Gừng là một loại cây trồng rất quan trọng, được dùng làm gia vị và làm thuốc. Trồng gừng thương mại ở Việt Nam phần dùng tiêu thụ trong nước và sản suất khẩu một số lượng nhỏ.
Gừng có tên khoa học là Ginger: là cây thân rễ thuộc họ Zingiberaceae, và được cho là có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Nó được nhân giống thông qua thân rễ hay còn gọi là củ.
Yêu cầu về khí hậu khi trồng gừng
Gừng phát triển tốt ở vùng có khí hậu nóng ẩm. Nó chủ yếu được trồng ở vùng nhiệt đới. Củ gừng cần có lượng nước tương đối vào thời điểm trồng cho đến khi thân rễ nảy mầm. Cần lượng nước đầy đủ trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây và thời tiết khô ráo trong khoảng một tháng trước khi thu hoạch.
Loại đất thích hợp để trồng gừng
Gừng phát triển tốt nhất ở những loại đất thoát nước tốt như đất thịt pha cát, đất đỏ hoặc đất đá ong. Lý tưởng nhất là đất thịt tơi xốp, giàu mùn. Tuy nhiên, gừng là một cây trồng phá đất (lấy cạn chất dinh dưỡng của đất), vì thế không nên trồng gừng liên tục năm này qua năm khác mà nên luân canh trồng các loại cây khác.
Thời điểm trồng gừng
Bạn có thể bắt đầu trồng gừng vào đầu mùa xuân ( tháng 1, tháng 2) hoặc cuối mùa xuân ( tháng 4-5). Ngoài ra vào thời điểm cuối năm ( tháng 10-11-12) cũng có thể bắt đầu trồng gừng.
Thời gian phát triển, sinh trưởng của gừng đến lúc thu hoạch là 8 – 10 tháng ( tùy từng giống).
Kỹ thuật trồng gừng
1. Ươm gừng giống
Chọn giống: các giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu hay gừng Dé (giống địa phương), gừng Lai (Tiền Giang), gừng Tàu (nhập nội) và đặc biệt là giống gừng Nồi (trồng nhiều ở Long An).
Chọn củ gừng giống đã già (gừng cựu, phần thân chính của nhánh gừng hoặc gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên). Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt,cắt nhẵn,chấm tro bếp ngay để hãm nhựa.
Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần. Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng.
2. Chuẩn bị đất trồng
Đất được cày xới tơi xốp, loại bỏ cỏ dại và rác. Tạo thành luống cao 15cm, rộng 1m và chiều dài tùy theo kích thước khu vườn. Khoảng cách giữa các luống đất ít nhất là 50cm.
Ủ luống đất trước khi trồng hạn chế sâu bệnh và sinh vật gây hại. Kỹ thuật ủ được thực hiện bằng cách phủ hoàn toàn luống đất bằng các tấm polythene và phơi nắng trong thời gian 20-30 ngày trước khi trồng gừng.
3. Cách trồng
Trên mỗi luống trồng thành 2 hàng so le nhau, với hàng cách hàng 40 -50 cm và cây cách cây 30 -40 cm. Đặt của gừng giống đã chuẩn bị trước sâu dưới đất 5 -7 cm. Mắt mầm/chồi hướng lên hoặc hướng ngang nếu của giống có nhiều mắt mầm/chồi. Lấy một lớp đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.
Chăm sóc cây gừng
1. Tưới nước
Tuy gừng là cây ưa nước và ẩm nhưng khả năng chịu úng của cây khá kém. Vì thế cần đảm bảo hệ thống thoáng nước tốt, tránh để nước ứ đọng trong thời gian dài.
Để gừng phát triển và cho năng suất cần phải cung cấp độ ẩm cho đất trong suốt quá trình sinh trưởng. Vào thời điểm mới trồng, mỗi ngày bạn nên tưới 1-2 lần bằng thùng vòi búp sen đều đặn , nếu như trời mưa thì có thể không cần tưới.
Ngưng tưới trước khi thu hoạch củ gừng, sau khoảng thời gian 7-8 tháng kể từ ngày trồng. Đó là thời điểm cây rụng hết lá và sắp được thu hoạch củ.
2. Bón phân
Bón lót: Phân hữu cơ là yếu tố quyết định rất lớn đến năng suất trồng gừng, dùng tro trấu mục, rơm mục: 2 tấn trộn với 2 tấn phân hữu cơ bón cho 1.000 m2 (một sào đất).
Bón thúc: Sau khi trồng từ 20-30 ngày, bón 250-300kg NPK 15-9-17+TE, sau đó bón thúc vào các thời điểm 90-100 ngày và 150-160 ngày sau khi trồng với khối lượng 250kg NPK cho mỗi lần bón cho 1ha .
3. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu đục thân là loài gây hại chủ yếu cho cây gừng. Nó xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng bảy đến tháng mười. Khi phát hiện các chồi bị sâu đục phá hại cần cắt bỏ tiêu hủy. Có thể sử dụng dầu neem (0.5%) hữu cơ để kiểm soát loại sau này.
Thối thân hoặc rễ cũng là một loại bệnh phổ biến khi trồng gừng. Trong khi chọn địa điểm trồng gừng cần chú ý vùng đó thoát nước tốt, tránh đọng nước làm cây bị nhiễm bệnh.
Thu hoạch củ gừng
Tùy vào nhu cầu sử dụng gừng mà có thể thu hoạch củ gừng ở những thời điểm khác nhau. Nếu cần loại gừng còn non làm gia vị nấu ăn, bạn có thể bắt đầu thu hoạch gừng sau 4 đến 5 tháng sau khi trồng.
Thông thường củ gừng được thu hoạch khi cây gừng đã hoàn toàn trưởng thành, thời gian thu hoạch gừng là từ 10 – 12 tháng kể từ ngày trồng. Khi đó củ gừng đã trưởng thành có thể bảo quản được lâu và mùi vị của gừng hoàn hảo nhất.
Dấu hiệu nhận biết cây gừng đã trưởng thành và sẵn sàng thu hoạch là khi lá gừng vàng và thân rụng. Thu hoạch bằng cách tay dùng nĩa đào.
Trên đây là tất cả những gì mọi người cần biết về cách trồng gừng kỹ thuật canh tác hành tây tốt nhất. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Az Farming vì một nền nông nghiệp xanh sạch nhé!
Xem Thêm
♦ Công dụng và cách pha trà gừng

Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.