Hoa Sen (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)

Hoa Sen

Hoa Sen (Nelumbo) là quốc hoa của Việt Nam, chắc hẳn là một người con đất Việt thì mọi người đã quá quen thuộc và có một tình yêu thiêng liêng đối với loài hoa thanh nhã, xinh đẹp này.

Trong bài chia sẻ nà, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết hơn về ý nghĩa, cách trồng, chăm sóc và công dụng của loài hoa sen này nhé!

#1 Giới thiệu về hoa sen

Hoa sen là tên gọi chung cho những loài hoa thuộc Chi Sen (Nelumbo) chúng còn được biết đến với cái tên phổ biến là Lotus. Đây là loài hoa thủy tinh lâu năm có kích thước lớn. Thân có chiều cao t từ 1,5m đến 2m, có lá lá to hình gần tròn đường từ 40cm – 50cm. 

Hoa to màu trắng hay đỏ hồng, có nhiều nhị gọi là tua sen và những lá noãn rời, hóa có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng. Quả gắn trên hình nón ngược (thường được gọi là búp sen). Mỗi búp sen chứa nhiều hạt, trong hạt có chồi mầm (gọi là tâm sen).

Hoa sen được biết đến nhiều như là một loại hoa linh thiêng của Ấn giáo và Phật giáo và là quốc hoa của Việt Nam và Ấn Độ. Thân rễ (thường gọi là ngó sen) cũng được sử dụng nhiều trong ẩm thực châu Á, tâm sen được sử dụng như một loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe. 

Tên khoa họcNelumbo
Lớp cao hơnHọ Sen
Cấp độChi
Chi (genus)Nelumbo; Adans., 1763
Họ (familia)Nelumbonaceae
Tên tiếng anh thường gọiLotus flower
Loại thực vậtCây thủy sinh lâu năm
Màu sắc hoaTrắng, hồng, đỏ, vàng xanh (hiếm gặp)
Chiều cao90cm – 200cm
Sử dụng trong vườnTrồng trong bầu, hồ nước
giới thiệu về cây sen

Chi Sen là một chi thực vật có hoa thuộc bộ Quắn hoa. Từ Nelumbo có nguồn gốc từ tiếng Sinhala නෙළුම්, neḷum, để chỉ loài sen Nelumbo nucifera. Các loài trong chi Nelumbo có hoa rất giống với các loài hoa súng trong họ Nymphaeaceae.

#2 Các giống hoa sen phổ biến

1. Sen hồng

Giống sen hồng

Sen hồng tên khoa học là Nelumbo nucifera, là một loài sen phổ biến nhất được biết đến trong chi sen. Thông thường cây hoa sen có thể cao tới 1,5m và có thể phát triển các rễ củ bò theo chiều ngang tới 3m.

Lá và hoa của cây hoa sen khá to, phần lá đường kính có thể lên đến 60cm, phần hoa đường kính có thể lên tới 20cm.

2. Sen trắng

Giống sen trắng

Sen trắng tên khoa học Nelumbo lutea, còn gọi là sen Mỹ, là một loài thực vật có hoa trong họ Sen. Loài cây này có thân rễ lớn được người Mỹ bản xứ sử dụng làm nguồn thức ăn.

3. Sen vàng

Giống sen vàng

Hoa Sen vàng có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, loài Sen này có hoa màu vàng tươi rất đặc biệt nên chúng được người yêu cây cảnh rất ưa chuộng trên khắp nước Mỹ. Sau đó được du nhập và trồng phổ biến trên khắp thế giới.

4. Sen tịnh đế

Giống sen tịnh đế

Sen Tịnh Đế hay còn gọi Tịnh Đế Liên là một loại sen đặc biệt với 2 đóa sen nở trên cùng một cuống, được xem là loài sen đứng đầu về sự thanh tao thuần khiết, quý hiếm và xưa kia dành tiến vua nên có tên “Tịnh Đế”.

5. Sen quan âm

Giống sen quan âm

Sen Quan Âm thực chất là sen Thái, hay còn gọi là sen Bách Diệp. Sen có 2 màu trắng và hồng, với đặc điểm nổi bật là có rất nhiều cánh nhỏ li ti bên trong.

Nụ sen hình cầu, hoa nhiều cánh và to bằng 2 bàn tay úp vào nhau. Hoa có mùi thơm nồng và lâu tàn hơn các loại sen thường.

6. Sen cung đình

Giống sen cung đình

Sen Cung là giống sen có kích thước nhỏ, hoa nở rất đẹp, phù hợp trồng ở nhiều điều kiện như: ao hồ, sân vườn, tiểu cảnh, trong nhà,…

Mỗi bông sen có nhiều lớp cánh hoa xếp chồng lên nhau. Gương sen Cung Đình nổi bật với những hạt to nhô lên cao, có màu xanh vươn dài ra tách biệt.

7. Sen ngàn cánh

Giống sen ngàn cánh

Sen Ngàn Cánh có đặc điểm là cành lá cao khoảng 1.6 m, đường kính lá rất to bằng một sải tay người. Bông hoa khi nở to có kích thước lên đến 25cm.

Số lượng cánh hoa rất nhiều, có thể lên tới con số từ 800 – 1000 cánh hoa/bông nên người ta gọi là Sen Ngàn Cánh.

8. Sen đỏ huyết

Giống sen đỏ huyết

Sen Đỏ Huyết là loài sen cho màu đỏ đậm nhất trong thế giới các loài sen mang màu đỏ. Hoa Sen Huyết có cấu tạo hoa nhiều tầng cánh từ 5 đến 8 lớp cánh hoa đỏ đậm màu.

Hoa có đường kính từ 18cm đến 25cm có lớp cánh ngoài cùng to nhất, tiếp đến là những lớp cánh trong có tiết diện cánh nhỏ hơn cánh ngoài một chút , phẳng cánh không bị nát mang màu đỏ chói đậm nét.

#3 Cách trồng hoa sen tại nhà

Như bạn đã biết, Sen là một loại cây thủy sinh nên cách trồng hoa sen cũng rất khác với các loài hoa thông thường khác. Tuy nhiên, về tổng quan thì đây là một loài cây dễ trồng và rất thích hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Những thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cây sen:

Nhiệt độ16 – 30 độ C
Ánh sángƯa sáng
Đất trồngĐất bùn giàu sinh dưỡng
Nhân giốngTrồng bằng củ, trồng bằng hạt
Thời gian nảy mầm10 – 14 ngày
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân trùn quế, phân NPK
Sâu bệnhRệp và sâu bướm
trồng cây hoa sen

1 Thời gian trồng

Ở miền Nam bạn có thể trồng sen quanh năm, nhưng để đảm bảo khả năng nảy mầm cao và cây con phát triển tốt bạn chọn trồng trong 2 thời gian tháng 12 – tháng 1 (dương lịch) và từ tháng 5 – tháng 7 (dương lịch).  Đối với miền Bắc, thời gian lý tưởng để trồng sen là từ tháng 1 – tháng 2 (dương lịch).

2 Chọn chậu trồng sen

Tùy vào giống sen bạn trồng là loại sen có kích thước lớn hay nhỏ mà lựa chọn chậu trồng cho thích hợp và hài hòa. 

Nếu bạn dự định trồng sen loại cao thì trồng chậu cao, còn với các giống sen mini hay sen cung đình thì chọn chậu thấp rộng.

Thông thường chậu trồng hoa sen nên có đường kính tối thiểu là 30cm trở lên, để cây phát triển và khi ra hoa sẽ đẹp hơn.

3. Chuẩn bị bùn trồng sen

Bùn trồng sen có thể lấy bùn trực tiếp từ đầm lầy hoặc ruộng bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Nếu không bạn có thể dùng đất thịt, đất phù sa + phân hữu cơ hoặc phân trùn quế rồi cho nước vào ngập cao ít nhất 10cm. Ngâm hỗn hợp đất như thế 3 – 5 ngày là thành bùn trồng sen.

4. Chuẩn bị sen giống

– Trồng bằng hạt: Chọn những giống sen loại tốt để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao. Đó là những mẫu hạt vẫn còn lớp vỏ nâu/đen bóng bọc ngoài, vừa mới thu hoạch là tốt nhất.

Nếu mua phải hạt già quá thì bạn cần phơi khô rồi đem ngâm nước khoảng 4 tiếng để hạt sen mềm để gọt cho dễ.

– Trồng bằng củ: Chọn củ sen có đầy đủ các mắt, phần rễ có 3 – 4 đoạn kéo dài giống khoanh xúc xích để các chất dinh dưỡng tích lũy khi điều kiện phù hợp. 

Củ giống có ít nhất 2 lóng, củ càng lớn càng cho cây mạnh, cắt ngang đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5cm tạo góc nghiêng 15 độ.

5. Kỹ thuật trồng sen trong chậu

Chọn vị trí đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để cây quang hợp tốt. Sau đó cho bùn đã chuẩn bị vào 2/3 chậu rồi bắt đầu trồng: 

Đối với trồng hạt: Đặt hạt đã nảy mầm vào giữa chậu, đặt nhẹ nhàng, không nén hạt mà chỉ ấn hạt hơi lún một ít vào bùn.

Đối với trồng củ: Dùng tay vạch một đường, đặt củ xuống bùn, phần mầm sen để hướng lên trên bùn.

Nhẹ nhàng xả nước lên đầy miệng chậu. Bổ sung nước cho chậu 1 – 2 lần/ tuần (tốt nhất là 1 – 2 ngày lần). Khi bổ sung nước nên tưới để nước trong chậu chảy tràn ra ngoài.

#4 Cách chăm sóc hoa sen

Vị trí đặt chậu: chậu sen cần được đặt ở nơi có ấm áp, có nhiều ánh nắng nhưng không quá gay gắt, chiếu trực tiếp vào cây. Nếu cây được đặt ở nơi có ánh sáng tốt, quang hợp tốt thì khoảng sau 2 tháng, cây sẽ phát triển mạnh

chăm sóc cây sen

Bón phân: Sau khi trồng sen ra chậu khoảng 1 tuần thì tiến hành bón thêm một số loại phân như sau: phân trùn quế hoặc các loại phân hữu cơ, bổ sung thêm phân NPK 20-20-20 1 tháng một lần.  

Sâu bệnh: Nếu trồng đúng kỹ thuật và chăm sóc đúng cách thì cây sen rất ít gặp sâu bệnh. Tuy nhiên, đa số sen thu hút rệp và sâu bướm nên bạn cần kiểm tra thường xuyên để kịp thời xử lý. Nếu ít có thể dùng tay để loại bỏ, trường hợp bị nhiều thì nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu hữu cơ như tinh dầu neem.

Thông thường nếu được chăm sóc tốt và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết thì cây sen ra ra hoa sau 3 tháng kể thì hạt nảy mầm.

#5 Ý nghĩa của hoa sen

Ý nghĩa của hoa sen trong Phật giáo: Là sự trí tuệ, từ bi, đức hạnh, thuần khiết. Chính vì thế hình ảnh Đức Phật, Quan Âm ngự trên toà sen rất quen thuộc.

Hoa sen là tái hiện cho sự bừng tỉnh, tinh khôi, vươn lên từ bùn nhơ, vượt lên trên sự khó khăn trên đường đời. Ngoài ra, ý nghĩa hoa sen còn tượng trưng cho tấm lòng hướng thiện, theo đạo Phật, trái tim từ bi bác ái, độ chúng sinh.

Ý nghĩa hoa sen trong tình yêu: Trong ý nghĩa hoa sen trong tình yêu được biểu tượng thuần khiết, tinh khôi,trong sáng. Do vậy hoa sen đã trở thành một biểu tượng vừa gần gũi, vừa thanh cao.

Ý nghĩa hoa sen trong phong thủy: Hình ảnh hoa sen trong phong thủy được dùng làm các vật như đĩa sen, cành sen, đèn thờ hoa sen trong việc trưng bày cũng như thờ tự mang ý nghĩa đem đến sự thanh thịnh, trang trọng không gian thờ cúng.

Ý nghĩa của hoa sen trong văn hóa Việt Nam: hoa sen còn đại diện cho nét đẹp người phụ nữ Việt Nam nhẹ nhàng, duyên dáng, tinh khôi.

Bó hoa sen nhân ngày 20/10 là một món quà vô cùng tinh tế dành cho đấng sinh thành, thể hiện sự thanh cao, lòng biết ơn của người con dành cho mẹ.

Nét đẹp thanh lịch của đóa hoa sen, vẻ đẹp bình dị mà trang nhã, giàu ý nghĩa, bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến hoa sen đặc biệt đến nhường nào!

Ý nghĩa của hoa sen

Ý nghĩa hoa sen theo màu sắc

– Sen xanh: Là màu hoa tượng trưng cho trí tuệ, kiến ​​thức rộng mở.

– Sen trắng: Là màu hoa tượng trưng cho sự tinh khiết, tịnh tâm trong tâm hồn con người.

– Sen hồng: Là màu hoa tượng trưng cho sự cao quý, thuần khiết.

 – Sen đỏ: Là màu hoa tượng trưng cho trái tim, có ý nghĩa tình yêu chung thuỷ, sự từ bi.

#6 Công dụng của cây sen

Bên cạnh công dụng cho hoa và trồng trang trí cảnh quan thì hầu như mọi bộ phận của cây sen đều có ích. Lá sen được sử dụng như một vật liệu bao bì từ hàng ngàn thế kỷ qua. 

Các bộ phận của cây như: ngó sen, củ sen, hạt sen, còn được dùng phổ biến trong văn hóa ẩm thực đặc biệt là các quốc gia Châu Á. Sen cũng là bài thuốc chữa bách bệnh. 

Tâm sen được dùng như một loại trà thảo mộc có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Công của của cây sen

Dưới đây là một số tác dụng của hạt sen đối với sức khỏe:

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn