Cây Trúc Quân Tử (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)

Trúc Quân Tử

Cây Trúc Quân Tử (Bambusa multiplex) là một trong những cây trồng đa năng và hiện nay rất được yêu thích và sử dụng phổ biến như một loại cây cảnh trang trí.

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin thực vật, cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của loài cây cảnh này nhé!

#1 Giới thiệu về cây trúc quân tử

Trúc quân tử là một loại tre thường xanh có kích thước trung bình với các nam cao, thẳng đứng. Đây là loài cây bản địa Trung Quốc, Nepal, Bhutan, Assam, Sri Lanka, Đài Loan và phía bắc Đông Dương.

Thân cây thường có màu vàng nhạt đến vàng đậm, có những giống thân cây xuất hiện các sọc màu xanh lá dọc theo các đốt tre.

Trúc quân tử có chiếc lá xanh tốt, sum xuê, dài tới 18cm, phần lá gần như không có cuống, nhọn đầu và có bẹ ôm thân. Gân lá có hình vòng cung gần giống như lá tre và cũng có màu xanh bóng.

Tên khoa họcBambusa multiplex
Lớp cao hơnChi Tre
Cấp độLoài
Bộ (ordo)Poales
Họ (familia)Poaceae
Giới (regnum) Plantae
Loại thực vậtTre
Chiều cao1m – 3m
Nét đặc trưngCây thường xanh
Sử dụngTrồng hàng rào, trồng trong chậu
Thông tin chi tiết về cây trúc quân tử

Trúc quan tử hay trúc cần câu hay hóp, hóp sào, trúc bạch, trước là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Raeusch. ex Schult. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830.

#2 Cách trồng cây trúc quân tử

Cũng giống như nhiều loại tre trúc khác, trúc quân tử khá dễ trồng và chăm sóc. Loài cây cảnh này rất thích hợp với khí hậu của Việt Nam. Một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng:

Nhiệt độ15 – 32 độ C
Ánh sángƯa sáng hoặc bóng râm một phần
Đất trồngĐất tơi, thoát nước tốt
Độ pH của đất 6.5 – 7.5
Nhân giốngGiâm cành, phân rễ
Nhu cầu nước Trung bình, chịu hạn tốt
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân giàu nitơ
Sâu bệnhSâu đục thân tre, rệp
trồng cây trúc quân tử

1. Chuẩn bị đất trồng

Cây trúc quân tử không quá kén đất, chỉ cần đất có độ thoát nước tốt, không ngập úng. Nếu trồng trong chậu bạn có thể trộn thêm một ít cát và các thành phần hữu cơ như: mụn dừa, phân chuồng hoai mục, tro trấu…

2. Chọn chậu trồng cây

Trúc quân tử cần nhiều không gian để phát triển bộ rễ, vì thế bạn cần chọn loại chậu có kích thước lớn để đảm bảo cây được phát triển tối đa. Nếu trồng ngoài đất thì kích thước trồng cây cách cây tối thiểu là 30cm.

3. Nhân giống trúc quân tử

Có 2 phương pháp phổ biến để nhân giống cây trúc quân tử là tách gốc và giâm cành. Với ưu điểm tiết kiệm thời gian, cây phát triển nhanh nên phương pháp tách gốc là cách nhân giống trúc quân tử phổ biến nhất.

Chọn chọn bụi trúc quân tử đã trưởng thành, cây khỏe mạnh không có dấu hiệu sâu bệnh. Sau đó tách một cụm gốc gồm 2 – 3 cây con có kèm theo phần rễ, không bị sâu bệnh. 

Sau đó mang trồng vào chậu hoặc khu vực đất đã chuẩn bị từ trước, che chắn cẩn thận để tránh nắng gắt. Tưới nước và chăm sóc cho đến khi rễ phát triển ổn định.

#3 Cách chăm sóc cây trúc quân tử

1. Tưới nước

Trúc quân tử ưa đất ẩm nhưng không chịu được ngập úng, vì thế bạn nên tưới nước thường xuyên nhưng không để đất quá sũng nước. Tốt nhất là bạn nên tưới khi đất quanh gốc khô và tưới vừa phải.

2. Ánh sáng

Đây là loài cây ưa sáng cần tối thiểu 6h nhận sáng mỗi ngày, nhưng bạn không nên để cây dưới ánh nắng gắt trực tiếp. Cây rất dễ bị cháy lá, làm mất vẻ đẹp của bụi cây.

3. Cắt tỉa

Cắt tỉa thường xuyên, loại bỏ các cành lá bị khô và các cành vươn dài. Không nên để bụi cây quá rậm rạp, việc cắt tỉa cũng giúp bạn tạo hình cho bụi trúc theo ý thích của mình.

4. Bón phân

Cây trúc quân tử có nhu cầu phân bón không quá cao, tuy nhiên bạn cũng nên bổ xung chất dinh dưỡng cho cây định kỳ 1 – 2 tháng một lần bằng các loại phân hữu cơ như: phân Humic Acid Powder, phân tan chậm dynamic lifter.

Bón phân thêm NPK có hàm lượng nitơ cao để giúp cây phát triển lá, giúp bụi trúc luôn xanh và đẹp hơn.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Để ý các loại rệp, vảy bông và sâu đục thân tre, đây là những loại sâu bệnh thường gặp khi trồng cây trúc quân tử. 

Khi phát hiện cần nhanh chóng loại bỏ các cành lá bị hư hỏng, đồng thời mua thuốc diệt trừ nấm, rệp để trị bệnh cho cây.

#4 Ý nghĩa của cây trúc quân tử

Giống như tên gọi của chúng, cây trúc quân tử mang ý nghĩa tượng trưng cho tính ngay thẳng, trung trực, khẳng khái, một lòng chính nghĩa giống như một chính nhân quân tử.

Trúc quân tử còn mang ý nghĩa đại diện cho trí tuệ tinh thông, dễ dàng vượt qua trở ngại, sự ganh ghét đố kỵ trong cuộc sống.

Trồng cây trúc quân tử trong nhà thể hiện lòng vững chãi, luôn đối diện với nghịch cảnh, khó khăn gian khổ mà không lùi bước của gia chủ.

Theo quan niệm truyền thống, người ta còn cho rằng cây trúc quân tử còn tượng trưng cho sự may mắn, chống lại kẻ thù, kẻ tiểu nhân, kẻ gian lận ganh tị trong chuyện thi cử, tranh tài.

Theo phong thủy, loài cây cảnh này biểu trưng cho những điều may mắn, giải tỏa những điểm xấu tạo nên không gian trong lành, tránh tà ma.

#5 Công dụng của trúc quân tử

Cây trang trí: trong thời gian gần đây, trúc quân tử là một trong những loại cây cảnh rất được yêu thích và trồng phổ biến. Cây có thể được trồng hàng rào mang phong cách tao nhã hay trồng trong chậu.

Cây cảnh quan: Trúc quân tử còn được sử dụng để tạo không gian xanh cho những không gian ngoại thất như: quán cafe, nhà hàng, khách sạn, chúng tạo các khoảng không gian thanh lịch rất cuốn hút.

Giúp cải thiện môi trường: các nghiên cứu chỉ ra rằng cây trúc quân tử có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn và khí độc, từ đó giúp cho không gian sống của bạn trở nên trong lành mát mẻ hơn, cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn