Cây Vạn Niên Thanh (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)

Cây Vạn Niên Thanh

Cây Vạn Niên Thanh (Dieffenbachia) là một loại cây cảnh trong nhà với những chiếc là to đặc sắc và rất được yêu thích hiện nay.

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin thực vật, cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của loài cây cảnh này nhé!

#1 Giới thiệu về cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh hay còn gọi là “môn trường sinh” là tên gọi chung của những loài thực vật thuộc Chi Dieffenbachia. Chúng có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới — từ Nam Mexico, qua Trung Mỹ, đến bắc Nam Mỹ và Brazil. Và hiện nay được trồng như một loại cây cảnh phổ biến khắp thế giới.

Môn trường sinh là loài thực vật thân thảo lâu năm có thể cao tới 3m. Thân cây dày, giống cây mía và không phân nhánh, mang những chiếc lá khá mềm và nhiều thịt trên thân cây có bẹ và cứng cáp. 

Lá của cây vạn niên thanh có hình bầu dục dài 25cm và rộng 10cm trên cuống dài 10cm. Các lá xòe ra ngoài và hơi cong xuống và có màu sắc thú vị với những đốm màu xanh lá cây, vàng và trắng ở gần gân lá, đột ngột chuyển sang màu xanh đậm về phía mép lá.

Tên khoa họcDieffenbachia
Cấp độChi
Họ (familia)Araceae
Giới (regnum)Plantae
Tên tiếng anh thường gọiDieffenbachia, dumb cane, mother-in-law’s tongue
Tên gọi khácMôn trường sinh
Loại thực vậtThân thảo sống lâu năm
Chiều cao50cm – 3m
Tán rộng50cm – 90cm
Sử dụngCây cảnh trong nhà, cây trang trí, cây phong thủy
thông tin chi tiết về cây vạn niên thanh

Chi Môn trường sinh có danh pháp khoa học Dieffenbachia là một chi thực vật có hoa trong họ Ráy

#2 Cách trồng cây vạn thiên thanh

Là một loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, vì thế mà loại cây cảnh này rất thích hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Môn trường sinh tương đối dễ trồng và chăm sóc, chúng cũng phát triển khá nhanh có thể đạt chiều cao 60cm trong vòng một năm kể từ khi trồng.

Một số điều kiện sinh trưởng của loài cây vạn niên thanh:

Nhiệt độ18 – 29 độ C
Ánh sángÁnh sáng gián tiếp, ưa bóng râm
Đất trồngĐất giàu mùn, đất thoát nước tốt
Độ pH của đất6.1 – 6.5
Nhân giốngGiâm cành
Nhu cầu nướcTrung bình cộng, ưa ẩm
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân giàu hàm lượng nitơ
Sâu bệnhNhện, vảy, rệp và rệp sáp, nấm
trồng cây vạn niên thanh trong chậu

1. Chuẩn bị đất trồng

Hỗn hợp đất trồng cây vạn niên thanh tốt nhất là loại đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Bạn có thể trộn hỗn hợp đất theo tỷ lệ: 60% đất thịt + 20% đất cát hoặc xơ dừa, trấu + 20% phân chuồng hoại mục hoặc phân trộn.

2. Chọn chậu trồng môn trường sinh

Chọn kích thước chậu cần căn cứ vào đường kính của bầu đất cây giống. Thông thường bạn nên chọn chậu có đường kính lớn gấp 1.5 lần đường kính của bầu đất để đảm bảo cây có đủ không gian để phát triển rễ tốt nhất.

3. Nhân giống

Phương pháp nhân giống môn trường sinh phổ biến nhất là giâm cành. Cần chọn cây mẹ khỏe mạnh, tươi tốt, không có dấu hiệu sâu bệnh.

Cắt khúc độ dài khoảng 12-15cm, sau đó cắm vào nền cát ẩm hoặc đất trồng đã chuẩn bị trước. Nếu được chăm sóc tốt, sau khoảng 1 tháng cành giâm bắt đầu ra rễ mạnh và đâm chồi.

4. Trồng cây vạn niên thanh vào chậu

Tiến hành cho đất vào chậu cao hơn chiều cao của bầu cây khoảng 10cm. Khi trồng, phải lấp đất cao hơn bầu cây từ 1-2cm, mặt đất phải thấp hơn miệng chậu 3-5 cm, cần tưới nước nhẹ giữ ẩm đất ngay sau khi trồng.

#3 Chăm sóc cây vạn niên thanh

1. Nhu cầu nước

Cây vạn niên thanh phát triển tốt và cho lá xanh tươi trong môi trường đất ẩm, vì thế bạn cần tưới nước cho cây thường xuyên nhưng không tưới quá sũng nước. Nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát.

2. Ánh sáng

Được biết đến như một trong những loài cây cảnh thích hợp nhất trồng trong nhà vì loài cây này có thể sinh trưởng tốt trong môi trường nhiều bóng râm và ánh sáng gián tiếp.

Tuy nhiên bạn cũng nên đặt chậu cây ở vị trí có thể nhận được ánh sáng buổi sáng ít nhất 2h mỗi ngày để đảm bảo quá trình quang hợp của cây.

3. Nhu cầu phân bón

Cần bón phân định kỳ khoảng 1 tháng 1 lần trong thời kỳ sinh trưởng để cây phát triển nhanh. Loại phân thích hợp là các loại phân hữu cơ và phân có hàm lượng nitơ cao. Bạn có thể sử dụng phân NPK pha loãng và tưới cho cây.

4. Phòng trị sâu bệnh

Nhện, vảy, rệp và rệp sáp, nấm là những loại sâu bệnh thường gặp ở cây vạn niên thanh. Kiểm tra sâu bọ tấn công lá định kỳ, loại bỏ những lá bị hư, héo úa và thường xuyên làm sạch lá.

#4 Ý nghĩa của cây vạn thiên thanh

Ý nghĩa của cây vạn niên thanh xuất từ cái tên của chúng “vạn niên” mang ý nghĩa tượng trưng cho sự cát tường, trường tồn, bền vững với thời gian. 

Loại cây cảnh này còn có ý nghĩa mang lại tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ và được sử dụng làm quà tặng tân gia, khai trương. 

Trồng một chậu môn trường sinh trong nhà còn giúp gia đình ấm êm và hạnh phúc hạn chế các mối bất hòa.

#5 Công dụng của cây môn trường sinh

Giúp thanh lọc không khí: Cây vạn niên thanh có khả năng lọc sạch không khí, khử độc môi trường, khử bớt các bức xạ từ gây ra bởi các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính…

Trang trí trong nhà: Với vẻ đẹp của những chiếc lá to và màu sắc độc đáo, loài cây này thích hợp để trang trí cho nhiều không gian nội thất khác nhau như: phòng khách, văn phòng, bàn làm việc, quầy tiếp tân…

Ý nghĩa của cây vạn thiên thanh

Giúp giảm stress: một chậu cây xanh được ví như liều thuốc tinh thần, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái giảm stress và tăng năng suất công việc. 

Làm quà tặng: cây vạn niên thanh được sử dụng như một món quà tặng phổ biến trong các dịp tân gia, khai trương, tặng đối tác kinh doanh…

Mọi người cùng hỏi

Mệnh hợp nhất với loại cây này là mệnh Thổ. Môn trường sinh được cho là giúp cho các mệnh đều thu hút vượng khí, có sức khỏe dồi dào, tài lộc, may mắn mau đến.

Môn trường sinh đặc biệt hợp với người tuổi Thìn. Cây có sức sống mãnh liệt tượng trưng cho sự nỗ lực, ý chí vươn lên không ngừng nghỉ của người tuổi Thìn.

Trong lá loài cây này có chất raphides có thể gây bỏng và sưng da, lưỡi, miệng và cổ họng. Trong một số trường hợp thậm chí có thể gây tử vong. Vì thế, bạn cần cẩn thận khi trồng loài cây này nhé!

Cây có tên khoa học là Dieffenbachia

Nhưng chúng được biết đến phổ biến với tên gọi Dumb cane

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn