Rệp sáp là gì – Cách nhận diện và phòng trừ

Rệp sáp - cách nhận diện và phòng trừ

Rệp sáp là một loài côn trùng thường sống ký sinh trên cây cảnh và cây ăn trái và các loại cây trồng khác. Nếu không kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng trị thì chúng có thể gây thiệt hại đến mùa màng của bà con. 

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về đặc điểm nhận biết và các biện pháp có thể phòng trị loại Rệp sáp này nhé!

#1 Rệp sáp là gì?

Rệp sáp có tên khoa học là Planococcus citri, là một loài rệp trong họ Pseudococcidae, chúng ký sinh trên các loài cây ăn trái có múi cũng như các loại cây công nghiệp khác gây thiệt hại cho nông nghiệp. Loài côn trùng này còn được biết đến là truyền một số bệnh do vi rút thực vật như vi rút gây sưng chồi. 

Rệp sáp có nguồn gốc từ châu Á và lây lan khắp nơi trên thế giới. Chúng như một loài dịch hại nông nghiệp đặc biệt phổ biến ở họ cây ăn trái có múi (chanh, cam, quýt, bưởi… cây cảnh và cây công nghiệp.

Một số thông tin bạn cần biết về loài Rệp sáp:

Tên khoa họcPlanococcus citri
Tên thường gọiCitrus Mealybug
Lớp cao hơnChi Planococcus
Phân bộ (subordo)Sternorrhyncha
Bộ (ordo)Hemiptera
Liên họ (superfamilia)Coccoidea
Họ (familia)Pseudococcidae
Loài (species)P. citri
Giới (regnum)Animalia
Vòng đời20 – 44 ngày
Kích thướcDài khoảng 3 mm

#2 Đặc điểm nhận diện Rệp sáp

Nhận diện Rệp sáp

Rệp cái trưởng thành: có hình bầu dục, không có cánh, kích thước dài 2,5-5mm, ngang 2-3mm. Toàn thân có màu hồng phủ lớp sáp trắng, quanh thân có các tia sáp trắng dài. Con cái trưởng thành không có cánh và giống như một con nhộng .

Con đực trưởng thành: có kích thước lớn hơn một chút, nó có những sợi sáp dài ở phần sau của cơ thể và có cánh, màu xám nhạt, vòng đời khoảng 27 ngày.

Rệp sáp sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ trứng mỗi con có thể đẻ từ 200 – 250 quả. Mùa hè, thời tiết nắng nóng nhiều là thời điểm rệp sinh sôi nảy nở nhanh nhất, tỷ lệ trứng nở vào màu hè rất cao, trên 91%.

#3 Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị Rệp sáp tấn công

Rệp sáp thường sinh sống gây hại ở chùm quả, mặt dưới lá, nách lá, cành tiêu và ngay cả ở dưới rễ… Chúng chích hút nhựa làm chùm quả héo rụng non và tạo điều kiện, môi trường cho nấm muội phát triển làm đen vỏ quả, mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp.

Giai đoạn ký sinh: rệp tập trung giữa gốc cây và mặt đất hoặc ở những khe, rãnh trên rễ cây phần nằm dưới mặt đất sau đó đến phần rễ bên. Chúng gây hại cho rễ từ khi còn non khiến cây chết hoàn toàn. Khi rệp tập trung mật độ cao cây biểu hiện rõ nhất là chuyển sang màu vàng vì không có dưỡng chất.

Giai đoạn trưởng thành: Rệp sáp xuất hiện ở các cuống hoa, khi hoa nở hình thành quả chúng sẽ hút nhựa ở cuống, làm trái nhỏ kém phát triển. Nếu tập trung nhiều sẽ làm chết cành.

Rệp sáp gây hại cây trồng

Dấu hiệu nhận biết Rệp sáp đầu tiên chính là ở nách lá, cuốn quả, chùm quả, cuốn hoa… có một lớp bột phấn màu trắng như sáp bao quanh. Lớp sáp này còn xuất hiện ở bên dưới mặt lá hay gần các gân lá hay cuốn lá.

#4 Một số biện pháp phòng trừ Rệp sáp gây hại cây trồng

Biện pháp phòng Rệp sáp bằng phương pháp cơ học

Khi cây bị bệnh dùng vòi nước áp suất cao, tia nước mạnh để xịt xoáy loại bỏ những ổ bệnh bám trên cây.

Không trồng cây xen kẽ với cây dễ bị rệp sáp tấn công.

Thường xuyên dọn dẹp vườn quanh đãng để cây phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Biện pháp phòng trị bằng sinh học

Sử dụng thiên địch như ong, kiến vàng, bọ rùa để tiêu diệt rệp sáp.

Sử dụng cồn và nước rửa chén cũng có thể xử lý rệp sáp với quy mô nhỏ

sử dụng các chế phẩm sinh học hữu cơ, can toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường như: tinh dầu neem, chế phẩm sinh học xịt côn trùng SK Enspray 99EC

Biện pháp trị rệp sáp bằng phương pháp hóa học

Nếu Rệp sáp lây lan nhanh trên diện rộng thì bà con cần sử dụng đến các loại thuốc trừ sâu đặc trị Rệp sáp chuyên dụng để xử lý loài côn trùng này như: thuốc Movento 150OD, Confidor 200SL, comda 250ec  

Rệp sáp thường ký sinh ở vị trí khuất tầm mắt lại có lớp sáp không thấm nước bao bọc bên ngoài. Vì vậy, bà con khi phun thuốc bạn chú ý phải phun thật kỹ vào những chùm quả, kẽ lá nơi có rệp sinh sống. 

Rệp sáp không đẻ trứng mà đẻ con. Khả năng sinh sản của rệp sáp hại rễ cũng khá cao, một con mẹ có thể đẻ khoảng 200 con và không chỉ đẻ một lứa. Vì thế, bà con cần kiểm tra thường xuyên cây trồng để phát hiện sớm, có biện pháp xử lý sớm tránh thiệt hại lớn đến mùa vụ.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn