Hoa Dừa Cạn (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và tác dụng)

Hoa Dừa Cạn

Hoa Dừa Cạn (Catharanthus roseus) loài hoa nhỏ nhắn nhưng vô cùng đáng yêu, cây dễ trồng và phát triển nhanh làm cho loài hoa này được trồng phổ biến hiện nay.

Trong bài chia sẻ này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu về cách trồng, cách chăm sóc, ý nghĩa và tác dụng của loài hoa Dừa Cạn này nhé!

#1 Giới thiệu về hoa dừa cạn

Dừa cạn hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: hải đằng, dương giác, bông dừa, trường xuân hoa. Đây là một loại cây bụi nhỏ, có lá màu xanh lá cây sáng bóng. Lá hình bầu dục bóng dài 2-5cm. 

Có một hoặc nhiều hoa ở đầu mỗi thân cây, mỗi bông hoa có đường kính khoảng 4cm và cuốn hoa dài khoảng 1cm. Hoa thường có 5 cánh, màu hoa đa dạng phổ biến nhất là màu hồng nhạt đến hồng đậm, màu trắng, màu đỏ, màu tím nhạt…

Một số thông tin tổng quan về loài Dừa Cạn:

Tên khoa họcCatharanthus roseus
BộBộ Long đởm
Họ (familia)Apocynaceae
Bộ (ordo)Gentianales
Giới (regnum)Plantae
Loài (species)C. roseus
Loại thực vậtCây bụi, cây lâu năm
Chiều cao30cm – 60cm
Tán rộng20cm – 40cm
Sử dụng trong vườnTrồng đường viền, trang trí sân, trồng trong chậu, trồng giỏ treo hoa
Giới thiệu hoa dừa cạn

Dừa cạn là một loài thực vật trong chi Catharanthus thuộc họ La bố ma (Apocynaceae). Nó là cây bản địa và đặc hữu của Madagascar.

#2 Các loại hoa dừa cạn

Dựa vào đặc điểm hình thái của cây người ta thường chia hoa dừa cạn thành 3 loại đó là: dựa cạn đứng (cây mọc thẳng đứng), dựa cạn rủ (cây có xu hướng rủ cành, là và hoa xuống), loại trung gian (cây mọc thẳng đứng nhưng hoa rủ xuống).

Dừa cạn đứng

hoa dừa cạn đứng

Đây là loài thân thảo mọc thẳng đứng, cây có chiều cao từ 30cm – 60cm trong điều kiện sinh trưởng tốt có thể đạt chiều cao 100cm. Giống hoa dừa cạn này có nhiều màu sắc khác nhau như: hồng, đỏ , tím, cam hay trắng trong đó phổ biến nhất là màu đỏ và hồng.

Dừa cạn rủ

hoa dừa cạn rủ

Hoa dừa cạn rủ thuộc loại cây thân thảo, chiều cao của cây vào khoảng 40 – 60cm, phân thành nhiều cành. Thân mềm như dây leo nên chúng có xu hướng rủ xuống vì thế mà được gọi tên là “dừa cạn rủ”.

Giống hoa này có nhiều màu sắc nhưng phổ biến là màu hồng, trắng, đỏ và thích hợp trồng trong chậu treo.

#3 Màu sắc của hoa dừa cạn

Hoa dừa cạn trắng

dừa cạn trắng

Hoa dừa cạn hồng

dừa cạn hồng

Hoa dừa cạn đỏ

dừa cạn đỏ

Hoa dừa cạn tím

dừa cạn tím

#4 Cách trồng cây hoa dừa cạn

Cây dừa cạn là loại hoa tương đối dễ trồng và ít tốn công chăm sóc, cây có thể thích nghi và phát triển tốt với nhiều điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau từ vùng lạnh, ôn đới, đến vùng nóng nhiệt đới. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về điều kiện sinh trưởng của cây dừa cạn:

Nhiệt độ10 – 30 độ C
Ánh sángƯa sáng, cần ít nhất 6 – 8h sáng mỗi ngày
Đất trồngĐất thịt, đất cát pha, tơi xốp, thoát nước tốt
Độ pH của đất6.0 – 7.0
Nhu cầu nướcTrung bình
Nhu cầu phân bónTrung bình
Nhân giốngGieo hạt, giâm cành
Sâu bệnhThối thân, đốm lá
trồng hoa dừa cạn

1. Chuẩn bị đất

Đất gieo trồng dừa cạn là các loại đất tơi xốp, không cần quá giàu dinh dưỡng nhưng phải có khả khăng thoát nước tốt. Bạn có thể chuẩn bị đất bằng cách trộn lớp đất mặt tại vườn với một phần mụn dừa, vỏ trấu, phân hữu cơ hay phân chuồng hoại mục…

2. Chuẩn bị và ngâm hạt giống

Chọn mua hạt giống dừa cạn tại các cửa hàng cây cảnh uy tín để đảm bảo tỷ lệ hạt nảy mầm cao. Sau đó đêm ngâm và bỏ hạt vào một miếng vải sáng màu, buộc túm lại rồi cho vào nước ấm từ 3 đến 4 tiếng.

3. Gieo hạt giống

Sử dụng đầu tăm tre để tạo một lỗ nhỏ và cho hạt giống vào. Khoảng cách cần đảm bảo giữa các hạt là 5 – 7cm. Sau khi hạt được gieo xuống, cần phủ một lớp đất mỏng lên trên và tưới nước nhẹ.

4. Trồng cây vào chậu

Trong thời kỳ ươm mầm cây, đều đặn tưới bằng vòi phun sương 2 lần/ngày vào sáng và chiều để đảm bảo cây luôn giữ được độ ẩm thích hợp. Sau 1 -2 tuần hạt nảy mầm, khi cây con có từ 4 – 5 lá thì có thể mang cây trồng vào chậu.

#5 Chăm sóc hoa dừa cạn

– Vị trí trồng: đặt chậu hoa hoặc trồng ngoài đất thì chọn vị trí khô ráo và thoáng mát. Nơi có thể nhận được ánh sáng mặt trời đầy đủ. Nhận đủ sáng giúp cây khỏe, ra nhiều hoa và hoa to và tươi hơn.

– Tưới nước: tưới nước thường xuyên 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát. Chú ý không tưới quá nhiều vì cây dễ bị thối thân.

– Cắt tỉa: thường xuyên kiểm tra và loại cỏ các bông hoa đã tàn, những cành lá bị héo vàng hay khô. Nếu thấy bụi cây quá rậm thì cũng nên tỉa bớt cho cây thoáng hơn và hạn chế sâu bệnh.

chăm sóc hoa dừa cạn

– Phân bón: bổ sung phân bón hữu cơ theo định kỳ khoảng 1 tháng một lần trong suốt quá trình cây sinh trưởng. Vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa bón thêm phân NPK dưới dạng pha loãng và vào gốc.

 – Sâu bệnh: loại bệnh thường gặp ở cây dừa cạn là thối thân, đốm lá và vàng lá. Để khắc phục bạn nên tránh tưới nước quá nhiều. Sử dụng thuốc diệt nấm phù hợp để điều trị các bệnh này. Cũng thường xuyên quan sát cây có bị các loại sâu ăn lá, ốc sên hay không để kịp thời loại bỏ.

#6 Ý nghĩa của hoa dừa cạn

Hoa dừa cạn mang ý nghĩa là lời chúc mừng cho sự thành công trong học tập, trong công việc và sự nghiệp. Loài hoa này là món quà đầy ý nghĩa trong dịp mừng sinh nhật mừng thọ, hay dịp lễ tết với ý nghĩa trường xuân.

Ý nghĩa của hoa dừa cạn

Trong phong thủy, hoa dừa cạn mang đến may mắn, tài lộc và sự thịnh vượng. Đặt một chậu dừa cạn trên bàn làm việc sẽ  giúp chủ nhân có thêm nhiều luồng vượng khí mạnh, giúp công việc hiệu quả, làm gì cũng thành.

Loài hoa này còn là món quà ý dành cho các cặp đôi mới cưới với ý nghĩa cầu chúc cho họ có một cuộc hôn nhân bền lâu.

#7 Tác dụng của cây dừa cạn đối với sức khỏe

Ngoài công dụng phổ biến là một loại hoa trang trí xinh đẹp thì cây dừa cạn còn mang trong mình những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của loài hoa này đối với sức khỏe:

– Trị tăng huyết áp

– Trị chứng tiêu khát (đái tháo đường)

– Trị khí hư bạch đới

– Trị lỵ trực khuẩn

– Trị vết bỏng nhẹ

– Trị chứng mất ngủ

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn