Kỹ Thuật Trồng Xoài Hướng Dẫn Chi Tiết

kỹ thuật trồng xoài

Trồng xoài là nghề trồng cây ăn quả hàng đầu ở nước ta và xoài được coi là vua của các loại trái cây. Bên cạnh hương vị thơm ngon và hương thơm hấp dẫn, nó rất giàu vitamin A&C. Cây xoài là cây ăn quả lâu năm yêu cầu chi phí chăm sóc tương đối thấp.

Loại đất và khí hậu thích hợp trồng xoài

Xoài phù hợp trồng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng phù hợp nhất là đất pha cát, đất thịt pha cát, mực nước ngầm từ 2 – 2,5m. Cây xoài cũng có thể phát triển tốt và cho năng xuất cao những nơi đất cằn cỗi chỉ cần đảm bảo cung cấp đủ nước tưới và chất dinh dưỡng.

đất trồng xoài

 

Xoài là cây ăn trái nhiệt đới nên chịu được nhiệt cao khoảng 40 – 450C. Nhiệt độ thích hợp cho cây xoài phát triển là trong khoảng 23 – 280C.

Thời gian trồng xoài

Xoài thường được trồng vào tháng 7-8 ở những vùng có nhiều mưa và trong tháng 2-3 ở những vùng có lượng nước tưới đảm bảo. Trường hợp vùng có lượng mưa lớn nên thì tiến hành trồng vào cuối mùa mưa.

Các giống xoài phổ biến

Hiện tại ở Việt Nam hàng trăm loại xoài khác nhau, tuy nhiên không phải tất cả các giống xoài đều cho năng suất và lợi nhuận. Chỉ một số giống phổ biến mang lại hiệu quả kinh tế cao như: xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu, xoài thái, xoài úc, xoài keo, xoài bốn mùa…. Đây là những giống xoài được bà con nhà nông trồng nhiều trên khắp cả nước.

 

xoài giống

Kỹ thuật trồng xoài

1. Khoảng cách trồng cây xoài

Khoảng cách trồng xoài phổ biến là 10mx10m và 12mx12m tùy vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện chăm sóc. Trong điều kiện tiêu chuẩn khoảng cách trồng 8mx8m với số lượng 130 – 150 cây trên một ha là phù hợp. Tuy nhiên nếu trồng mật độ cao thì sau này cần thường xuyên kiểm tra chặt bỏ, tỉa cành tránh để quá rậm rạp.

 

khoảng cách trồng xoài trong vườn


2. Kỹ thuật trồng xoài từ hạt

Khi chọn hạt xoài giống bà con cần lưu ý chọn hạt ở những giống cây tốt, cây đang trong thời kỳ sung sức. Quả để chọn làm giống là những quả không bị sâu hại, nấm bệnh, không bị dị biến.

Hạt xoài cần được vùi trong đất tơi xốp khoảng 5cm, khoảng cách giữa các hạt giống là 15cm. Sau khi hạt giống nảy mầm bà con cần tách sớm những mầm cây yếu ớt, những cây hữu tính (vì một hạt xoài giống có thể mọc 3 – 5 mầm). Khi cây con được khoảng 4 lá xanh thì bà con bứng cây qua liếp giâm hoặc bầu đất. Sau khoảng 2 tháng là bà con có thể đưa vào hố trồng mới.

 

cách trồng xoài từ hạt

Trước khi trồng bà con cần lên liếp, đào hố, tiến hành bón lót 2kg/hố phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 3 đặc biệt. Hố trồng thường có kích thước 60 – 60 – 60cm. Ở các vùng đất thấp thì bà con nên trồng trên liếp để hạn chế việc ngập úng. Liếp thường có đường kính khoảng 90 – 100cm, cao khoảng 50 – 60cm.

3. Kỹ thuật ghép xoài

Một số phương pháp ghép ở trên cây xoài: ghép chữ T, ghép cửa sổ, ghép áp, ghép nêm cối, ghép chẻ bên, ghép dưới vỏ… Trong đó phương pháp ghép áp và ghép mắt là 2 phương pháp phổ biến nhất.

Bà con chọn gốc ghép là những gốc từ giống xoài của địa phương vì những gốc ghép này có khả năng thích ứng cao. Để giữ được đồ đồng đều trong vườn ươm bà con nên dùng gốc ghép ở nhóm đa phôi.

 

cách ghép xoài giống

Thời vụ thích hợp để ghép xoài thường vào vụ xuân ( từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch) hoặc vụ thu (từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch) lúc này khí hậu mát mẻ thuận lợi cho cây phát triển.

Để việc ghép xoài thuận lợi bà con nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: dao ghép, băng keo hặc dây nilon, cành ghép. Yêu cầu của cành ghép: là cành bánh tẻ, có từ 2 – 3 đợt lộc, dài khoảng 35 – 40cm, có kích thước bằng với kích thước của gốc ghép. Cành ghép là cành sạch sâu bệnh, không bị dị tật.

Ghép áp 

Ưu điểm của phương pháp này là tỉ lệ sống cao, cây phát triển nhanh, khỏe. Tuy nhiên việc làm này yêu cầu sự tỉ mỉ, chi phí cao hơn các phương pháp ghép khác và tốn công hơn nhất là việc đưa cây con vào sát với vị trí ghép ở trên cây mẹ.

Cách thực hiện ghép tháp như sau: Tại vị trí ghép bà con dùng dao sắc cắt 1 lát dài 5 – 6cm trên gốc ghép lẫn cành ghép. Sau đó đặt cành ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon quấn lại. Để tránh nước mưa thấm vào gây thối chỗ ghép, bà con nên sử dụng sáp hoặc nến bôi xung quanh chỗ quấn nilon. Khoảng 2 – 4 tháng sau khi ghép, lúc các vết ghép đã dính liền với nhau bà con có thể cắt rời khỏi cây mẹ.

Ghép mắt 

Cách ghép này cũng tương tự với cách ghép chữ T, cửa sổ.

Cách thực hiện như sau: Sau khi chọn được mắt ghép bà con tiến hành cắt bỏ lá trên mắt ghép, giữ nguyên phần cuống, 2 tuần sau khi cắt bỏ lá, ở phần nách đã có dấu hiệu mọc chồi thì bà con cắt cả cành xuống để lấy mắt ghép. Kỹ thuật ghép mắt ở cây xoài cũng tương tự như kỹ thuật ghép mắc cỡ cây cam, bưởi.

 

4. Yêu cầu về phân bón

Giai đoạn cây tơ: Hàng năm nên bón mỗi gốc từ 200-400g phân NPK 16-16-8 và khoảng 200g phân urê, lượng phân này được chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Về cách bón, có thể bón theo lỗ hoặc rải đều xung quanh gốc theo phạm vi của tán và cách gốc từ 0,3-0,5m. Ngoài ra, nên bón bổ sung từ 1-3 kg phân KOMIX chuyên dùng cho cây ăn trái để bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cây xoài phát triển ổn định.

Giai đoạn cây trưởng thành: Bón tối thiểu từ 2-5kg/cây loại phân NPK 16-16-8 và từ 3-4 kg phân KOMIX, chia đều 2 lần bón vào đầu mùa mưa (lúc cây mang trái) và vào tháng 9-10 dương lịch (trước khi cây ra hoa). Lượng phân bón có thể tăng sau những năm trúng mùa để cây phục hồi sức cho trái năm sau.

 

5. Yêu cầu về tưới tiêu

Các cây non cần được tưới nước thường xuyên để phát triển tốt. Đối với cây đã trưởng thành, tưới vào khoảng thời gian từ 10 đến 15 ngày từ khi đậu trái đến khi chín. Điều này giúp tăng năng suất. Tuy nhiên, không nên tưới trong vòng 2-3 tháng trước khi ra hoa vì nó có khả năng thúc đẩy sự phát triển của cây sinh dưỡng khi ra hoa ảnh hưởng đến khả năng đậu trái.

 

Các loại sâu bệnh thường gặp khi trồng xoài

Bệnh thán thư: thường do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây nên. Bệnh có thể gây hại trên lá, hoa, trái của cây xoài. Ở trên hoa bệnh xuất hiện khiến hoa bị rụng, bông chuyển thành màu đen. Làm giảm năng suất của cây. Ở trên trái bệnh xuất hiện từ khi trái còn nhỏ cho đến lúc thu hoạch làm  làm giảm chất lượng, ngoại hình của trái, trái bị chai sượng, thậm chí thối rụng….Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 7 ngày phun 1 lần, sau đó 1 tháng phun 1 lần.

Bệnh phấn trắng: Bệnh do nấm Oidium mangiferae gây ra, bệnh phát triển mạnh khi thời tiết nóng ẩm hay có sương vào buổi tối. Dấu hiệu hiệu để nhận biết cây bị bệnh tấn công chính là ở trên lá xoài non, trái non… có lớp phấn màu trắng. Lúc đầu bệnh xuất hiện ở trên hoa sau đó lây qua lá, cuống lá, trái non, cành. Dùng Ridomil MZ 72 WP, Anvil 5SC,…

Bệnh khô đọt, thối trái: Do nấm Diplodia natalensis gây nên, bệnh xuất hiện nhiều vào màu mưa, khi thời tiết nóng ẩm. Triệu chứng của bệnh trên nhánh là những đốm sậm màu rồi lan qua các đọt non, cuống lá có màu nâu.  dùng Boocđô phun định kỳ lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%.

Sâu đục trái, ruồi đục trái: Sâu đục trái gây hại ở mọi giai đoạn của trái. Sâu non thường gây hại bằng cách xâm nhập vào cuống trái rồi xâm nhập vào bên trong trái và gây hại, sâu khiến trái bị thối, rụng. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95SP.

Sâu cắn lá: Sâu thường xuất hiện ở các vườn ươm cây con hoặc các chồi cây, lá non. Sâu cắn phá hoại lá làm giảm khả năng phát triển của cây.

 

Trồng xen canh trong vườn Xoài

có thể trồng xen trong vườn xoài các loại cây khác như: rau, đậu, thời gian ngắn và các loại trái cây thân thấp như đu đủ , ổi , đào , mận…. tùy thuộc vào các yếu tố khí hậu phù hợp với loại cây nào. Các yêu cầu về nước và dinh dưỡng của cây trồng xen phải được đáp ứng riêng biệt.

 

Thu hoạch và sản lượng xoài

Cây xoài ghép bắt đầu cho trái từ năm thứ 3 trở đi. Tuy nhiên, cây con trồng trực tiếp có thể mất 5 – 7 năm. Năng suất xoài rất khác nhau, tùy thuộc vào giống và điều kiện khí hậu nông nghiệp.

Khi bắt đầu cho quả ở năm thứ 3 – 4, năng suất có thể thấp từ 10 – 20 quả (2 – 3 kg) / cây, tăng lên 50 – 75 quả (10 – 15 kg) trong những năm tiếp theo, và khoảng 500 quả (100kg) vào năm thứ mười. Ở nhóm tuổi từ 20 đến 40 năm, một cây cho 1.000-3.000 quả (200-600 kg) trong một năm. 

thu hoạch xoài

Thời gian bảo quản xoài ngắn (từ 2 đến 3 tuần), chúng được làm lạnh càng sớm càng tốt ở nhiệt độ bảo quản 13 độ C. Một số giống có thể chịu được nhiệt độ bảo quản 10 độ C. 


Trên đây là tất cả những thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài bạn cần biết. Hãy tiếp tục đồng hành cùng AZ Farming vì nền nông nghiệp xanh sạch nhé!

  Kỹ thuật trồng ổi

  Kỹ thuật trồng dưa hấu

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn