Rệp vảy là tên gọi chung của những loài côn trùng thuộc họ Coccoidea, Loại côn trùng này gây hại cây trồng bằng cách hút nhựa cây khi chúng bám vào cành, lá, cành và quả của cây ký chủ.
Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết đặc điểm nhận biết, cách phòng và trừ loài Rệp vảy gây hại này nhé!
#1 Rệp vảy là gì?
Rệp vảy tên tiếng anh thường gọi là Scale insects là một loại côn trùng gây hại phổ biến cho cây trồng, chúng thường bám cố định trên cành, thân và cuống lá của cây. Loại rệp này chích hút chất dinh dưỡng làm cho lá không quang hợp được ánh sáng, cây sinh trưởng chậm, thậm chí làm các cành và cây khô héo rồi chết.
Loài côn trùng này xuất hiện nhiều ở các loài như: hoa hồng, hoa lan, cà phê, cây ăn trái… Có hàng ngàn loài Rệp vảy khác nhau trong họ Coccoidea, tuy nhiên ở Việt Nam phổ biến nhất là hai loại đó là: Rệp vảy nâu và Rệp vảy xanh.
Một số thông tin bạn cần biết về loài Rệp vảy:
Tên khoa học
Coccoidea
Tên thường gọi
Scale Insect
Họ (familia)
Coccoidea
Phân bộ (subordo)
Sternorrhyncha
Bộ (ordo)
Hemiptera
Lớp (class)
Insecta
Ngành (phylum)
Arthropoda
Giới (regnum)
Animalia
Kích thước
2-5 mm
#2 Đặc điểm nhận dạng Rệp vảy
Rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica): có vỏ cứng (dày từ 3-5 mm) màu nâu và gồ cao lên rất dễ nhận ở trên mặt, chúng thường bám ở phía dưới lá hoặc trên thân cây nhất là các góc kẽ nhánh.
Rệp vảy xanh (Coccus viridis): có hình bầu dục dài từ 2-3 mm, thân mềm và nhỏ. Con này thường trốn kỹ ở dưới lá, cuống hoa và nhất là trốn vào những ngóc ngách của cuống lá, bẹ hoa nên khó phát hiện và diệt trừ hơn.
#3 Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị Rệp vảy tấn công
Rệp vảy bám chặt vào các bộ phận của cây, chúng tập trung hút dinh dưỡng làm cây còi cọc, khi rệp vảy xuất hiện với mật độ cao sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, từ đó giảm năng suất cây trồng.
Khi bám trên thân hay lá cây, Rệp vảy tiết ra một chất mật đường để thu hút kiến, chất này tạo thành 1 lớp muội đen bao phủ lá và thân cây, làm giảm khả năng quang hợp, trường hợp gây hại nặng có thể làm rụng lá, thân cây khô héo dần.
Nếu không kịp thời phát hiện sớm và xử lý thì tại các vị trí bị rệp bám trên cây sẽ nổi lên những nốt sần sùi màu nâu đen.
Loài rệp này thường gây hại trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa (từ tháng 1 đến tháng 6) đặc biệt là thời gian có các giai đoạn nắng mưa xen kẽ nhau.
#4 Cách phòng trị Rệp vảy
Biện pháp canh tác
•Vệ sinh vườn sạch sẽ, tạo độ thoáng và đủ ánh nắng cho cây.
•Nếu phát hiện rệp vảy cần cắt bỏ những cành cây bị rệp bám và đem đốt càng sớm càng tốt.
•Tưới nước đầy đủ cho cây, đặc biệt là mùa khô, tránh để cây chịu hạn quá lâu.
•Bón phân cho cây cân đối, không thừa đạm, hạn chế phân vô cơ và sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để giúp cây tăng sức mạnh tổng thể, hạn chế rệp hại tấn công.
Phòng trừ Rệp vảy bằng biện pháp sinh học
• Dùng bông gòn thấm rượu hoặc dầu neem thoa trực tiếp lên lá hoặc cành nhằm hạn chế sinh sản của rệp vảy.
• Dùng bàn chải mềm hoặc khăn ướt và bông thấm nước chà xát lau thật sạch rệp ra khỏi cây.
Trong trường hợp mật độ Rệp vảy nhiều, lây lan nhanh thì bà còn cần sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị để lý. Bà con có thể dùng những thuốc trừ sâu bọ côn trùng có hoạt chất Dinotefuran, Thiamethoxam, Nitenpyram…
Đây là loại bệnh có sức lây lan mạnh, vì Rệp vảy có thẻ sống cộng sinh với kiến và nhờ sự giúp đỡ của kiến để di chuyển từ cây này sang cây khác. Vì vậy, bà con cần thường xuyên thăm vườn, quan sát kiểm tra những bộ phần trên cây mà loài rệp này thường trú ngụ thường xuyên, để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời trước khi chúng gây thiệt hại nặng cho cây trồng.
Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.