Cây Hạnh Phúc (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)

Cây Hạnh Phúc

Cây Hạnh Phúc (Radermachera sinica) hay cây Rà đẹt hoa trắng là một trong những loài cây cảnh trang trí phổ biến và có nhiều công dụng.

Trong bài chia sẻ này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin thực vật, cách trồng, cách chăm sóc, ý nghĩa và công dụng của loài cây Rà đẹt này nhé!

#1 Giới thiệu về cây hạnh phúc

Cây hạnh phúc có nguồn gốc từ các vùng núi cận nhiệt đới của châu Á, là cây thường xanh, thuộc họ Bignoniaceae. Loại cây này giống như một cây gỗ, với những chiếc lá màu xanh ở giữa có màu xanh bóng và chia thành các lá chét. 

Chúng còn thường được gọi là cây búp bê Trung Quốc. Loại cây này khá nhỏ gọn và rất dễ chăm sóc. Rất thích hợp để trồng trong nhà, phát triển nhanh và có tác dụng lọc không khí rất tốt.

Một số thông tin thực vật học của cây hạnh phúc:

Tên khoa họcRadermachera sinica
Loài (species)R. sinica
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Bignoniaceae
Chi (genus)Radermachera
Giới (regnum)Plantae
Tên tiếng anh thường gọiChina doll plant, serpent tree, emerald tree
Tên gọi khácRà – đẹt hoa trắng, Rà – đẹt tàu, Boọc Bịp hoa trắng, Rọc rạch, Hầu dâu, Xoan dâu
Loại thực vậtLá rộng thường xanh
Chiều cao1m – 2m
Tán rộng30cm  – 100cm
Sử dụng trong vườnCây trang trí trong nhà, cây cảnh, cây phong thủy
Thông tin chi tiết về cây hạnh phúc

Radermachera sinica có tên trong tiếng Việt là Rà – đẹt hoa trắng, Rà – đẹt tàu, Boọc Bịp hoa trắng, Rọc rạch, Hầu dâu, Xoan dâu là một loài thực vật thường xanh thuộc họ Đinh có phân bổ tự nhiên ở miền nam Trung Quốc, miền bắc Việt Nam, miền bắc Miến Điện.

#2 Cách trồng cây hạnh phúc

Là một loại cây có nguồn gốc nhiệt đới Châu Á, cây hạnh phúc rất thích hợp và sinh trưởng nhanh với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cây rà đẹt:

Nhiệt độ18 – 30 độ C
Ánh ánhƯa sáng và bóng râm một phần
Đất trồngĐất giàu dinh dưỡng, tơi xốp thoát nước tốt
Độ pH của đất6.0 – 7.2
Nhân giốngGiâm cành, chiết cành
Nhu cầu nướcTrung bình cộng
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân chuồng, phân NPK
Cắt tỉaThường xuyên
Sâu bệnhVảy trắng, rệp sáp và bọ nhện
trồng cây hạnh phúc

1. Chuẩn bị đất trồng

Cây hạnh phúc phát triển tốt trên đất trồng cần tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Có thể sử dụng đất thịt tại vườn trộn với xơ dừa, mùn cưa, phân chuồng hoai… để tăng độ tơi xốp và khả năng thoát nước của đất.

2. Chuẩn bị cấy giống

Để cây con sinh trưởng nhanh, bạn nên nhân giống bằng cách chiết cành. Lựa chọn cành khỏe mạnh, lá xanh, không sâu bệnh sau đó tiến hành khoanh vỏ, đắp bầu. Khi nào cành ra rễ thì cắt và trồng vào chậu, tưới nước thường xuyên là cây sẽ sống tốt.

Ngoài ra bạn cũng có thể mua cây giống tại các vườn cây cảnh tại địa phương. Hiện nay cây hạnh phúc giống được bán khá phổ biến với giá cả rất phải chăng

3. Kỹ thuật trồng cây hạnh phúc

– Trồng ngoài đất: Chọn vị trí trồng thích hợp, nơi khô ráo, nhiều ánh sáng. Tiến hành đào hố trồng rộng khoảng 20cm đường kính bầu cây giống, sâu bằng chiều cao của bầu cây. 

Bón lót một ít phân hữu cơ, phân chuồng dưới đáy hố, đặt cây giống chính giữa hố trồng, lấp đất lại nhưng không nén quá chặt.

Tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm cho cây, chỉ vài ngày là cây sẽ bén rễ và sinh trưởng như bình thường.

– Trồng cây trong chậu: Chọn vật liệu chậu trồng theo sở thích và điều kiện của bạn nhưng kích thước chậu phải đủ lớn để cây phát triển khi trưởng thành, chậu phải có lỗ thoát nước để tránh ngập úng. 

Tùy kích thước của chậu mà ta lót một lớp đất nền khoảng 1/3 chậu, sau đó cho cây vào chính giữa chậu vào và lấp đất, nén chặt đất quanh gốc để cố định cây. Tưới nước thường xuyên để cấp ẩm cho cây và che chắn cho cây trong giai đoạn đầu.

#3 Cách chăm sóc cây hạnh phúc

1. Nhu cầu nước

Tưới nước hàng ngày cho cây để cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không tưới quá nhiều nước tránh rễ cây bị ngập úng. Khi thấy lá bị úa vàng thì ngưng tưới.

2. Ánh sáng

Cây hạnh phúc là loại cây ưa ánh, đặc biệt là ánh nắng buổi sáng. Cần cung cấp đủ ánh sáng cho cây để cây quang hợp. Tuy nhiên bạn không nên để cây ở những nơi có ánh nắng quá gắt.

3. Cắt tỉa

Loại bỏ những cành lá bị héo úa để phòng sâu bệnh phát sinh gây hại cây. Thường xuyên tỉa bớt những nhánh bé hoặc kém phát triển cũng như những lành vươn ra quá dài để tạo hình dáng cho chậu cây hạnh phúc đẹp hơn.

chăm sóc cây hạnh phúc

4. Bón phân

Bón phân định kỳ khoảng 2 tháng một lần, chủ yếu là các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoại mục hoặc phân trùn quế. Khi cây ra hoa cần bón thêm ít phân có hàm lượng kali cao, khi cắt hoa cần bón thêm phân DAP.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Vảy trắng, rệp sáp và bọ nhện là những vấn đề thường gặp khi trồng cây hạnh phúc. Những loài sâu bệnh gây hại này có thể được điều trị bằng thuốc trừ sâu tự nhiên, chẳng hạn như dầu neem. 

Ngoài ra khi thấy lá cây bị úa vàng thì rất có thể bạn đã tưới nước quá mức cần thiết cho cây. Khi đó bạn nên dừng tưới nước trong một khoảng thời gian và bắt đầu tưới lại với lượng nước vừa đủ để giữ ẩm cho đất.

6. Thay đất cho chậu

Nếu trồng cây hạnh phúc trong chậu, thông thường định kỳ khoảng 1 năm bạn nên thay đất mới cho chậu để đảm bảo cây phát triển tốt trong thời gian lâu. 

Vì trong thời gian dài chất dinh dưỡng trong đất củ trong chậu đã được cây sử dụng hết, việc bón phân thường xuyên cũng không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây sinh trưởng được lâu.

#4 Ý nghĩa của cây hạnh phúc

Cây hạnh phúc có ý nghĩa gắn kết các mối quan hệ trong cuộc sống cũng như trong công việc, giúp các thành viên trong gia đình đoàn kết, hòa thuận, giữ gìn hòa khí.

Trồng cây Hạnh phúc trong nhà còn giúp mang đến sự sung túc cho gia chủ, thể hiện sự tinh tế trong tính cách. Loài cây cảnh này còn thể hiện một niềm tin, hy vọng, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

Trong quan niệm phong thủy, người mệnh Kim và mệnh Thủy khi trồng cây này trong nhà sẽ cân bằng lại được cuộc sống, giúp họ thư thái và có nhiều động lực làm việc hơn.

#5 Công dụng của cây hạnh phúc

Cây cảnh trang trí: với ưu điểm là dáng đẹp, cành lá xanh bóng xum xuê, cây Hạnh phúc đã được sử dụng như một loại cây cảnh trong nhà rất phổ biến. 

Bạn có thể sử dụng loại cây này để trang trí trong nhiều không gian khác nhau như: trong phòng khách, văn phòng làm việc, tiền sảnh, hành lang, sân vườn, sân thượng, quán cafe…

Giúp thanh lọc không khí: cây Hạnh phúc còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn ô nhiễm, giúp không gian nơi bạn sinh sống, làm việc luôn trong lành.

Giúp giảm stress: Một chậu cây hạnh phúc với những cành lá xanh tươi sẽ giúp bạn giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống và công việc rất hiệu quả.

Làm quà tặng: cây hạnh phúc còn thường được dùng để làm quà tặng cho bạn bè, người thân trong các dịp lễ như tân gia, cưới hỏi.

Mọi người cùng hỏi

Trong phong thủy, Kim sinh Thủy nên đây cũng là loại cây gắn bó nhiều với người mệnh Thủy, đem đến cho mệnh này nhiều may mắn, tài lộc.

Vì thế loài cây này đặc biệt thích hợp với người mệnh Kim và mệnh Thủy.

Loại cây này phù hợp với 12 tuổi theo 12 con giáp. Do đó, ai cũng nên sở hữu loại cây này trong nhà để gia tăng sung túc.

Loài cây này có tên khoa học là: Radermachera sinica

Nhưng chúng thường được gọi với những cái tên phổ biến hơn như: China doll plant, serpent tree, emerald tree

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn