Kỹ Thuật Nuôi Dê Cho Người Mới Bắt Đầu

kỹ thuật nuôi dê

Dê thường được gọi là ‘Bò của người nghèo’ là loại vật nuôi rất quan trọng trên các vùng đất khô hạn. Nuôi dê phù hợp với nông dân ít vốn và không cần có khu đất quá rộng. 

Rủi ro trong chăn nuôi dê ít hơn so với các loài vật nuôi khác. Dê có khả năng chống lại bệnh tật tốt, phát triển trong một thời gian ngắn và mang lại doanh thu nhanh chóng.

Những lợi thế khi chăn nuôi Dê

Bắt đầu việc kinh doanh chăn nuôi dê cần vốn đầu tư quá nhiều.

Dê không đòi hỏi một diện tích đất lớn để làm chuồng trại vì kích thước cơ thể của chúng tương đối nhỏ hơn so với các động vật chăn nuôi khác.

Dê là loài lai tạo tốt, chúng đạt đến độ tuổi trưởng thành và có thể sinh sản trong vòng 7-12 tháng tuổi và đẻ con trong thời gian ngắn. Hiện có một số giống dê sinh rất nhiều con.

Rủi ro đối với chăn nuôi dê (ngay cả ở những vùng hạn hán) ít hơn bất kỳ hoạt động kinh doanh chăn nuôi nào khác.

Cả dê đực và dê cái đều có giá trị / giá bán trên thị trường gần như ngang nhau.

Dê là động vật đa dụng. Chúng có thể nuôi để sản xuất sữa, lấy thịt,  lấy da… cùng một lúc.

Không cần đầu tư một hệ thống chuồng trại cao cấp cho dê. Thậm chí, chúng có thể dễ dàng sống chung với những vật nuôi khác.

Dê ít bị bệnh hơn các vật nuôi khác.

Bạn có thể sử dụng phân dê như một loại phân bón tự nhiên chất lượng cao trong hoạt động canh tác trồng trọt. Điều này sẽ trực tiếp giúp tối đa hóa sản lượng cây trồng.

 

Các giống dê phổ biến tại Việt Nam

Có rất nhiều giống dê được thuần dưỡng và chăn nuôi ở nước ta. Một số giống dê phổ biến như: dê cỏ (dê địa phương), dê bách thảo, dê boer (có nguồn gốc từ Châu Phi), dê Jamnapari (giống dê nổi tiếng Ấn Độ), dê Alpine (giống dê pháp), dê Beetal, dê Barbari…

 

các giống dê phổ biến

Tùy vào điều kiện và ưu nhược điểm của những giống dê mà bà con chọn lựa loại dê phù hợp để chăn nuôi mang lại kinh tế cao.

 

Kỹ thuật chăn nuôi dê

Kỹ thuật chăn nuôi dê không khó, chỉ cần bỏ tâm huyết quan tâm, chăm sóc đàn dê thì bà con sẽ được trả công xứng đáng.

1. Làm chuồng dê

Hướng chuồng: Nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để chuồng thông thoáng, mát mẻ. Với phương pháp pháp chăn thả tự nhiên thì không bắt buộc. 

Vị trí chuồng: Chuồng dê phải có áo, không bị ẩm ướt, trũng nước. Lựa chọn vị trí làm chuồng sạch sẽ, yên tĩnh, cách xa khu dân cư, nguồn nước nhưng phải đảm bảo dễ dàng quản lý, chăm sóc và vệ sinh. 

Diện tích chuồng nuôi: Phụ thuộc vào số lượng đàn vật nuôi. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng mật độ trung bình từ 1 – 1.5 con/m2.

 

chuồng nuôi dê

Độ cao của chuông: Khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất phải cao từ 50 – 80cm.

Độ nghiêng của chuồng: Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng từ 2 – 3%, dốc dần về phía rãnh thoát nước.

Thành chuồng: thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu từ 1,5 – 1,8cm, đóng bằng gỗ hoặc tre.

Bà con phải làm cửa chuồng dê để quản lý, bảo vệ và thuận tiện trong việc xuất bán đàn dê. Cửa chuồng yêu cầu rộng từ 60 – 80cm. Đối với mô hình nuôi dê nhốt chuồng khép kín, trong chuồng nuôi bà con phải treo máng thức ăn tinh, máng thức ăn thô xanh, máng uống.

 

2. Thức ăn cho dê

Dê tiêu thụ nhiều loại thức ăn và và nhiều loại cây cỏ khác nhau. Đối với thức ăn công nghiệp dê thích ăn các loại thức ăn gia súc từ cây họ đậu.

Thức ăn thô xanh: Cùng cấp đến 70% năng lượng, gồm các loại cỏ mọc tự nhiên, cỏ trồng, thân  cây ngô, lá mía, lá sắn, dây khoai lang, thân cây chuối, thân cây đậu, rơm rạ, các loại củ như khoai lang, củ cải, bí bầu.

Thức ăn tinh: Các loại hạt ngũ cốc và bột nghiền của chúng

Thức ăn bổ sung: Các loại khô dầu, bột xương, bột cá, bột sò, chế phẩm sinh học, ure, mật rỉ đường.

Các loại thức ăn xanh nên được cắt nhỏ để dê ăn hết cả phần lá và phần cuống cứng, tránh lãng phí.

 

thức ăn chăn nuôi dê

3. Nước uống cho dê

Dê dưới 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 0,5 lít nước sạch/ ngày. Dê trên 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 5 lít nước sạch/ ngày.

 

4. Phòng bệnh khi nuôi dê

Dê dễ mắc các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng… đây đều là những bệnh có tỷ lệ chết cao. Nên dù là nuôi dê chăn thả hay nuôi dê nhốt chuồng thì bà con phải lưu ý các biện pháp phòng bệnh quan trọng sau:

Dê mới mua về cần được cách ly từ 30 – 40 ngày trước khi nhốt chuồng.

Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.

 

giữ chuồng nuôi thoáng mát

Định kỳ khử trùng cho chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu nước, phát bụi rậm xung quanh để hạn chế mầm bệnh 

Dê nuôi nhốt chuồng cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kịp thời phát hiện con dê ốm yếu, bệnh để cách ly. 

Phải tuân thủ nghiêm ngặt kịch tiêm phòng vacxin cho đàn dê theo chỉ dẫn của các cơ quan thú ý. Mỗi năm phải tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
Dê cần được tẩy giun ít nhất 2 lần / năm để giữ sức khỏe tốt. Trước khi phối giống dê cần được tẩy giun.

 

Lợi nhuận từ việc nuôi dê

Nuôi dê là một một ngành chăn nuôi mang lại kinh tế và khả thi cho bà con nông dân ít vốn. Vốn đầu tư mua dê giống tương đối thấp. Với giá 1 con bò, bà con có thể mua được 10 con dê giống chất lượng. 

Nhu cầu về dê thịt và dê giống rất cao, có thể dễ dàng bán và thu tiền bất cứ lúc nào. Dê có tuổi thọ từ trung bình 10 -15 năm, thời gian mang thai ngắn hơn (150 ngày). 

Ngoài việc chăn nuôi dê lấy thịt và sữa, phân dê cũng là một nguồn thu nhập từ hoạt động nuôi dê.

 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi dê mà bà con có thể tham khảo. Hãy tiếp tục đồng hành cùng AZ Farming vì một nền nông nghiệp xanh sạch nhé!

Kỹ thuật nuôi thỏ

Kỹ thuật nuôi chim cút

2 thoughts on “Kỹ Thuật Nuôi Dê Cho Người Mới Bắt Đầu

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn