Ruồi vàng đục quả – nhận biết và phòng trị

Ruồi vàng đục quả

Ruồi vàng (Tephritidae) là một loại côn trùng gây hại phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng đến mùa màng của các loại cây ăn trái và rau lấy quả. Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin, đặc điểm và cách phòng trị loài ruồi vàng đục quả này nhé!

#1 Ruồi vàng là gì?

Ruồi vàng hay ruồi đục quả hay còn gọi là ong chuỗi có tên khoa học là Tephritidae. Đây là các loài ruồi thuộc phức hợp Bactrocera. Trên thế giới hiện có hàng trăm loại ruồi đục quả. Loài côn trùng này gây hại trên cây, cho quả chứ không phải gây hại sức khoẻ cho người.

Trên thế giới hiện có hàng trăm loại ruồi vàng đục quả. Mỗi khu vực thường có khoảng chục loại. Ở Việt Nam có 3 loài phổ biến là: Bactrocera Dorsalis Hendel, Bactrocera correcta, Bactrocera cucurbitate. Trong đó, nguy hại nhất là Bactrocera Dorsalis.

Một số thông tin bạn cần biết về loài ruồi vàng:

Tên khoa họcTephritidae
Tên gọi khácBactrocera dorsalis
Cấp độHọ
Họ (familia)Tephritidae; Newman, 1834
Bộ (ordo)Diptera
Lớp (class)Insecta
Ngành (phylum)Arthropoda
Giới (regnum)Animalia
Kích thước2,5–10 mm

#2 Đặc điểm nhận diện ruồi vàng

Ruồi vàng có kích thước từ nhỏ đến trung bình (2,5–10 mm), con trưởng thành cơ thể dài trung bình 7mm, sải cánh 13mm. Đầu hình bán cầu và thường ngắn, trước đầu có vệt đen nhỏ, đầu màu nâu đỏ. Mặt chúng có 2 đốm đen tròn to ở dưới chân râu đầu.

Phần ngực ruồi vàng nâu tối, nâu đỏ, sau đầu có nhiều lông nhỏ, lưng nâu đen với vân vàng bên sườn ngực. Cánh thường có màu vàng, nâu, hoặc các mảng màu đen hoặc có màu đậm với các mảng sáng hơn.

Cách nhận biết ruồi vàng

Trứng: có hình quả dưa chuột, dài 1mm, mới đẻ màu trắng sữa sau chuyển thành màu vàng nhạt.

Nhộng: nằm trong vỏ kén giả, có hình trứng dài. Nhộng mới lột xác có màu vàng nâu, sắp vũ hóa có màu nâu đỏ.

#3 Ruồi vàng gây hại cây trồng

Sâu non: đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non. Có 02 loài ruồi vàng gây hại nặng và phổ biến nhất là Dacus dorsalis và Ceratitis capitata. Chúng gây hại tới hơn 50% sản phẩm thu hoạch đối với vườn cây ăn trái. Sâu non đào lỗ và chui vào trong tép, thường có giọt gôm nhỏ từ trong lỗ chảy ra. Quả bị đục thường nhiễm nấm bán ký sinh, vết bệnh bắt đầu thối và biến nâu, thịt quả thối rữa và quả rụng xuống.

Ruồi đục quả ổi (Bactrocera dorsalis): Loài ruồi này là một loại côn trùng đa thực vì ngoài ổi chúng còn gây hại trên rất nhiều loại quả cây khác, như: Mận, táo, sapoche, đu đủ, xoài, thanh long, chôm chôm, mãng cầu xiêm, bưởi, cam…

Ruồi vàng đục quả bưởi và ổi

Ruồi vàng hại trái cây: Đây là đối tượng hại rất nguy hiểm đang được báo động hiện nay. Ruồi trưởng thành chích và đẻ trứng vào trái cây gây thoái hóa phần thịt của quả làm quả bị thối không cho thu hoạch được.

Bệnh cạnh gây hại phổ biến ở cây ăn trái thì loài ruồi này còn thường gây hại ở các loại rau ăn quả như: Bầu bí, mướp, khổ qua, dưa leo, cà chua, ớt… Hiện nay, ruồi đục trái là đối tượng kiểm dịch thực vật rất gắt gao khi xuất khẩu trái cây, rau màu…sang các nước khác.

#4 Các biện pháp phòng và trị ruồi vàng đục quả

Cách phòng ruồi vàng đục quả

Dùng túi nilon bọc quả: sử dụng túi ni lông để bọc quả, có thể ngăn chặn được đến 90% sự xâm nhập và gây hại của ruồi vàng. tuy nhiên với phương pháp này thì bà con cần tốn chi phí mua túi bọc và tốn nhân công bọc quả.

Sử dụng bả diệt ruồi vàng: bà con có thể sử dụng một số nguyên liệu có sẵn như: hương nhu, hạt mã tiền, chuối chín lên men, nếp than để tạo ra một hỗn hợp có mùi hương thu hút ruồi. Khi ăn phải loại bả này, ruồi vàng bị say thuốc và rơi xuống đất mà chết.

Bẫy ruồi vàng

Sử dụng bẫy ruồi vàng: Đây cũng là cách diệt ruồi vàng vô cùng hiệu quả, bà còn có thể mua bẫy ruồi vàng sẵn có trên thị trường hoặc tự làm bẫy bằng cách: Sử dụng bỏ chai nước và cắt vuông một lỗ vừa phải. Sau đó khoan một lỗ ở phần nắp để dây thép có thể xỏ qua. Luồn dây thép qua nắp và cố định 1 đầu bằng cách uốn đầu dây thép. Sau đó sử dụng nước ấm với đường hòa tan vào chai, đậy chặt nắp và treo lên cây để tạo bẫy.

Lập hàng rào sinh học: có một số loại thực vật phát ra mùi hương có thể xua đuổi loài ruồi vàng này. Bà con có thể xịt các loại tinh dầu của các cây này cũng có công dụng xua đuổi loài côn trùng này như: mùi bạc hà, mùi đinh hương, mùi nồng của hạt tiêu đen, tinh dầu hương thảo, tinh dầu đinh hương.

Cách dẫn dụ ruồi tập trung để diệt trừ

Dựa vào đặc tính của ruồi vàng thích mùi chua ngọt, bà con có thể dùng giấm ăn pha một ít đường trộn với một ít thuốc trừ sâu Actara 25WG.

Sau đó bà con chia hỗn hợp này lên các tờ giấy đặt rải rác trong vườn (thường từ 6 – 10m một bẫy). Ruồi trưởng thành khi kéo đến ăn sẽ bị chết. Hoặc dùng quả chuối chín để nguyên vỏ cắt thành từng lát dầy khoảng 1cm. Rồi dùng lạt mềm xâu lại thành chuỗi.

Kế đến, bà con pha 1 gói Actara 25WG 1gr vào 1 lít nước sạch. Nhúng các chuỗi khoanh chuối vào dung dịch thuốc đã pha. Treo rải rác trong vườn, khoảng cách chừng 3m/bã.

Khi bén mùi thơm của chuối, ruồi vàng kéo đến ăn trước khi đẻ trứng sẽ bị trúng độc của thuốc ngấm trong chuối. Khoảng 4 – 5 ngày bã khô thì thay bã mới.

Nếu không có chuối chín, bà con có thể sử dụng các loại trái chín khác có mùi thơm và độ đường cao như: mít chín, dứa chín…

Cách trị ruồi vàng bằng thuốc đặc trị

Dưới đây là một số loại thuốc trừ sâu được sử dụng để diệt ruồi vàng vô cùng hiệu quả: nano oxiclorua couper và PVP, AKULAGOLD 260EW, TCT Clean, dodolala, Agita

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn