Tuyến trùng rễ là một loại bệnh phổ biến ở các cây trồng bằng cách tấn công bộ rễ hoặc củ của cây trồng, nếu không phát hiện sớm và có biện pháp xử lý từ đầu có thể dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng mùa màng và có thể dẫn đến chết cây.
Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming timg hiểu về thông tin, dấu hiệu nhận biết cây bị tuyến trùng và cách phòng trị loại bệnh hại này hiệu quả nhé!
#1 Tuyến trùng là gì?
Tuyến trùng hay còn gọi là giun đũa, giun tròn, là tên gọi chung cho một loài động vật không xương sống. Các loài tuyến trùng có kích thước rất nhỏ (0,5 – 2 mm) mà mắt thường không nhìn thấy được. Có nhiều loại tuyến trùng khác nhau như trong lĩnh vực nông nghiệp thường chia thành 2 loại lớn là loại có ích và loại không có hại.

Tuyến trùng có lợi: là những loài tuyến trùng giúp chống lại những vi sinh vật gây hại như: mọt, bọ chét, sâu đục thân, giun đất, bọ chét, sâu bọ trắng, các loài côn trùng gây hại bằng cách tiêm các vi khuẩn vô cơ thể của côn trùng hoặc là tự xâm nhập vào cơ thể của vật chủ, ký sinh và ăn cơ thể của vật chủ.
Tuyến trùng có hại: là những tuyến trùng chuyên ký sinh trên thực vật. Chúng gây hại bằng cách ăn bề mặt bên ngoài của các bộ phận chúng bám trên cây trồng. Phổ biến nhất là những tuyến trùng sống trong đất gây hại cho rễ hay còn gọi là tuyến trùng rễ. Ngoài ra một số tuyến trùng còn gây hại thân, tán lá và kể cả hoa nhưng ít phổ biến hơn.
#2 Tuyến trùng rễ là gì?
Tuyến trùng rễ (Meloidogyne spp) có kích thước rất nhỏ từ 0,6-2mm, chúng thường ký sinh ở mô tế bào của cây. Chúng gây hại bằng các phương thức như: hút chích, bơm các loại độc tố vào rễ cây khiến cho rễ cây bị tắc nghẽn mạch, rễ cây phình ra tạo thành các khối u sần hoặc làm rễ bị hoạt tử.
Các yếu tố như độ ẩm của đất, số lượng của rễ cây trồng, cấu trúc đất, độ pH của đất… đây là các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của tuyến trùng. Tuyến trùng rễ có 3 hình thức ký sinh đó là: nội ký sinh, ngoại ký sinh và bán nội ký sinh.

• Nội ký sinh: tuyến trùng chui vào trong bộ rễ cây trồng và gây hại bộ rễ bằng cách chích hút các tế bào rễ cây tạo ra những nốt u sần sùi trên rễ.
• Ngoại ký sinh: tuyến trùng ký sinh sống ngoài môi trường đất và nước. Nó gây hại bằng cách hút chích rễ cây làm cho cây bị thối nhũn ra.
• Bán ký sinh (nửa trong nửa ngoài): nửa cơ thể tuyến trùng di chuyển vào bên trong rễ cây và một phần ở bên ngoài môi trường (ngoài rễ cây) nó gây hại và tạo ra những nốt sần trên rễ cây.
#3 Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị tuyến trùng rễ

• cây không thể phát triển toàn diện dẫn đến còi cọc, héo úa, thiếu sức sống. Các cây trong cùng khu vườn phát triển không đồng đều.
• Vì tuyến trùng rễ cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây nên một số trường hợp ta sẽ thấy lá bị xoắn, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm.
• Tuyến trùng chích hút tạo các vết thương ở rễ cây, tạo điều kiện cho các nấm bệnh gây hại như: chết rạp, thối rễ, héo rũ…
• Nếu quan sát phần rễ bà con sẽ thấy những nốt sần trên rễ, rễ còi cọc không phát triển như bình thường.
#4 Các biện pháp phòng trị tuyến trùng rễ
Phòng bệnh tuyến trùng rễ bằng biện pháp canh tác
• Tiêu hủy các cây bị bệnh, lấy hết bộ rễ của cây bị bệnh dọn sạch bằng cách bỏ đốt.
• Thường xuyên kiểm tra độ pH của đất, đất quá chua mà điều kiện lý tưởng cho tuyến trùng phát triển mạnh.
• Để phòng bệnh tuyến trùng rễ tốt nhất bà con nên luân canh, xen canh cây trồng. Hạt cây củ đậu, rễ cây ruốc cá, hạt và lá cây sầu đâu rừng, cây bông cúc vạn thọ, hạt cây thầu dầu…là những loại cây có tính kháng tuyến trùng rễ rất tốt, bà con nên cân nhắc xem canh các loại cây này.
• Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.
Quản lý tuyến trùng ở rễ bằng biện pháp sinh học
Tăng cường bón phân hữu cơ được ủ khoai mục bằng nấm trichoderma có tác dụng đối kháng với tuyến trùng và nấm bệnh.
Sử dụng các loại chế phẩm sinh học, nhằm cung cấp các vi sinh vật đối kháng gây ức chế và tiêu diệt tuyến trùng rễ.
Phòng trị tuyến trùng rễ bằng thuốc đặc trị
Nếu cây bị nặng thì bà con có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để hạn chế tác hại do tuyến trùng rễ gây ra có hiệu quả cao như: thuốc Tervigo 020SC của Syngenta, thuốc Stop 5SL, nấm xanh metarhizium, Vifu Super 5GR, nokaph 20ec.
Các loại nấm bệnh gây hại công trồng phổ biến

Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.