Hoa Lồng Đèn (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)

Hoa Lồng Đèn

Hoa lồng đèn (Fuchsia) có sức hút kỳ lạ với những bông hoa rũ xuống thanh lịch như những viên đá quý trên một chiếc đèn chùm lạ mắt. 

Mặc dù hơi kén chọn về độ ẩm và nhiệt độ, nhưng đây vẫn được coi là một loại cây dễ trồng. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về: cách trồng hoa lồng đèn, cách chăm sóc và ý nghĩa của loài hoa này nhé

#1 Giới thiệu về hoa lồng đèn

Hoa lồng đèn còn có vài tên gọi khác như: “hoa đăng”, “hoa bông tai công nương“. Đây là một loại cây thân bụi, rụng lá, cho ra những bông hoa với nhiều màu sắc khác nhau từ đỏ, hồng, tím đến trắng.

Hình thức hoa có thể lòa hoa cánh đơn hoặc hoa cánh kép. Điểm nổi bật của những bông hoa này là chúng rũ xuống từ cành, treo lủng lẳng thành từng chùm giống như những chiếc lồng đèn.

Tên khoa họcFuchsia
BộBộ Đào kim nương
Giới (regnum)Plantae
Chi (genus)Fuchsia; L.
Loại thực vậtCây bụi
Chiều cao30cm – 80cm
Tán rộng30cm – 60cm
Sử dụng trong vườnTrồng đường viền, trồng trong sân, trồng trong chậu, giỏ treo hoa
Thông tin chung về loài hoa lồng đèn
Cây hoa lồng đèn hoang dã có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, mọc nhiều ở dãy Andes, nơi có nhiệt độ mát mẻ và không khí ẩm. Tên tiếng anh của loài hoa này là “Fuchsias” được đặt theo tên một nhà thực vật học người Đức ở thế kỷ 16 – Leonard Fuchs.Fuchsia là một chi có khoảng 100 loài hoa, thuộc họ Anh thảo chiều.

#2 Các loại hoa lồng đèn phổ biến

Có hơn 100 loại hoa lồng đèn khác nhau trong tự nhiên, thật khó để liệt kê từng loại. Tuy nhiên, dựa vào những tiêu chí như dễ trồng trong chậu, phát triển nhanh, cho những bông hoa đẹp màu sắc của những bông hoa có thể chia thành 4 loại phổ biến như:

Các giống hoa lồng đèn phổ biến

Hoa lồng đèn Swingtime (Fuchsia swingtime): là một giống có những bông hoa kéo dài với các cánh hoa bên trong màu trắng cánh kép, được bao quanh bởi các lá đài bên ngoài màu đỏ tươi.

Hoa lồng đèn Army Nurse (Fuchsia Army Nurse): là một giống cây bụi, mọc thẳng đứng với những cánh hoa màu tím được bao quanh bởi các lá đài đỏ. Loại cây này thích hợp để trồng ngoài vườn và trồng trong chậu.

Hoa lồng đèn Rapunzel (Fuchsia Rapunzel): đây là một giống cây có hoa màu tím và đài hoa màu trắng hồng. Trông điều kiện sinh trưởng tốt thân cây có thể phát triển đến 70cm.

Hoa lồng đèn Phyllis (Fuchsia Phyllis): là một giống lồng đèn với những bông hoa nhỏ, màu đỏ đậm, được bao quanh bởi các lá đài hoa màu hồng hoặc màu đỏ nhạt hơn rất đẹp.

#3 Cách trồng hoa lồng đèn

Nhiệt độ và độ ẩm là hai vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của cây hoa lồng đèn. Nhưng xét về cơ bản đây vẫn là loài hoa dễ trồng, nếu bạn có những một số kiến thức cơ bản về loài hoa này. 

Dưới đây là điều kiện tổng quan để cây hoa lồng đèn có thể phát triển tốt và cho những bông hoa tuyệt đẹp.

Nhiệt độ20 – 26⁰C. Dưới 15⁰C hay trên 30⁰C là cây mọc yếu
Độ ẩmĐộ ẩm cao
Ánh sángƯa bóng râm
Đất trồngĐất thịt, đất cát pha giàu chất hữu cơ
Độ pH của đất6,0 đến 7,0
Độ thoát nước của đấtKhả năng thoát nước tốt
Nhu cầu nướcTrung bình
Sâu bệnhRầy mềm, Nhện đỏ, Bù lạch
trồng hoa lồng đèn

Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng hoa lồng đèn phải là loại giàu chất hữu cơ, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng…Bạn có thể trộn đất với công thức: ⅓ đất vườn tại nhà + ⅓ đất cát + 1/3 các chất hữu cơ như phân chuồng hoai mục, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…

Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Chuẩn bị chậu: Tùy vào giống hoa lồng đèn bạn trồng và ý định trồng trong chậu thông thường hay trồng dạng giỏ treo. Với chậu treo, loại chậu phù hợp nhất là những chậu treo có đường kính vào khoảng 20 – 30cm, có thể sử dụng chậu nhựa hoặc sành, sứ,…

Giâm hom cây hoa lồng đèn: Giâm hom là phương pháp phổ biến nhất để nhân giống hoa lồng đèn. Chọn một cành khỏe mạnh từ cây mẹ. Cắt cành với dài khoảng 7 -8cm trên cành giữ lại 2 hay 3 cập lá để làm hom.

Sau đó cắm hom ở môi trường ráo nước có pH 6-6.5 Cần chừng 3 tuần lễ cho hom mọc rễ và có thể mang trồng vào chậu.

#4 Cách chăm sóc hoa lồng đèn

1. Tưới nước

Cây hoa lồng đèn cần được tưới thường xuyên để duy trì độ ẩm đều đặn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Nếu thời tiết nắng nóng, bạn cần tưới hoa nhiều lần trong ngày, tốt nhất vào sáng sớm và chiều tối khi mặt trời đã lặn. 

Vào mùa mưa cần chú ý nhiều hơn đến khả năng thoát nước của chậu, nếu để cây ngập trong nước sẽ rất nhanh chóng bị úng rễ.

2. Duy trì độ ẩm

Độ ẩm tác động tích cực đến sức sống và khả năng nở hoa của loài hoa này. Do đó, hãy tưới phun vào các bụi cây cảnh vào buổi sáng để duy trì độ ẩm thích hợp cho cây lồng đèn phát triển tốt nhất.

3. Ánh sáng

Dây là loài hoa ưa bóng râm, khi trồng và chăm sóc hoa lồng đèn, bạn cần đặt chúng tại những vị trí có nhiều bóng râm, thoát mát và ít có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

chăm sóc hoa lồng đèn

4. Cắt tỉa hoa lồng đèn

Hoa lồng đèn không cần cắt tỉa thường xuyên. Bạn chỉ nên tiến hành cắt tỉa hay loại bỏ những cành hay những bông hoa héo hay chết.

5. Bón phân

Cây hoa lồng đèn đòi hỏi lượng phân bón tương đối nhiều để có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Đặc biệt vào những giai đoạn khi cây đang mọc rễ hoặc lên cành non, cần cung cấp thêm các loại phân bón có chứa nitrogen, potassium, các nguyên tố vi lượng,… để cây có thể phát triển tốt nhất.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh phổ biến và thường gặp nhất khi trồng hoa lồng đèn là các loại rầy mềm, nhện đỏ. 

Để xử lý, các bạn cần vệ sinh thật sạch sẽ khu vực trồng hoa để hạn chế những nơi loài rệp có thể ký sinh, định kỳ phun thuốc diệt rệp để hạn chế và tiến tới tiêu diệt loài ký sinh này.

#5 Ý nghĩa của hoa lồng đèn

Ý nghĩa của hoa lồng đèn

Hoa lồng đèn mang ý nghĩa của sự bình an, may mắn và thịnh vượng, cầu mong một năm mới viên mãn, gặp nhiều thuận lợi trên đường công danh.

Loại hoa này còn được biết đến với cái tên “Hoa Đăng” là một biểu tượng của ánh sáng, của niềm tin và niềm hy vọng vào tương lai. 

Trong tình yêu: hoa lồng đèn được biết đến với ý nghĩa của một tình yêu nồng nhiệt, đỏ thắm cho đôi lứa.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn