Hoa Phượng Vĩ (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)

Hoa Phượng Vĩ

Hoa Phượng vĩ (Delonix regia) là loài hoa gắn liền với bao kỷ niệm học trò, nhắc đến loài hoa này luôn làm sống lại những cảm xúc khó tả trong mỗi người Việt chúng ta.

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming timg hiểu về cách trồng, cách chăm sóc, ý nghĩa và vùng hoài niệm lại những kỉ niệm thời cặp sách đến trường nhé!

#1 Giới thiệu về hoa phượng

Hoa phượng hay phượng vĩ là một trong những loài hoa đặc sắc nhất của những vùng nhiệt đới. Đây là một loại cây thường xanh có tán rộng, giống hình chiếc ô, lá màu xanh đậm có lông và cắt thành nhiều lá chét nhỏ. 

Hoa phượng nổi tiếng trên toàn thế giới với những cụm hoa màu đỏ tơi bao phủ khắp cây vào những tháng mùa hè tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp. Hoa mọc thành cụm ở gần các đầu cành, mỗi bông hoa thường có 5 đến 6 cánh.

Sau khi hoa tàn cây ra những quả dẹp dài đến 60cm tại vị trí những bông hoa đã già và sắp tàn. Một số thông tin thực vậy học của loài phượng vĩ:

Tên khoa họcDelonix regia
Phân họ (subfamilia)Caesalpinioideae
Họ (familia) Fabaceae
Bộ (ordo)Fabales
Loài (species)D. regia
Giới (regnum)Plantae
Tên gọi tiếng anh thường dùngRoyal Poinciana
Tên gọi khácPhượng vĩ, xoan tây, điệp tây
Loại thực vậtCây thân gỗ lâu năm
Chiều cao9m – 12m
Tán rộng5m – 10m
Nét đặc trưngHoa sặc sỡ
Sử dụng trong vườnTrang trí sân vườn, cây cảnh quan
Giới thiệu về hoa phượng vĩ

Phượng hay phượng vĩ, phượng vỹ, xoan tây, điệp tây là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

#2 Các loại hoa phượng

1. Hoa phượng đỏ

Giống hoa phượng đỏ

Phượng đỏ hay phượng vĩ là loài phổ biến nhất được trồng ở nước ta, cây có tán rộng, sắc hoa đỏ rực rỡ, phượng vĩ rất được yêu thích để làm cây cảnh quan và là hình ảnh quen thuộc ở mỗi sân trường.

2. Hoa phượng tím

giống hoa phượng tím

Hoa Phượng tím có tên khoa học là Jacaranda acutifolia, là loài cây thân gỗ lâu năm cho hoa màu tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ.

Loài cây này có bề ngoài rất giống phượng vĩ, cây cao có tán rộng, lá kép hai lần…Vì thế chúng thường được gọi là hoa phượng tím. Hiện nay loài này chưa được trồng phổ biến ở Việt Nam.

3. Hoa phượng vàng

Giống hoa phượng vàng

Hoa phượng vàng còn gọi tên khác là phật y, loài hoa hiếm, có nguồn gốc từ Brazil. Hiện nay được trồng nhiều ở tỉnh Lâm Đồng.

Cây này thuộc dạng lá thưa, lá xanh tươi tốt, cây cao tán rộng cho hoa mọc thành cụm ở đầu cành có màu vàng tươi rực rỡ rất đẹp.

#3 Cách trồng cây hoa phượng

Phượng vĩ là loài cây tương đối dễ trồng, không kém đất và đặc biệt thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Dưới đây là những thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cây hoa phượng.

Nhiệt độ20 – 30 độ C
Ánh sángLoài cây ưa sáng, cần tối thiểu 6h sáng mỗi ngày
Đất trồngĐất sét nhẹ, cát sỏi, đất thịt….yêu cầu đất thoát nước tốt
Độ pH của đất trồng5.0 – 8.0
Nhu cầu nướcTrung bình, cây có khả năng chịu hạn khá tốt
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân chuồng, phân NPK
Sâu bệnhSâu bước, sâu ăn lá

1. Thời gian trồng

Cây hoa phượng có thể trồng bất kể thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nếu trồng cây vào mùa xuân hoặc mùa thu khi thời tiết ấm áp thì sẽ thuận lợi hơn cho cây con phát triển khỏe mạnh và nhanh.

2. Đất trồng cây phượng vĩ

Cây phát triển trong nhiều điều kiện đất khác nhau, miễn là đất có khả năng thoát nước tốt. Đảm bảo rằng đất khô nhanh giữa các lần tưới. Cây phượng ưa các loại đất sét nhẹ, đất mùn, đất phù sa, đất cát hoặc sỏi.

3. Chọn vị trồng

Đây là một loại cây thân gỗ lâu năm có kích thước lớn vì thế bạn nên chọn những vị trí thoáng đãng, có nhiều không gian để cây phát triển. Khi chọn vị trí trồng bạn cũng cần chọn nơi có thể nhận được nhiều sáng mặt trời nhé!

trồng cây hoa phượng

4. Chọn giống cây trồng

Cây hoa phượng được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, giâm cành và chiết cành, tùy theo sở thích và điều kiện của mỗi người mà chọn phương pháp khác nhau. 

Trồng bằng hạt: chọn các hạt giống to, tròn, mẩy và được lấy từ cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh. Sau khi có hạt giống thì đem đi ngâm nước ấm khoảng 1-2 ngày. Ngâm tiếp hạt vào dung dịch kích thích ra rễ khoảng 10 phút rồi đem hạt gieo vào bầu đất ươm hay khe ươm đã chuẩn bị trước.

Trồng bằng cây con: để tiết kiệm thời gian bạn có thể mua cây con về trồng. Hiện nay mua cây giống phượng vĩ khá đơn giản, bạn chỉ cần tìm mua tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo có được cây giống tốt.

5. Kỹ thuật trồng hoa phượng vĩ

Khoảng cách trồng 6m x 6 m, hoặc 8m x 4m là thích hợp để cây có đủ khoang gian phát triển khi trưởng thành.

Đào hố 40x40x40cm hay 60x60x60cm, hoặc đào hố sao cho rộng hơn bầu đất cây giống khoảng 20cm. bón lót phân chuồng hoại mục hoặc các loại phân hữu cơ (5–10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi trồng cây xuống hố ít nhất 15 ngày.

Đặt cây con vào chính giữa hố, đặt miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Dặm chặt đất quanh gốc để cố định cây, tưới nước sau khi lấp xong đất.

6. Chăm sóc cây con sau khi trồng

Bạn nên làm giàn cho cho cây trồng thời gian đầu, sau khi cây con đủ khỏe và cứng cáp có thể tháo bỏ giàn che để cây nhận được nhiều ánh nắng hơn.

Tưới nước thường xuyên trong giai đoạn đầu để đảm bảo cho cây đủ ẩm, phủ xung quanh gốc một lớp phủ hữu cơ chứa một khoảng trống cách xung quanh gốc khoảng 20cm để bón phân hữu cơ cây.

#4 Cách chăm sóc cây phượng vĩ

Tưới nước: khi cây đã lớn, bạn không cần tưới nước quá thường xuyên, chỉ tưới khi đất quanh gốc cây khô. tưới vừa phải không tưới quá nhiều có thể làm cho cây dễ bị bệnh nấm hay thối rễ. Tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát.

Làm giá đỡ: trong giai đoạn cây con phát triển rễ cây chưa ăn sâu vào đất, hay những vùng có nhiều gió, gió mạnh bạn cần làm giàn khung để đỡ cây khỏi bị nghiêng ngã.

chăm sóc cây phượng vĩ

Cắt tỉa: loại bỏ những cành cây khô sau mỗi mùa sinh trưởng của cây, cắt bỏ những cành cây vươn quá dài để cây có dáng gọn hơn và cũng tránh cây dễ bị gãy ngã khi có mưa bão. 

Bón phân: làm sạch cỏ xung quanh gốc cây định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr phân NPK và 5 – 10kg phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ.

#5 Ý nghĩa của hoa phượng đỏ

Một trong những ý nghĩa của hoa phượng mà mỗi người chúng ta đều biết là loài hoa này là biểu tượng của một thời học trò ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên với biết bao kỉ niệm tuổi thơ. Là kỉ niệm về những năm tháng cắp sách đến trường vui vẻ hồn nhiên. Phượng vĩ đồng hành cùng tất cả chúng ta qua những năm tháng tươi đẹp nhất cuộc đời.

Nhắc đến hoa phượng, những người đã rời xa ghế nhà trường luôn có cảm giác bồi hồi xúc động, một hoài niệm thanh xuân đẹp đẽ nhưng cũng có chút đượm buồn.

Ý nghĩa của cây phượng vĩ

Vào mỗi dịp hè về, những cây hoa phượng khoe sắc đỏ hoe trong sân trường cùng những tiếng ve kêu oi ả là những hình ảnh, những kỷ niệm không thể nào phai trong ký ức tuổi thơ của mỗi người Việt Nam.

Hoa phượng còn là một biểu tượng gắn liền với những mối tình ngây ngô của thời học sinh trong sáng, hồn nhiên. Những mối tình đầu nhẹ nhàng của thời cắp sách đến trường, trao những lá thư tay bằng những cảm xúc e thẹn, ngượng ngùng, những cái nắm tay e ấp.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn