Cây Hồng Môn (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)

Cây Hồng Môn

Cây Hồng Môn (Anthurium) là một loại cây cảnh có vẻ đẹp khá đặc biệt, được nhiều người yêu thích và được trồng rất phổ biến hiện nay. 

Trong bài chia sẻ này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin thực vật, cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của loài hồng môn này nhé!

#1 Giới thiệu cây hồng môn

Hồng môn là tên gọi chung của những loại thực vật của Chi Anthurium, trong chi này có khoảng 1.000 loài thực vật lâu năm có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Bắc Nam Mỹ và Caribe. 

Cây hồng môn được sử dụng phổ biến như một loại cây cảnh trong nhà bởi vì những bông hoa kỳ lạ, màu sắc sặc sỡ rất cuốn hút của chúng.

Bên cạnh đó, những chiếc lá to, hình trái tim, màu xanh đậm và bóng cũng là lý do khiến nhiều người yêu thích loài cầy này.

Những bông hoa bao gồm một đài hoa nhiều màu sắc như: đỏ, hồng, trắng hoặc nhị sắc, và một đài hoa chứa hoa đực và hoa cái hoặc các bộ phận sinh sản.

Một số thông tin thực vật của Chi Anthurium:

Tên khoa họcAnthurium
Lớp cao hơnHọ Ráy
Họ (familia)Araceae
Chi (genus)Anthurium; Schott, 1829
Tên tiếng anh thường gọiTailflower, flamingo flower, lace leaf
Loại thực vật Thân thảo lâu năm
Chiều cao30cm – 50cm
Tán rộng20cm – 40cm
Sử dụngCây cảnh, cây trang trí trong nhà
thông tin chi tiết về cây hồng môn

Hồng môn là một chi thực vật có hoa trong họ Ráy Chi này có khoảng 600–800 loài. Anthurium được phát hiện năm 1876 ở Colombia.

#2 Các màu sắc của cây hồng môn

Hồng môn đỏ

cây hồng môn đỏ

Hồng môn trắng

cây hồng môn trắng

Hồng môn hồng

cây hồng môn hồng

#3 Cách trồng cây hồng môn

Cây hồng môn tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc, là loài cây bản địa nhiệt đới nên rất thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của loài cây cảnh này:

Nhiệt độ20 – 30 độ C
Ánh sángƯa ánh sáng gián tiếp
Đất trồngĐất giàu mùn, thoát nước tốt
Độ pH của đất5.5 – 6.5
Nhân giốngGieo hạt, tách rễ
Nhu cầu nướcTrung bình
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân có hàm lượng phốt pho cao
Sâu bệnhRệp sáp, bọ nhện, ruồi trắng và vảy
trồng cây hồng môn trong chậu

1. Đất trồng

Cây hồng môn ưa đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, đất ẩm nhưng thoát nước tốt không quá ướt. Bạn có thể chuẩn bị hỗn hợp đất theo tỷ lệ 50% đất thịt + 30% đất cát + 20% phân hữu cơ và mụn dừa.

2. Nhân giống

Có thể nhân giống hồng môn bằng cách gieo hạt, giâm cành và tách rễ. Trong đó phương pháp rễ là cách được sử dụng phổ biến nhất.

Cắt một phần rễ từ cây mẹ, nhúng những đoạn rễ này vào hormone tạo rễ và trồng chúng vào một chậu mới. Rễ sẽ bắt đầu mọc thân và lá trong vòng 4 đến 6 tuần.

3. Vị trí đặt chậu

Đây là loại cây ưa ánh sáng gián tiếp, nhiều bóng râm và không chịu được ánh nắng trực tiếp quá gắt. Chính đặc điểm này đã khiến cây hồng môn rất thích hợp để trồng trong nhà. Nếu trồng ngoài đất ở vị trí có nhiều nắng thì bạn nên làm màng che cho cây nhé!

4. Tưới nước

Đối với cây hồng môn bạn nên tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất, đừng để đất khô trong thời gian quá lâu. Tưới nước vào sáng sớm và chiều mát là thích hợp nhất.

5. Bón phân

Bổ sung thêm các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoai cho cây định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần. Bên cạnh đó bạn cũng nên bón thêm các loại phân có hàm lượng phốt pho cao như NPK 16-16-8, bón ở dạng pha loãng.

#4 Trồng hồng môn thủy sinh

Tách bầu rễ cây Hồng Môn ra khỏi chậu đất cũ, dùng tay phủi sạch đất khỏi rễ. Xả nước rửa sạch rễ, cắt bỏ rễ già, rễ hư, tỉa bớt cành lá.

Đổ nước sạch vào chậu trồng, cho Hồng Môn vào, đảm bảo nước ngập rễ, không ngập lá, cố định thân cây đứng vững.

Cách trồng cây hồng môn trong nước

Trong quá trình trồng hồng môn thủy sinh bạn cần thay nước thường xuyên ít nhất 1 tuần 1 lần. Khi thấy nước cần dùng nước sạch, không nhiễm mặn, nhiễm phèn. 

Bổ sung dung dịch dinh dưỡng vào chậu nước trồng để đảm bảo cây có đủ dưỡng chất để phát triển. Bạn có thể sử dụng dung dịch dinh dưỡng thủy canh chuyên dùng.

#5 Ý nghĩa của cây hồng môn

Cây hồng môn có ý nghĩa thể hiện cho một tình yêu trường tồn theo thời gian, loài cây cảnh này còn tượng trưng cho sự may mắn, giúp vận khí hanh thông và sự bình an.

Trong phong thủy, hồng môn giúp thu hút những dòng khí tích cực và điều hòa bớt những dòng khí tiêu cực trong môi trường xung quanh. Trồng cây hồng môn trong nhà sẽ giúp không gian sống trở nên hài hòa và bình yên hơn.

Theo quan niệm phương Đông, đây là loài cây cảnh rất có ích cho con đường công danh, sự nghiệp, giúp thu hút tiền tài và may mắn.

#6 Công dụng của cây hồng môn

Giúp thanh lọc không khí: cây hồng môn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Những chiếc lá dày, to bản có khả năng hấp thụ xylene, benzene, formaldehyde… đây là những chất độc có thể gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Cây trang trí nội thất: với vẻ đẹp và mang trong mình nhiều ý nghĩa, đây là loài cây trang trí trong nhà tuyệt vời, phù hợp với nhiều không gian nội thất như: phòng khách, bàn làm việc, quầy thu ngân, văn phòng…

Làm quà tặng ý nghĩa: một chậu hồng môn sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa để dành tặng cho bạn bè, người thân và cả đối tác trong những dịp lễ đặc biệt như: sinh nhật, khai trương..

Mọi người cùng hỏi

Trong phong thủy cây hồng môn hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Hai người mệnh này nếu trồng Cây Hồng Môn trong nhà hoặc đặt trên bàn làm việc sẽ mang đến rất nhiều may mắn, thuận lợi và tiền tài cho gia chủ.

Cây có chứa các tinh thể oxalat có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, khó thở và phát ban trên da. Vì thế khi tiếp xúc với loài cây này bạn phải cẩn thận nhé!

Loài cây ảnh này có tên khoa học là: Anthurium

Ngoài ra chúng còn có một số tên gọi phổ biến khác như: Tailflower, flamingo flower, laceleaf

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn