Sâu vẽ bùa – Cách nhận diện và phòng trị

Sâu vẽ bùa - cách nhận biết và phòng trị

Sâu vẽ bùa là một sâu bọ gây hại thường thấy trên các loại cây có múi, loài sâu này nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây thiệt hại nặng đến năng suất và chất lượng của cây trồng.

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về đặc điểm nhận diện, các phòng trị loài sâu vẽ bùa gây hại cây trồng này nhé!

#1 Sâu vẽ bùa là gì?

Sâu vẽ bùa có tên khoa học là Phyllocnistis citrella, đây là một loại bướm thuộc họ gracillariidae. Nó có nguồn gốc từ châu Á, hiện nay loài sâu này đã được tìm thấy hầu như trên khắp thế giới bao gồm: Argentina, Úc, Brazil,  Trung Quốc, Corsica, Costa Rica, Cuba, Ấn Độ, Israel, Madeira, Mauritius, Mexico, Nam Phi, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Đông Nam Á…

Loài sâu này đặc biệt thường gặp ở các loại cây có múi (chanh, cam, quýt, bưởi…)  và các loại rau xanh, Chúng đục phá lá ở dưới phần biểu bì, ăn phần mô mềm của lá, làm giảm diện tích quang hợp và làm giảm khả năng sinh trưởng của lá và chồi non.

Một số thông tin bạn cần biết về loài Rệp sáp:

Tên khoa họcPhyllocnistis citrella
Tên thường gọiCitrus Leaf Miner
Cấp độ Loài
Phân họ (subfamiliaPhyllocistinae
Họ (familia)Gracillariidae
Phân bộ (subordo)Glossata
Bộ (ordo)Bộ Cánh vẩy
Lớp cao hơnPhyllocnistis
Giới (regnum)Animalia
Vòng đời19-38 ngày
Kích thướcDài khoảng 4mm

#2 Đặc điểm nhận diện sâu vẽ bùa

Cách nhận biết sâu vẽ bùa

Trứng: có vòng đời 1-6 ngày, có dạng hình bầu dục, nhỏ, kích thước 0,2-0,3 mm. Lúc đầu trong suốt sắp nở có màu trắng vàng.

Sâu non: có vòng đời 4-10 ngày, có chiều dài khoảng 4mm, mình dẹp, không chân, đốt cuối bụng có hình ống dài.

Nhộng: có vòng đời 7-12 ngày, dài khoảng 2-3 mm, có màu nâu vàng, cạnh bên mỗi đốt thân có 1 u lồi, trên có 1 sợi lông.

Sâu trưởng thành: có vòng đời 7-10 ngày, sâu vẽ bùa trưởng thành là một loại ngài nhỏ, cơ thể dài 2-3 mm, sải cánh rộng 4-5 mm. Toàn thân có màu vàng nhạt phớt ánh bạc. Cánh sau rất hẹp so với cánh trước, cả hai cánh đều có rìa lông dài.

#3 Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị sâu vẽ bùa tấn công

Sâu vẽ bùa cái làm thành nhiều lỗ ở chóp lá hay dọc theo bìa lá rồi đẻ trứng, trứng nở ra dòi, lúc này chúng đục giữa biểu bì lá thành những đường hầm ngoằn ngoèo, chính vì đặc điểm này mà chúng được tên là “vẽ bùa”.

Dấu hiệu nhận biết bị sâu vẽ bùa tấn công đó là: lá cây sẽ bị nhỏ, quăn, co dúm và biến dạng gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và khả năng sinh trưởng của cây, ảnh hưởng đến năng suất.

Ở các loại cây ăn quả, nếu cây bị nặng thì hoa và trái cũng trở nên dễ rụng hơn, làm giảm năng suất cây trồng. Ở giai đoạn cây con, nếu bị sâu vẽ bùa tấn công thường xuyên cây sẽ kém phát triển và có tán nhỏ hơn bình thường. Chưa kể, nó còn là môi giới truyền bệnh loét trên cây có múi như bưởi, cam, quýt, măng cụt,…

Sâu vẽ bùa gây hại cây trồng

Sau khi trưởng thành, dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây (dính trên lá chỗ cuối đường đục) hoặc buông mình xuống đất làm nhộng.

Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, tập trung nhiều vào các đợt ra đọt non trong mùa khô. Sâu gây hại trên các loại cây thuộc họ cam quýt. Nhiệt độ 23 – 290C, ẩm độ 85-90% là điều kiện thuận để loài sâu này sinh sôi và phát triển mạnh.

#4 Cách phòng và trị sâu vẽ bùa

Biện pháp canh tác

Thu dọn lá rụng trong vườn và cắt tỉa các cành lá bị khô héo mang đi đốt bỏ.

Thường xuyên tỉa cành, tạo tán, giúp khu vườn thoáng khí cũng hạn chế sự phá hại của sâu vẽ bùa.

Thường xuyên theo dõi quan sát, để bảo vệ các đọt non, nhất là vào các giai đoạn mà điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của sâu.

Nếu phát hiện trứng, sâu, hoặc nhộng trên lá thì cần cắt bỏ bộ phận sâu ký sinh, tập trung một chỗ để tiêu hủy..

Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh giúp nâng cao sức đề kháng tổng thể của cây trồng cũng giúp hạn chế sâu vẽ bùa gây hại.

Biện pháp sinh học

Thiên địch ký sinh: Có nhiều loài ong trong các họ Chalcidoidea và Ichneumonidea ký sinh trên sâu non và nhộng, đôi khi tỷ lệ ký sinh có thể lên đến 70-80%.

Thiên địch bắt mồi: Nhân nuôi thiên địch kiến vàng Oecophylla smaragdina là biện pháp có hiệu quả phòng trị sâu vẽ bùa cao.

Sử dụng phun phòng các loại chế phẩm hữu cơ sinh học như: tinh dầu neem, chế phẩm Bio-B để giúp phòng sâu vẽ bùa ngay từ đầu hoặc hạn chế khả năng phát tán mạnh của sâu.

Phòng trị sâu vẽ bùa bằng bằng thuốc hóa học

Biện pháp sau cùng để xử lý loại sâu hại này Khi mật độ sâu quá cao, không thể kiểm soát và gây thiệt hại lớn cho cây trồng, thì bà con cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu chuyên dụng như: Confidor 200SL, Movento 150OD, Radiant 60SC, Brightin 4.0EC, Prevathon 5SC

Bà con cũng có thể pha thêm các loại dầu khoáng với thuốc trừ sâu để tăng hiệu quả phòng trị sâu vẽ bùa.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn