Hoa Dã Quỳ (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)

Hoa Dã Quỳ

Hoa dã quỳ (Tithonia diversifolia) một loại hoa xinh đẹp khác của họ cúc. Với những bông hoa khoe sắc vàng tươi, vẻ đẹp của dã quỳ mang đến một cảnh quan tươi tắn cho mọi khu vườn.

Loài hoa này còn là một loại thực vật tạo lớp phủ và chống xâm thực rất tốt. Trong bài chia sẻ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về cách trồng hoa dã quỳ, cách chăm sóc và ý nghĩa của loài hoa này nhé!

#1 Giới thiệu về hoa dã quỳ

Hoa dã quỳ hay cúc quỳ hay hướng dương Mexico là một loài thực vật có hoa thân thảo trong họ Cúc, thân cao từ 1.5 – 2m trong điều kiện tốt có thể cao đến 3m. Lá cây dã quỳ có lông và màu xanh xám, lá mọc so le, hình trứng hoặc hình nêm, dài 10-15cm. 

Cây có hoa to và có màu vàng sặc sỡ, được biết đến với mục đích làm cảnh. Kích thước tia hoa dài khoảng 3 – 6cm. Các bông hoa mọc đơn độc trên một cuống dài 6 – 13cm. Dưới đây là những thông tin chung về loài dã quỳ:

Tên khoa họcTithonia diversifolia
Họ (familia)Asteraceae
Giới (regnum)Plantae
Loài (species)T. diversifolia
Bộ (ordo)Asterales
Chi (genus)Tithonia
Loại thực vậtCây bụi, cây hàng năm hoặc lâu năm
Chiều cao1 – 3m
Tán rộng2 – 3m
Sử dụng trong vườnTrồng hàng rào, trang trí sân vườn, lớp ph
Giới thiệu hoa dã quỳ

Dã quỳ còn có nhiều tên gọi khác nhau như: cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương Mexico (Mexican sunflower)… Đây là một loài thực vật trong họ Cúc, có nguồn gốc từ Mexico, Trung Mỹ và Cuba. Hiện nay phân bố rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, chẳng hạn như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi

#2 Cách trồng hoa dã quỳ

Trong tự nhiên cây dã quỳ được tìm thấy nhiều ở các khu vực xáo trộn, đất bị bỏ hoang hoặc mọc dọc theo ven đường và đường ranh và trên đất canh tác.

Điều này cho thấy loại cây này có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau bao gồm các loại đất nghèo dinh dưỡng.

Một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cây dã quỳ:

Nhiệt độ15 – 38 độ C
Ánh sángƯa ánh, cần 6 – 10h chiếu sáng mỗi ngày
Đất trồngĐất cát, đất thịt và đất sét nhẹ… Đất thoát nước tốt
Độ pH của đất6.0-7.5
Nhu cầu nướcTrung bình, cây chịu hạn tốt
Phân bónPhân hữu cơ, NPK
Cắt tỉaKhông cần cắt tỉa thường xuyên
trồng hoa dã quỳ

Về cơ bản, cũng giống như các loại cúc khác trong họ Hoa Cúc dã quỳ là loài hoa khá dễ trồng và không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Để trồng hoa dã quỳ ra hoa đẹp bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:

1. Đất trồng dã quỳ

Mặc dù cây có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng loại đất tốt nhất để trồng dã quỳ nên là loại đất tơi xốp, thoát nước tốt để tránh cây bị ngập úng dẫn đến thối rễ. 

Đất không cần quá giàu dinh dưỡng nhưng bạn nên bổ sung một lượng phân hữu cơ hay phân chuồng hoại mục để cây phát triển xanh tốt và cho nhiều hoa

2. Trồng hoa dã quỳ bằng cách gieo hạt

Đây là phương pháp đơn giản để trồng hoa dã quỳ. Trước tiên cần phải chuẩn bị hạt giống chất lượng, đảm bảo độ chắc mẩy, không sâu bệnh. Lựa chọn vị trí gieo hạt có nhiều ánh sáng mặt trời, thoáng mát, không ẩm ướt. 

Sau khi gieo hạt lên bề mặt đất trồng, phủ một lớp đất mỏng lên và tưới nước đủ cho đất ẩm. Sau khoảng một thời gian chăm sóc thì hạt giống sẽ nảy mầm và dần phát triển thành cây con.

3. Trồng hoa dã quỳ bằng cách giâm cành

Dùng kéo cắt hoặc dao tiện dụng để cắt những cành khỏe mạnh, chỗ mà nó bám vào thân chính. Lấy các đoạn thân dài 10 đến 15cm. Sau đó cắt bỏ phần lá thấp nhất để lộ các nút sinh rễ.

Nhúng phần không có lá của thân cây bằng hoocmon kích thích tố tạo rễ. Sau đó cắm cành giâm vào bầu đất ẩm đã chuẩn bị trước. 

Đặt các cành giâm ở nơi ấm áp, có bóng râm nhẹ và duy trì độ ẩm nhẹ. sau 2 đến 3 tuần, cành giâm sẽ ra rễ và đã sẵn sàng mang đi trồng.

#3 Cách chăm sóc cúc quỳ

Ngoài việc trồng hoa đúng kỹ thuật thì việc chăm sóc cho hoa dã quỳ đúng cách sẽ giúp những bụi cây dã quỳ của bạn luôn xanh tốt, ra nhiều hoa và những bông hoa lớn và có màu sắc rực rỡ hơn. Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc hoa dã quỳ như:

chăm sóc hoa dã quỳ

Tưới nước: thường xuyên tưới cho cây dã quỳ, nhất là trong giai đoạn mới bắt đầu trồng và khi cây bắt đầu ra hoa. Tưới thường xuyên vào mùa khô và vào mùa mưa cần đảm bảo khả năng thoát nước của đất để tránh cây bị ngập úng thối rễ.

Tạo lớp phủ: Bạn có thể sử dụng rơm, rạ hay lá khô tạo lớp phủ xung quanh gốc cây. Điều này giúp giữ ẩm cho đất và phàn nào ngăn chặn cỏ dại. 

Loại bỏ cỏ dại: Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ cỏ dại mọc xung quanh gốc nhằm tránh gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa khi còn non.

Cắt tỉa bụi dã quỳ: Tỉa bớt cành lá mọc thừa và dài, những cành lá bị héo úa khô nhằm giúp hoa có thể phát triển tốt hơn.

Bón phân: Bổ sung thêm phân hữu cơ hay các loại vật liệu hữu cơ hoại mục để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Đặc biệt là vào giai đoạn cây con mới nảy mầm và giai đoạn cây ra hoa.

#4 Ý nghĩa của hoa dã quỳ

Ý nghĩa của loài hoa dã quỳ

Hoa dã quỳ có ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu và sức sống mãnh liệt. Luôn khát khao để vươn lên trong mọi hoàn cảnh bất chấp những khó khăn.

Dã quỳ được xem là loài hoa biểu tượng của tình yêu thủy chung, sẵn sàng hy sinh tính mạng của bản thân cho người mình yêu.

Dã quỳ cũng là loài hoa được dùng để tỏ ý thán phục, yêu mến và quý trọng với những người có nội tâm phong phú.

Hoa dã quỳ còn tượng trưng cho sự kiêu hãnh, kiên cường không bị khuất phục.

#5 Tác dụng của cây dã quỳ đối với sức khỏe

Ở Mexico: thân và lá của cây dã quỳ được sử dụng để làm tan các vết máu bầm, chữa thấp khớp, giảm đau, giảm sưng, bong gân và gãy xương.

Tại Nhật Bản: hoa dã quỳ lại có công dụng chống ngộ độc nhưng cần phải theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu dùng trực tiếp hoa có thể bị dị ứng.

Tại Trung Quốc: dã quỳ phơi khô là thành phần trong những đơn thuốc nhuận gan, lợi tiểu và chữa bệnh vàng da. 

Tại Việt Nam: lá và hoa dã quỳ hòa trong nước muối loãng để ngâm hoặc chà xát sẽ giúp giảm sưng tấy, chữa mẩn ngứa và viêm da dị ứng,… Dã quỳ cũng được phơi khô để pha nước uống giúp an thần dễ ngủ, nhuận tràng, tốt cho gan.

#6 Những công dụng khác của cây hoa dã quỳ có thể bạn chưa biết

Công dụng của cây dã quỳ

Đây là loại cây giúp bảo vệ môi trường đất. Dã quỳ được trồng như là một loài cỏ dại xâm lấn nhanh chóng vào các vị trí bị xáo trộn, bãi đất trống, ven rừng, bờ sông và các khu rừng thứ sinh bị xáo trộn. Chúng giúp cải tạo đất và kiểm soát xói mòn của đất.

Loài cây này cũng được sử dụng làm phân xanh, và làm thức ăn cho gia súc ở một số quốc gia.

Với đặc điểm cây dễ trồng dễ chăm sóc, phát triển nhanh và cho hoa đẹp. Dã quỳ được sử dụng như một cây cảnh quan, trang trí công viên, hàng rào…

Mọi người cùng hỏi

Mùa hoa dã quỳ Đà Lạt bắt đầu từ khoảng cuối tháng 10, có khi sớm hơn một chút vào độ giữa tháng 9 trở đi nhưng lúc đó hoa mới nở rải rác.

Cung như mùa hoa dã quỳ ở Đà Lạt, tại Ba Vì dã quỳ bắt đầu từ khoảng cuối tháng 10, và ra hoa rộ vàng hoe vàng tháng 11.

Theo như người dân địa phương, dã quỳ bắt đầu nở khi tiết trời chuyển từ mùa mưa sang mùa khô, và sẽ kéo dài cho tới tận tháng 3, tháng 4 năm sau.

Dã quỳ có tên khoa học là: Tithonia diversifolia

Nhung đối với người yêu hoa trên Thế Giới loài hoa này thường được gọi là: Mexican sunflower

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn