Xơ dừa trồng cây công dụng của xơ dừa

xơ dừa trồng cây

Xơ dừa là phần bên trong lớp vỏ của trái dừa, nó giống như những sợi dây đan chồng chéo vào nhau. Xơ dừa trồng cây là một vật liệu truyền thống trong canh tác nông nghiệp.

Xơ dừa thường dùng để làm lớp phủ, cải tạo đất, làm giá thể trồng cây… Bài viết này chia sẻ những cách sử dụng xơ dừa trồng cây và các công dụng khác của loại vật liệu này nhé!

Xơ dừa là gì?

Xơ dừa là một sản phẩm phế thải tự nhiên từ quá trình chế biến dừa, được lấy từ vỏ ngoài của vỏ dừa. Các sợi xơ dừa được tách ra, làm sạch, phân loại và xử lý trước khi vận được sử dụng trong hoạt động trồng trọt.

Trong những năm gần đây, xơ dừa đã được những người làm vườn sử dụng rộng rãi như một chất phủ, cải tạo đất và đặc biệt đây là thành phần đất trồng hiệu quả nhất trong việc trồng cây trong chậu.

xơ dừa là gì

 

Xơ dừa trồng cây 

Các loại đất trồng luôn có sẵn và dễ sử dụng, nhưng dùng đất cho việc trồng cây trong chậu hoặc thùng chứa có những hạn chế. Đất thường không thoát nước tốt và có thể chứa than bùn dễ gây ngập úng cây. Một giải pháp thay thế là dùng xơ dừa hoặc đất mụn dừa. 

xơ dừa có thích hợp cho trồng cây

Xơ dừa được làm từ phần lõi bên trong vỏ dừa. Xơ dừa có khả năng chống nấm tự nhiên, làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu gieo hạt. Mụn dừa cũng được sử dụng như một chất cải tạo đất, giá thể trồng một số loại cây và trong canh tác thủy canh.

Xơ dừa rất thân thiện với môi trường nên có thể tái sử dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch và để khô nước là có thể sử dụng lại. Khi so sánh giữa mụn dừa với đất, mụn dừa giữ ẩm tốt hơn giúp tăng khả năng của rễ cây.

 

Tính chất của xơ dừa trồng cây


1. Khả năng tái tạo

Lớp mùn xơ dừa là một nguồn tài nguyên có thể tái tạo, không giống như than bùn (một loại vật liệu rất tốt cho cây trồng) đến từ các bãi than bùn không thể tái tạo. Ngoài ra, khai thác than bùn không thân thiện với môi trường, trong khi việc thu hoạch xơ dừa trồng cây không đe dọa đến môi trường. 

 

2. Khả năng giữ nước 

Lớp mùn xơ dừa giữ nước nhiều hơn 30% so với than bùn. Nó hấp thụ nước dễ dàng và thoát nước tốt. Đây là một tính chất quan trọng khi sử dụng xơ dừa ở những vùng hạn hán. Vì nếu sử dụng lớp phủ xơ dừa có thể làm giảm 50% lượng nước sử dụng trong việc tưới tiêu.

xơ dừa giúp giữ ẩm tốt cho cây trồng

3. Sử dụng xơ dừa như một loại phân trộn

Xơ dừa rất giàu carbon, đây là một bổ sung hữu ích cho nguyên liệu phân trộn. Nó giúp cân bằng các vật liệu giàu nitơ như cỏ xén và rác thải nhà bếp. Thêm xơ dừa vào đống ủ phân trộn với tỷ lệ hai phần xơ dừa và một phần vật liệu xanh, hoặc sử dụng tỷ lệ bằng nhau giữa xơ dừa và vật liệu nâu.

 

4. Cải tạo đất trồng

Xơ dừa là một chất đa năng sử dụng để cải thiện độ phì nhiêu của những loại đất nghèo dinh dưỡng. Ví dụ, mùn xơ dừa giúp đất cát giữ lại được chất dinh dưỡng và độ ẩm. Là một chất cải tạo đất sét, xơ dừa cải thiện chất lượng đất sét, ngăn chặn sự nén chặt và cho phép sự luân chuyển hơn của độ ẩm và chất dinh dưỡng trong đất sét.

 

5. Điều hòa độ pH của đất trồng

Xơ dừa có độ pH trung tính từ 5,5 đến 6,8. Không giống như than bùn, có tính axit cao với độ pH từ 3,5 đến 4,5. Độ pH của xơ dừa là lý tưởng đối với hầu hết các loại cây, ngoại trừ những cây ưa axit như: đỗ quyên, việt quất…

tạo độ tơi xốp cho đất trồng giúp rễ cây dễ hập phụ chất dinh dưỡng

 

Các cách sử dụng xơ dừa để trồng cây

Bạn có thể sử dụng xơ dừa được xay nhuyễn gọi là mụn xơ dừa giống như loại than bùn. Nó thường được ép thành dạng gạch hoặc dạng viên, phải ngâm nước để chúng vỡ ra trước khi sử dụng.

Mụn dừa cũng được trộn với đất để làm tăng dinh dưỡng cho đất và giúp đất trồng thoáng khí hơn.

Vụn dừa là dạng vỏ dừa được chặt thành khúc nhỏ. Các vụn dừa giúp giữ nước và làm thoáng khí cho đất. 

Xơ dừa trồng cây dạng sợi làm lớp phủ bề mặt cho cây trồng. Giúp giữ ẩm cho đất và tiết kiệm lượng nước cần tưới cho cây bên cạnh đó lớp phủ xơ dừa cũng kiểm soát cỏ dại rất hiệu quả.

 

Trên đây là những chia sẻ về cách dùng và công dụng của xơ dừa trong hoạt động làm vườn. Hãy cùng tiếp tục đồng hành cùng AZ Farming vì một nền nông nghiệp Xanh Sạch Hiện Đại Bền Vững nhé!

 

Bài viết cùng chủ đề:

  17 phương pháp cải tạo đất trồng rau tại nhà

  Cách cải tạo đất trồng cây

  Những loại đất nông nghiệp ở Việt Nam

  Đất trồng rau – tỷ lệ trộn đất trồng rau