Cây Hương Thảo (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)

Cây Hương Thảo

Cây Hương Thảo (Salvia rosmarinus) không chỉ là một loại cây cảnh mà còn là một loại cây thảo mộc tuyệt vời để trồng trong nhà với nhiều công dụng và lợi ích của chúng.

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin thực vật, cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng của cây hương thảo nhé!

#1 Giới thiệu về cây hương thảo

Hương thảo là một loại cây bụi thường xanh lâu năm có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Cây có thể cao đến 1,5m nếu trồng ngoài đất với những chiếc lá hình kim và hoa màu xanh lam rực rỡ. Đây là một loại thảo mộc có một mùi thơm rất đặc biệt. 

Ngoài việc dùng để làm cây cảnh trang trí, Hương thảo còn được sử dụng để làm gia vị cho nhiều món ăn khác nhau. Và một lợi ích khác của loài cây này là chúng có khả năng xua đuổi côn trùng, đặc biệt là muỗi.

Một số thông tin thực vật học của loài hương thảo:

Tên khoa họcSalvia rosmarinus
Họ (familia)Lamiaceae
Giới (regnum)Plantae
Loài (species)R. officinalis
Bộ (ordo)Lamiales
Chi (genus)Rosmarinus
Tên tiếng anh thường gọiRosemary
Tên gọi khácMê điệt hương
Loại thực vậtThân thảo lâu năm
Chiều cao30cm – 50cm
Tán rộng20cm – 30cm
Sử dụngCanh cảnh trong nhà, cây thảo mộc
Giới thiệu về cây hương thảo
Hương thảo hay Mê điệt hương, tên khoa học Rosmarinus officinalis, là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.

#2 Cách trồng cây hương thảo

Cách trồng và chăm sóc hương thảo tương đối dễ dàng, tuy có nguồn gốc từ Địa Trung Hải nhưng loài cây này cũng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam. Một số thông tin cơ bản về điều kiện sinh trưởng của cây:

Nhiệt độ10 – 28 độ C
Ánh sángƯa sáng, tối thiểu 6h sáng mỗi ngày
Đất trồngĐất khô ráo, thoát nước tốt
Độ pH của đất5.5 – 8.0
Nhân giốngTrồng bằng hạt, giâm cành
Nhu cầu nướcTrung bình cộng
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân NPK, phân trùn quế
Cắt tỉaThường xuyên
Sâu bệnhBệnh đốm lá, rầy
trồng cây hương thảo

1. Chuẩn bị đất trồng

Cây hương thảo có bộ rễ khá nhạy cảm và cần đất thoát nước tốt nên hỗn hợp đất trồng cây phải đảm bảo vừa tơi xốp, thoát nước vừa đủ ẩm và chất dinh dưỡng để cây phát triển. Hỗn hợp đất trồng bạn có thể trộn theo tỉ lệ sau:

50% đất thịt hoặc lớp đất mặt tại vườn

20% tro trấu

15% xơ dừa hoặc mùn cưa đã xử lý vi sinh

10% phân bò hoại mục hoặc phân hữu cơ

5% nấm ủ Trichoderma (giúp ngăn chặn bệnh tuyến trùng, các bệnh nấm gây ra hiện tượng vàng lá thối rễ)

2. Chuẩn bị cây giống

Hương thảo có thể được trồng từ hạt, nhưng tỷ lệ nảy mầm tương đối khá thấp và cây con chậm phát triển. Do đó, AZ Farming khuyên bạn nên sử dụng cành giâm lấy từ các cây đã lâu năm. 

Nếu không có sẵn cây mẹ để giâm cành thì tốt nhất bạn nên chọn mua cây con giống từ các cửa hàng uy tín. Sử dụng cây con cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian trồng. Hiện nay giá cây hương thảo giống cũng khá phải chăng chỉ từ 50.000 – 100.000 một chậu.

3. Vị trí đặt chậu hương thảo

Cây hương thảo phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, nhưng chúng không chịu được ánh nắng quá gắt. Vì thế bạn cần làm giàn che cho cây vào lúc nắng giữa trưa hoặc bạn có thể dịch chuyển chậu vào vị trí nhiều bóng râm khi trời nắng gắt.

#3 Chăm sóc cây hương thảo

1. Tưới nước

Tưới nước đều cho cây hương thảo trong suốt mùa sinh trưởng, nhưng lưu ý không tưới quá nhiều. Loại cây này rất nhạy cảm với lượng tưới nước vì thế khi tưới bạn chỉ tưới một lượng nước vừa phải tránh tưới quá sũng nước nhé!

2. Cắt tỉa cho cây

Cắt tỉa thường xuyên để tạo dáng cho chậu cây đẹp và gọn hơn. Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các lá và cành vàng héo, có dấu hiệu sâu bệnh tấn công.

3. Bón phân

Cây hương thảo phát triển tốt nếu được cung cấp chất dinh dưỡng đều đặn với liều lượng thấp. Bón phân cho cây nên bón dưới dạng pha loãng và tưới vào gốc mỗi tháng một lần. 

Phân bón thích hợp cho hương thảo là phân hữu cơ và các loại phân có hàm lượng kali cao.

4. Sâu bệnh

Bệnh thối rễ, rệp và sâu ăn lá những vấn đề thường gặp khi trồng hương thảo. Bạn có thể dùng một số loại thuốc trừ nấm sinh học như Kasumin , Validamycin…để phun cho cây nhằm phòng bệnh.

Đồng thời, cần thường xuyên cắt tỉa lá, cành héo khô để cây bớt rậm rạp và tránh bị sâu bệnh tấn công.

#4 Công dụng của cây hương thảo

Dùng để trang trí: là một loại cây xanh xinh đẹp cùng mùi thơm đặc biệt, loài cây này được sử dụng phổ biến để trang trí không gian nhà ở và văn phòng. Một chậu hương thảo nhỏ có thể tỏa hương thơm cho không gian rộng 15m vuông.

Dùng như một loại gia vị: loài thảo mộc này được dùng như một loại gia trị trong nấu ăn từ hàng ngàn năm qua với vị nồng và đắng nhẹ. Mùi của cây hương thảo có thể át mùi tanh của thịt cá, tạo thêm vị đặc biệt khi làm các món nướng như pizza, thịt nướng, súp.

Công dụng của cây hương thảo

Lợi ích đối với y học: Tinh dầu hương thảo có tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu. Ở châu Âu người ta cũng dùng lá hương thảo làm pomat và thuốc xoa trị thấp khớp và đau nửa đầu.

Đặc biệt tinh dầu của cây còn kích thích phát triển trí não của trẻ em, giúp trẻ hoạt bát hơn, học tốt và nhanh thuộc bài hơn.

Xua đuổi côn trùng: mùi hương của hương thảo có thể dễ chịu đối với con người nhưng không dễ chịu đối với các loại côn trùng. Chính vì thế loài cây này có một công dụng hữu ích là xua đuổi côn trùng, đặc biệt là muỗi.

#5 Ý nghĩa của cây hương thảo

Hương thảo có ý nghĩa là biểu tượng cho lòng trung thành và sự tri ân đối với những người đã khuất.

Theo truyền thống dân gian, loài cây này được cho là một loài cây linh thiêng có khả năng kết nối giữa sự sống và cái chết, có khả năng xua đuổi tà mà, mang lại sự may mắn và bình an cho gia chủ.

Trong phong thủy, cây hương thảo đặc biệt thích hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Mộc.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn