:

– 50% đất thịt hoặc lớp đất bề mặt tại vườn

– 25% đất cát để tăng độ thoát nước

– 25% các thành phần hữu cơ như: phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…

3. Chọn chậu trồng

Tùy mục đích và sở thích riêng của mọi người mà bạn chọn chậu trồng cho phù hợp về kích thước cũng như chất liệu. Có thể sử dụng chậu sành, sứ, chậu đất nung, và phổ biến nhất là loại chậu nhựa với kích thước 20cm x 30cm. Chậu cần được đụt lỗ thoát nước ở đáy.

4. Chuẩn bị giống

Thược dược có thể trồng bằng phương pháp gieo hạt, giâm cành, trồng bằng củ và cả phương pháp tiên tiến nuôi cấy. Tùy vào mục đích trồng và điều kiện của từng người mà lựa chọn phương pháp thích hợp. 

Dù là sử dụng phương pháp nào để nhân giống thì cây giống con đạt tiêu chuẩn phải có chiều cao từ 4-7cm và có từ 4 – 8 lá xanh khỏe trước khi mang đi trồng ngoài vườn hoặc vào chậu.

5. Kỹ thuật trồng hoa thược dược

Cho đất trồng đã chuẩn bị vào chậu cao cách miệng chậu 5cm. Tưới nước đều bề mặt đất để duy trì độ ẩm 70-80%. 

Trồng cây vào buổi chiều mát, dùng tay tạo một lỗ nhỏ bằng bầu rễ cây giống ở giữa chậu, đặt cây giống vào lấp đất và ấn nhẹ đất quanh gốc.

Sau khi trồng tưới bằng vòi búp sen, tưới nhẹ nhàng tránh làm bật rễ, tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm của đất khoảng 80% trong thời gian mới trồng cây.

#4 Cách chăm sóc cúc thược dược

Tưới nước: Tưới nước thường xuyên ngày hai lần, tưới vào buổi sáng sớm và buổi chiều để tránh cây bị cháy nắng. Tưới lượng nước vừa đủ để giữ ẩm cho cây, không tưới quá nhiều làm cây bị úng.

Ánh sáng: Trong giai đoạn đầu từ 10 – 15 ngày đầu sau khi trồng cần đặt cây ở những vị trí nhiều bóng râm hoặc tạo màng che cho cây. Dù khi cây đã trưởng thành phát triển khỏe mạnh thì bạn nên tránh để cây dưới ánh nắng gắt quá lâu. 

Cắt tỉa: Sau trồng 10-15 ngày tiến hành bấm ngọn lần 1 cách gốc 7-8 cm (còn lại từ 3-4 cặp lá). Sau đó 15-20 ngày tiếp theo bấm lần 2. Lần bấm ngọn thứ 2 để lại từ 2-3 cặp lá ở trên mỗi nhánh.

chăm sóc cây cúc thược dược

Bón phân: Sau khoảng 10 – 15 ngày sau khi trồng, bón phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế, phân gà hoặc phân DAP, phân NPK có hàm lượng nitơ thấp.

Phân cần pha loãng và tưới cho cây. Sau đó cứ khoảng 20 – 30 ngày thì bón đợt tiếp theo.

Sâu bệnh: Nhện đỏ, bọ trĩ, sâu ăn lá và một số loại bệnh hại như: Bệnh thối thân và bệnh phấn trắng là những loại sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa thược dược.

Cần theo dõi để phát hiện sớm sâu bệnh, ưu tiên dùng các phương pháp sinh học như bẫy, bả, ngắt bỏ lá bị bệnh, sử dụng cồn, nước xà phòng hoặc dầu neem để khống chế sâu bệnh nếu bị tấn công nhiều.

#5 Ý nghĩa của hoa thược dược

Hoa thược dược có ý nghĩa biểu tượng cho mong muốn có được nhiều điều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống. Trong tình yêu thược dược mang ý nghĩa của lòng chung thủy, sắc son và trường tồn của tình yêu, thể hiện tình cảm trước sau như một.

Ý nghĩa của hoa thược dược

Ý nghĩa của hoa thược dược theo màu sắc

Thược dược màu đỏ: tượng trưng cho tình yêu ngọt ngào, hạnh phúc vững bền. Bên cạnh đó, chúng còn tượng trưng cho nhiệt huyết, đam mê mãnh liệt của tuổi trẻ.

Thược dược màu trắng: tượng trưng cho sự trong sáng, thuần khiết và dịu dàng của người con gái.

Thược dược màu vàng: Tượng trưng cho sự sang trọng, thịnh vượng, mang lại sự giàu sang, phú quý cho gia chủ. Đặc biệt, đây là loài hoa mang thông điệp “ngập tràn hạnh phúc” nhằm gửi đến các cặp đôi.

Thược dược màu tím: Tượng trưng cho sự thủy chung, son sắt của tình cảm vợ chồng trước sau vẫn như một.

Thược dược màu xanh: Tượng trưng cho niềm hy vọng, những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong tương lai.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn