Cây Phát Tài (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)

Cây Phát Tài hay còn gọi là Thiết Mộc Lan

Cây Phát Tài hay Thiết Mộc Lan (Dracaena fragrans) là một loài cây cảnh trang trí trong nhà và là loại cây phong thủy rất được yêu thích và được trồng phổ biến hiện nay.

Trong bài chia sẻ này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin thực vật, cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của loài cây cảnh này nhé!

#1 Giới thiệu về cây phát tài

Cây phát tài là một loại cây bụi phát triển chậm,có nguồn gốc ở khắp vùng nhiệt đới Châu Phi. Loài cây này được dùng làm cây trồng trong nhà từ giữa những năm 1800 và hiện được trồng phổ biến trên khắp thế giới.

Cây phát tài phát triển khá chậm từ một hoặc nhiều thân, lá dài và hẹp về phía ngọn, mọc ra từ thân cây (giống như cây ngô). Các lá có màu xanh bóng vài dài từ 20cm đến 100cm tùy giống.

Những cây ngoài tự nhiên có thể phát triển đến chiều cao 12m. Cây ra hoa màu hồng lúc mới nở và chuyển thành màu trắng khi già, kích thước hoa khoảng 2,5cm. 

Một số thông tin thực vật học của cây phát tài:

Tên khoa họcSử dụng trong vườn
Lớp cao hơnChi Huyết giác
Cấp độLoài
Họ (familia)RuscaceaeRuscaceae
Bộ (ordo)Asparagales
Chi (genus)Dracaena
Giới (regnum)Plantae
Tên tiếng anh thường gọiAletris aromans, Cordyline fragrans, Dracaena deremensis, Pleomele fragrans
Tên gọi khácThiết mộc lan
Loại thực vậtCây bụi lâu năm, cây thường xanh lá rộng
Chiều cao60cm – 2m (khi trồng trong nhà)
Tán rộng50cm -1m
Sử dụng trong vườnCây cảnh quan, trang trí sân vườn, trồng trong nhà
giới thiệu về cây phát tài hay thiết mộc lan
Thiết mộc lan hay phát lộc, phát tài hoặc phất dụ thơm là một loài thực vật có hoa trong họ Tóc tiên. Nó là loài bản địa của Tây Phi, Tanzania và Zambia nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi.

#2 Cách trồng cây phát tài

Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Phi, đây là loại cây dễ thích nghi và khả năng chống chịu với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Tại Việt Nam, cây phát tài có thể trồng được tất cả các tỉnh và việc trồng và chăm sóc loài cây này khá đơn giản.

Một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cây thiết mộc lan:

Nhiệt độ24 – 34 độ C
Ánh sángƯa sáng, bóng râm một phần
Đất trồngTất cả các loại đất, yêu cầu đất tơi xốp và thoát nước tốt
Độ pH của đấ6.0 – 6.5
Nhân giốngGiâm cành, tách thân
Nhu cầu nướcTrung bình, chịu hạn tốt
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân chuồng
Sâu bệnhBọ nhện, bọ trĩ
trồng cây phát tài trong chậu

1. Đất trồng

Tuy cây phát tài không quá kén đất trồng, tuy nhiên để cây phát triển tốt, lá xanh mượt và bóng thì đất trồng cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. 

Bạn có thể hỗn hợp đất bằng cách trộn 50% đất thịt hoặc đất vườn + 20% đất cát + 30 các thành phần hữu cơ (phân chuồng hoai, tro trấu, mụn dừa…)

2. Kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan

Trồng bằng cách tách gốc: đây là cách trồng phổ biến và dễ dàng nhất, đơn giản và mang lại hiệu quả cao nhất. Chọn bụi phát tài mẹ, chọn một thân khỏe mạnh không có dấu hiệu sâu bệnh. Tách phần thân đã chọn cùng với một ít rễ từ bộ rễ của cây mẹ và mang đi trồng. 

Trồng bằng cách giâm thân: Đây là phương pháp cũng rất phổ biến để nhân giống phát tài, được nhiều người áp dụng.

Cành hom được cắt ra từ cây mẹ, có chiều dài khoảng 25 – 50cm rồi đem giâm xuống đất, chăm sóc cho tới khi cành giâm ra rễ và mọc mầm mới. Khi cành hom có bộ rễ đủ khỏe và cứng cáp thì có thể mang đi trồng.

#3 Cách chăm sóc cây phát tài

1. Tưới nước

Cây phát tài không cần tưới quá thường xuyên, thông thường với những cây trồng trong nhà bạn chỉ cần tưới nước 1 – 2 lần trong tuần. Hoặc bạn có thể tưới khi thấy đất quanh gốc quá khô, tưới lượng nước vừa phải không tưới quá sũng nước.

2. Ánh sáng

Cây có thể sống tốt trong môi trường nhiều nắng hoặc bóng râm một phần. Cây thiết mộc lan trồng trong nhà có thể phát triển ánh sáng huỳnh quang nhưng bạn nên đặt cây ở vị trí gần cửa để nhận được ánh nắng tự nhiên vào buổi sáng thì chậu cây đẹp hơn.

3. Cắt tỉa

Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những lá bị héo úa để tránh sâu bệnh tấn công cây. Ngoài ra, nếu cây mọc quá cao, bạn có thể cắt bớt phần ngọn của cây, chồi lá mới sẽ xuất hiện gần vết cắt.

4. Bón phân

Trong giai đoạn ban đầu 2 – 3 tháng sau khi trồng bạn không cần bón phân cho cây. Sau đó bạn nên bổ sung định kỳ khoảng 1-2 tháng một lần cho cây. Loại phân ưa thích của cây phát tài là những loại phân hữu cơ, phân trùn quế.

5. Phòng trị sâu bệnh

Nhện đỏ, bọ trĩ là những loại sâu bệnh thường gặp khi trồng cây phát tài. Khi phát hiện bạn có thể dùng dung dịch xà phòng và khăn giấy lau sạch bề mặt trên lá. Cắt tỉa các lá bị sâu bệnh tấn công nhiều để tránh chúng lây lan.

#4 Ý nghĩa và công dụng của cây phát tài

Cây phát tài có ý nghĩa mang lại may mắn, cho không gian bình yên, đem tiền tài, phúc lộc đến với gia chủ. Giúp tinh thần của gia chủ luôn thư thái, thoải mái, năng lượng dồi dào. 

Loài cây xanh này có nhiều tác dụng trong việc lọc môi trường. Cây có khả năng hấp thụ khí cacbonic và các chất độc hại như formaldehyde,…

Đây là những chất phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vì thế một chậu phát tài trong nhà sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí của không gian sống hơn.

ý nghĩa của cây phát tài

Nhiều người cho rằng nếu đặt cây phát tài trong văn phòng sẽ giúp tăng khả năng tập trung và ghi nhớ. Giúp giảm stress hiệu quả từ đó giúp tăng hiệu suất trong công việc nhưng vẫn giữ được tâm lý thỏa mái.

Mọi người cùng hỏi

Cây Phát tài đặc biệt hợp với người tuổi Mão. 

Vì chọn lối sống an phận, tuổi Mèo thường tích lũy tài sản khá chậm, dù không phải lo ngại về tiền bạc, tuy nhiên bản chất hào phóng khiến người tuổi này không tiết kiệm được nhiều nên khó có thể trở nên giàu có.

Theo phong thủy cây Phát tài sẽ giúp người tuổi Mão khắc phục những nhược điểm trên.

Là một loại cây phong thủy cực thịnh, chính vì vậy mà cây phát tài có thể phù hợp với tất cả các mệnh khác nhau đều mang lại may mắn thuận lợi và bình an trong công việc và sự nghiệp vì thế mà bạn hoàn toàn có thể tự tin sở hữu loại hoa tuyệt vời này.

Loài cây này có tên khoa học là: Dracaena fragrans

Tuy nhiên chúng được biết phổ biến với các tên gọi khác như: Aletris aromans, Cordyline fragrans, Dracaena deremensis, Pleomele fragrans

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn