Cây Mai Chiếu Thủy (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)

Cây Mai Chiếu Thủy

Cây Mai Chiếu Thủy (Wrightia religiosa) là một loài cây cảnh phổ biến và quen thuộc với những người yêu thích cây cảnh và cây bonsai.

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin thực vật, cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của loài cây cảnh này nhé!

#1 Giới thiệu cây mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy là một loài cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Trung Quốc, Indochine và Malaysia, Việt Nam… Đây là loài cây bụi có hoa với những chiếc lá hình mũi mác màu xanh lục nhạt được sắp xếp theo kiểu đối lập. Những bông hoa màu trắng, rủ xuống và có mùi thơm. 

Cây có thân cây có hình thù sần sùi và những nốt nhỏ, thân có màu đen hoặc xám, tán lá mỏng, có thể ra hoa gần như quanh năm, dễ cắt tỉa để tạo hình dáng và kích thước. Vì thế, loài cây này được sử dụng phổ biến trong nghệ thuật bonsai. 

Hoa mai chấn thủy có màu trắng, là loại hoa cánh hơn kích thước nhỏ, có cuốn dài và rủ xuống mặt đất. Hoa sau khi tàn sẽ sinh quả, mỗi hoa thường cho 2 quả màu đen đen hình dải, quả có khía dọc và kèm chùm lông mềm màu trắng.

Một số thông tin thực vật của cây mai chiếu thủy:

Tên khoa họcWrightia religiosa
Phân họ (subfamilia)Apocynoideae
Họ (familia)Apocynaceae
Loài (species)W. religiosa
Loài (species)Gentianales
Giới (regnum)Plantae
Tên tiếng anh thường gọiWater Jasmine
Tên gọi khácMai chấn thủy, mai trúc thủy
Loại thực vậtCây bụi lâu năm
Chiều cao1m – 2m
Tán rộng1m – 2m
Sử dụng
Cây cảnh, cây bonsai, cây phong thủy
thông tin chi tiết về mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy, mai chấn thủy, mai trúc thủy hay lòng mức miên có tên khoa học là Wrightia religiosa Hook.f., thuộc họ Trúc đào.

#2 Cách trồng mai chiếu thủy

Là một loại cây có nguồn gốc nhiệt đới Châu Á, vì thế loài cây cảnh này rất thích hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Mai chiếu thủy tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc, một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng:

Nhiệt độ20 – 30 độ C
Ánh sángƯa ánh sáng toàn phần
Đất trồngĐất tơi xốp, thoát nước tốt
Độ pH của đất5.0 – 7.0
Nhân giốngGieo hạt, chiết cành
Nhu cầu nướcTrung bình
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân có hàm lượng nitơ cao
Cắt tỉaThường xuyên
Sâu bệnhRệp sáp, bệnh vàng lá
trồng cây mai chiếu thủy

1. Vị trí trồng

Cây mai chiếu thủy ưa nóng và thích được đặt ở nơi có ánh nắng đầy đủ. Nếu trồng ngoài đất bạn nên chọn vùng đất cao, khô ráo. thoát nước tốt không bị ngập úng.

2. Đất trồng

Cây không quá kén đất trồng, có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: đất cát pha, đất đỏ, đất thịt, đất phù sa, đất lẫn cát sỏi, đất sét pha…

Nếu trồng trong chậu bạn có thể trộn thêm vào đất ⅓ các thành phần hữu cơ như (tro trấu, xơ dừa, phân chuồng hoai, phân hữu cơ…) để tăng độ thoát khí và khả năng thoát nước.

3. Nhân giống

Hai phương pháp phổ biến để nhân giống cây mai chiếu thủy là phương pháp gieo hạt và giâm cành. 

Phương pháp gieo hạt: cách nhân giống này có nhược điểm là mất nhiều thời gian, cần chăm sóc kỹ càng bởi cây có sức sống yếu. 

Phương pháp chiết cành: đây là cách được sử dụng phổ biến để nhân giống mai chiếu thủy.

Chọn một cành khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh, sau đó khoanh vỏ xung quanh cành, cách gốc khoảng 3 – 4cm.

Sau khi khoanh vỏ, bạn đắp đất và tạo bầu, thường xuyên tưới nước cho tới khi cành mọc rễ. Lúc này bạn cắt cành đó và trồng xuống đất là xong.

#3 Cách chăm sóc cây mai chiếu thủy

1. Tưới nước

Cây chiếu thủy ưa đất ẩm, bạn nên tưới đất thật đẫm khi bề mặt đất bắt đầu khô. Không để đất quá khô trong thời gian lâu, vào mùa khô nóng cần tưới thường xuyên hơn nhưng cũng chú ý không để cây bị ngập úng.

2. Ánh sáng

Là loài cây ưa ánh sáng trực tiếp vì thế khi chọn vị trí trồng bạn cần đảm bảo cây nhận được ánh nắng trực tiếp ít nhất 6h sáng mỗi ngày. Nếu vị trí quá nhiều bóng râm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ra hoa của cây.

3. Nhu cầu phân bón

Cây mai chiếu thủy cần nhiều chất dinh dưỡng và ưa thích các loại phân bón hữu cơ và phân có hàm lượng nitơ cao. Bón phân định kỳ cho cây 1 tháng 1 lần để đảm bảo cây phát triển tốt nhất.

chăm sóc cây mai chiếu thủy

4. Cắt tỉa

Cắt tỉa thường xuyên là công việc quan trọng khi trồng mai chiếu thủy. Không chỉ cắt bỏ các cành lá hư hại héo úa mà việc cắt tỉa chủ yếu là để tạo dáng cho cây.

5. Phòng ngừa sâu bệnh

Bệnh vàng lá có thể là một vấn đề phổ biến khi trồng mai chấn thủy do tưới quá nhiều hoặc thiếu dinh dưỡng. Loài cây cảnh này đôi khi bị tấn công bởi vảy, rệp sáp hoặc rệp. Bạn có thể sử dụng các biện pháp sinh học hoặc tinh dầu neem để xử lý.

Khi ra hoa, sâu bướm cũng có tác động xấu tới quá trình nở, khiến cho hoa nở không đều, không đẹp. Để giải quyết thì bạn cũng chỉ cần chú ý quan sát và loại bỏ sâu nếu có là được.

#4 Ý nghĩa của cây mai chấn thủy

Cây mai chiếu thủy mang ý biểu tượng cho may mắn và tài lộc cho gia đình, sự bền vững cũng như ổn định gia tài của gia chủ. 

Trong phong thủy, cây mai chiếu thủy có khả năng trấn yểm được vượng khí trong nhà, trấn giữ long mạch giúp ngôi nhà luôn duy trì được vượng khí tốt nhất, giúp gia chủ phát triển về mọi mặt.

Theo quan niệm phương Đông, cây mai chiếu thủy là hiện thân của sự bền vững trong mọi phương diện của cuộc sống. Vì thế, loài cây này được trồng phổ biến ở các quốc gia Đông Á, Trung Quốc và Đông Nam Á…

Mọi người cùng hỏi

Mai chiếu thủy hợp với người mệnh Mộc và mệnh Thủy

Đối với mệnh Mộc: Mộc tương sinh giúp gia chủ thuận buồm xuôi gió và giữ vững tài lộc quanh năm như chính những bông hoa mai trắng vậy.

Đối với mệnh Thủy: Thủy sinh Mộc và Mộc dưỡng Thủy giúp gia chủ gặp được bình an cát tường.

Loài cây này có tên khoa học là: Wrightia religiosa

Tuy nhiên chúng được biết đến phổ biến hơn với tên gọi Water Jasmine (hoa nhài nước)

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn