Cây Kim Ngân (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)

Cây Kim Ngân

Cây Kim Ngân (Parachi Aquatica) là loại cây cảnh, cây phong thủy phổ biến được trang trí trong nhà, văn phòng và là món quà tặng ý nghĩa. 

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin thực vật, cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của loài cây kiểng này nhé!

#1 Giới thiệu về cây kim ngân

Cây kim ngân còn thường được gọi là cây hạt dẻ Guiana, là một loài cây có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ đã trở thành một loại cây trồng trong nhà phổ biến. Những cây này có thể cao tới 18m trong môi trường tự nhiên, cây có lá hình thuôn dài màu xanh đậm.

Loài cây này được trồng phổ biến như một loại cây trồng trong nhà ở Đài Loan vào những năm 1980, cây kim tiền rất nổi tiếng trong số những cây trồng phong thủy và được cho là tạo ra nguồn năng lượng tích cực trong nhà. 

Cây kim ngân cảnh được bán phổ biến nhất dưới dạng cây nhỏ gồm nhiều thân (từ 3 – 6 thân cây) bện lại với nhau thành một thân lớn. Những cây được bện bởi vườn ươm khi chúng còn nhỏ và sẽ tiếp tục phát triển khi chúng trưởng thành.

Khi được trồng ngoài trời, cây kim ngân cho ra những bông hoa màu trắng hơi vàng tuyệt đẹp, và những quả hạt lớn với những hạt giống như hạt đậu phộng bên trong.

Một thông tin thực vật học của loài cây kim ngân:

Tên khoa họcPachira aquatica
Lớp cao hơnChi Thắt bím
Chi (genusPachira
Loài (species)P. aquatica
Họ (familia)Malvaceae
Giới (regnum)Plantae
Tên tiếng anh thường gọiMoney tree, Guiana chestnut, Saba nut, Monguba
Tên gọi khácCây kim ngân, cây thắt bím, cây bím tóc
Loại thực vật Cây thân gỗ
Chiều cao1m – 3m (trồng trong nhà)
Tán rộng50cm – 1m
Sử dụngCây cảnh, cây phong thủy, cây trang trí
Thông tin chi tiết về cây kim ngân

Pachira aquatica còn gọi là kim ngân, phát tài một loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ. Loài này được Jean Baptiste Christophore Fusée Aublet mô tả khoa học đầu tiên năm 1775.

#2 Cách trồng cây kim ngân

Trồng cây kim ngân tương đối đơn giản và việc chăm sóc chúng cũng không tốn nhiều công sức và thời gian. Loài cây này có nguồn gốc nhiệt đới nên rất thích hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. 

Một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cây kim ngân:

Nhiệt độ12 – 28 độ C
Ánh sángÁnh nắng toàn phần đến bóng râm một phần
Đất trồngĐất tơi xốp thoát nước tốt
Độ pH của đất6.5 – 7.5
Nhân giốngBằng hạt, giâm cành
Nhu cầu nướcTrung bình
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân chuồng hoai
Sâu bệnhRệp sáp và vảy trắng
trồng cây kim ngân

1. Đất trồng

Loại đất thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng là tốt nhất cho cây kim tiền. Để chuẩn bị loại đất này bạn có thể trộn hỗn hợp đất theo phần trăm: 50% đất thịt hoặc đất vườn + 25% cát, sỏi + 25% thành phần hữu cơ (tro trấu, phân trộn, phân chuồng hoại mục, phân trùn quế…)

2. Chọn chậu trồng

Loại chậu trồng cây kim ngân nên chọn chậu có kích thước lớn vì đây là loài cây lâu năm và phát triển rất nhanh. Bạn có thể chọn nhiều chất liệu chậu khác nhau như chậu nhựa, chậu đất nung và phổ biến là loại chậu sành sứ.

3. Chọn cây giống

Cây kim ngân có thể được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian AZ Farming khuyên bạn nên mua cây giống con tại các cửa hàng để tiết kiệm thời gian trồng.

Cây giống kim ngân hiện nay được bán phổ biến và giá cả rất phải chăng, nên bạn chỉ cần chọn cây con khỏe mạnh để cây có thể phát triển nhan và ra lá đẹp.

4. Kỹ thuật trồng kim ngân trong chậu

Đầu tiên bạn cho một lớp cát hoặc sỏi nhỏ vào bên dưới đáy chậu để cho giúp chậu cây có thể thoát nước tốt và tạo độ thông thoáng cho rễ cây phát triển.

Cho đất trồng đã chuẩn bị trước vào khoảng ½ chậu và đặt cây kim ngân vào chính giữa chậu, tiếp đó cho phần đất còn lại vào sao cho lớp đất mặt cách miệng chậu khoảng 5cm. Dùng tay ấn chặt đất quanh gốc để cố định cho cây thẳng đứng.

Sau đó trồng xong, bạn tưới đẫm nước cho cây và đặt chậu cây ở vị trí thoáng mát nhiều bóng râm cho tới khi nào thấy cây bắt đầu ra rễ mới và phát triển cứng cáp thì có thể chuyển cây đến vị trí bạn muốn đặt chậu.

#3 Chăm sóc cây kim ngân

1. Nhu cầu nước

Cây kim ngân cần được tưới nước thường xuyên, nhưng với một lượng nước tưới vừa phải. Tránh tưới quá sũng nước rất dễ làm cây bị thối rễ. Vào những ngày nắng nóng thì bạn cần tưới lượng nước nhiều hơn bình thường.

2. Cắt tỉa cây

Cắt tỉa là một phần quan trọng trong việc chăm sóc cây kim ngân của bạn, đặc biệt nếu bạn muốn tạo dáng cho cây gọn gàng và có hình thù đẹp mắt hơn. Bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa các lá phía dưới cũng có thể giúp khuyến khích sự phát triển ở phần ngọn của cây.

3. Nhu cầu phân bón

Bón một lượng phân hữu cơ vừa phải hàng tháng cho cây để cây có đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Để kích thích cây ra lá hoặc ra hoa và quả nếu trồng ngoài đất thì bạn nên bón thêm phân NPK 20-20-15 dưới dạng hòa tan trong nước và tưới cho cây.

chăm sóc cây kim ngân

4. Sâu bệnh gây hại

Cây kim ngân dễ bị nhiễm một số loại sâu bệnh phổ biến khi trồng trong nhà như: rệp sáp và vảy. Nếu bị nhiễm bệnh, hãy xử lý cây ngay lập tức bằng cách sử dụng thuốc diệt côn trùng sinh học, như dầu neem.

Một vấn đề thường gặp nữa đối với cây kim ngân trồng trong nhà là bệnh vàng lá. Nguyên nhân chủ yếu là do tưới nhiều nước hoặc không gian xung quanh kín khiến không khí lưu thông kém, làm cho lá bị vàng và rụng. 

Khắc phục bệnh vàng lá: khi phát hiện bệnh vàng lá bạn nên tạm ngưng tưới nước và đưa cây ra đặt ở vị trí thông thoáng. Để đất khô mới bắt đầu tưới nước lại và cần lưu ý lượng nước tưới.

#4 Ý nghĩa phong thủy của cây kim ngân

Theo quan niệm phong thủy cây kim ngân được cho là mang tới các nguồn năng lượng tích cực, giúp cân bằng hòa hợp mọi yếu tố: tiền tài, thịnh vượng, hạnh phúc, may mắn cho gia chủ.

Cây kim ngân có ý nghĩa phát tài, sự giàu có, vì vậy sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng cho người trồng nó. Vì vậy, đặt một chậu kim ngân trong nhà hoặc nơi làm việc sẽ mang lại sự ổn định tài chính, thu hút tiền tài, đặc biệt là những người kinh doanh.

Một cuốn kim ngân thường có 5 lá, điều này tượng trưng cho đủ 5 yếu tố trong ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chính vì thế, nhiều người cho rằng: loài cây này giúp duy trì sự cân bằng, ổn định, hài hòa cho một không gian mà không phải loại cây nào cũng có.

#5 Các công dụng của cây kim ngân

Làm sạch không khí: Kim ngân là cây cảnh thuộc top những loại cây lọc không khí tốt nhất. Chúng có khả năng làm giảm các chất Khí Xylene, Formaldehyde,  benzene, Trichloroethylene có trong không khí.

Cây cảnh trang trí: Đây là một trong những loài cây cảnh trang trí trong nhà phổ biến và rất được yêu thích. Với những thân cây lớn, những tán lá xanh, bên cạnh việc chúng sinh tốt trong môi trường ánh sáng nhân tạo đã làm cho cây kim ngân rất được yêu thích để làm cây trang trí trong nhà và văn phòng.

Công dụng và ý nghĩa của cây kim ngân

Làm quà tặng: Với những ý nghĩa mang trong mình về tiền tài, may mắn và thịnh vượng, loài cây này trở thành món quà ý nghĩa để trao tặng cho nhau những dịp đặc biệt như: tân gia, khai trương, tặng đối tác kinh doanh…

Mọi Người Cùng Hỏi

Theo quan niệm phong thủy thì Mộc sinh Hỏa, vì vậy cây kim ngân sẽ hợp mệnh Hỏa và cả mệnh Mộc.

Cây kim ngân hợp với nhiều tuổi, nhưng phong thủy nhất nhất là với người tuổi Tuất và Hợi.

Đối với tuổi tuất: loài cây này hỗ trợ cho người tuổi Tuất ở thu hút tiền tài, công danh, nhanh chóng tích lũy tiền bạc và cơ hội.

Đối với tuổi hợi: Cây kim ngân phong thủy được đánh giá là sẽ giúp người tuổi Hợi có thể khắc phục các nhược điểm trên trong tính cách của mình.

Một số công dụng của kim ngân như:

  • Kim ngân còn có tác dụng đuổi muỗi rất tốt.
  • Giúp tâm trí bình yên, thư giãn.
  • Trang trí phòng khách, văn phòng…
  • Làm quà tặng

Kim ngân có tên khoa học là: Pachira aquatica

Tuy nhiên chúng được biết đến phổ biến với các tên gọi như: Money tree, Money plant, Guiana chestnut, Saba nut, Monguba

Bạn không cần bỏ nhiều thời gian chăm sóc khu vườn thủy canh của mình như khu vườn trồng bằng đất. Một khi bạn đã thiết lập hệ thống thủy canh đúng cách, thời gian và chi phí bảo trì hệ thống rất ít. 

Điều này bao gồm cả việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và kiểm tra các vấn đề của cây trồng trong quá trình sinh trưởng

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn