Hoa Sứ (Plumeria) được biết đến với những bông hoa rực rỡ và có mùi thơm đặc biệt, Đây là một loài hoa nhiệt đới có tán rộng và dáng vẻ tuyệt đẹp trong trang trí cảnh quan cảnh quan.
Trong bài chia sẻ này, Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về các loại sứ, cách trồng hoa sứ, cách chăm sóc và ý nghĩa của loài hoa này nhé!
#1 Giới thiệu về loài hoa sứ
Hoa sứ thường có hình cánh quạt có các màu trắng, vàng, đỏ, hồng và nhiều loại phối màu khác nhau. Gần ngọn của các cành mọng nước, tròn hoặc nhọn, dày, mọc cách nhau, cây frangipani có những chiếc lá dài, màu xanh như thịt, màu xanh lá cây ở giữa. Cây có nhiều kích thước khác nhau từ 50cm đến những cây cao đến 9m.
Cây hoa sứ còn có nhiều tên gọi khác trong tiếng việt như: cây đại, bông sứ, hoa sứ, chăm pa. Chi Đại này chủ yếu là cây bụi hay cây gỗ với lá sớm rụng. Dưới đây là một số thông tin về loài Sứ:
Tên khoa học | Plumeria |
Lớp cao hơn | Họ La bố ma |
Cấp độ | Chi |
Loại thực vật | Cây bụi, cây gỗ |
Chiều cao | 50cm – 7,5m |
Tán rộng | 50cm – 5m |
Sử dụng trong vườn | Trồng trong sân, trồng trong chậu, cây cảnh quan |
“ Hoa sứ thuộc chi Đại, chi này có khoảng 7 loại khác nhau có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, Đông Nam Á và châu Đại dương. Cây sứ phát triển mạnh ở những vùng khí hậu ấm áp, với các điều kiện nhiệt đới hơn tạo ra sự phát triển tốt nhất. Cây Frangipani cũng phát triển tốt trong các thùng chứa.“
#2 Các loại hoa sứ
1. Sứ đại hoa đỏ
Đại hoa đỏ có tên khoa học là (Plumeria rubra), thường được gọi bông sứ.. Đây là một trong các loài thực vật đầu tiên được Carl Linnaeus, cha đẻ của ngành phân loại học mô tả. Cây có nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, Colombia và Venezuela, được trồng khắp thế giới, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Sứ Đại hoa đỏ có lá thuôn dài có hình bầu dục, rộng ở giữa và hẹp lại ở cả 2 đầu. Lá có màu xanh bóng, nhẵn ở mặt trên, lớp lông mịn cùng với gân chính màu trắng. Lá xếp sát nhau thành vòng ở ngọn cành, khi rụng để lại sẹo lớn ở cành.
2. Sứ đại hoa trắng
Đại hoa trắng có tên khoa học là (Plumeria alba) hay còn được gọi ngắn gọn là hoa sứ trắng. Là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Giống như tên gọi chúng cho những bông hoa màu trắng tinh khôi rất đẹp. Cây được trồng nhiều ở các tỉnh thành miền Nam.
3. Sứ đại hoa vàng
Sứ đại hoa vàng còn có tên gọi khác là Sứ Ấn Độ hay thường được gọi ngắn gọn là sứ vàng hay đại vàng. Đại vàng thuộc cây thân gỗ cao trung bình có độ cao từ 3-10m. Thân cây tròn tập, phân cành nhánh nhiều, khẳng khiu cong queo, vỏ xù xì.
Cây có cụm hoa mọc trên một cuống dài 30-50cm, phân nhánh vòng ở đỉnh, có nhiều sẹo do hoa rụng. Hoa có cánh dày, mập, khi còn nụ thì xếp vặn, khi nở thì bung ra khoe sắc vàng rất đẹp và thơm.
4. Hoa sứ hỏa tiễn
Cây sứ hỏa tiễn có tên khoa học là (Plumeria pudica), còn có nhiều tên gọi khác như: cây bạch diệp tiễn, cây sứ diệp hỏa tiễn, cây sứ lá mũi tên.
Cây có kích thước từ 1.5 đến 2m, dáng cây nhỏ nhắn, lá thuôn dài cho hoa màu trắng. Có thể trồng sứ hỏa tiễn trong chậu trang trí hoặc trồng ngoài trời như một loại cây cảnh quan đều rất đẹp.
5. Hoa sứ lá tù
Cây sứ lá tù có tên khoa học là (Plumeria obtusa) còn được gọi là đại lá tù hay đại lá tà. Đây là loài cây bụi lớn hay cây thân gỗ nhỏ, cao đến 8m. Tại Việt Nam, cây được trồng nhiều ở miền Nam. Sứ lá tù cho hoa màu trắng ở phần tâm hoa có sắc vàng rất đẹp.
6. Hoa sứ Thái Lan
Sứ Thái Lan có tên khoa học là Adenium obesum thuộc họ Apocynaceae, thuộc nhóm cây mọng nước, và được mệnh danh là “hoa hồng sa mạc”, được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta. Sứ Thái Lan có thân cây và bộ rễ đẹp, hoa rực rỡ, chịu hạn giỏi, dễ chăm sóc.
Hoa sứ thái có nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ, hồng, tím, vàng, trắng hay phối màu. Sứ thái là loại sứ có kích thước nhỏ, thân mọng nước thường được trồng trong chậu.
#3 Cách trồng hoa sứ
Cây sứ có nguồn gốc ở những vùng khí hậu nhiệt đới nên rất thích hợp trồng ở Việt Nam, tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cây hoa sứ:
Nhiệt độ | 20 đến 35 độ C |
Ánh sáng | Ưa sáng, ít nhất 6 giờ chiếu sáng mỗi ngày |
Đất trồng | Đất thịt, đất cát pha, đất giàu dinh dưỡng |
Độ pH của đất | 6.7 – 7.0 |
Độ thoát nước của đất | Thoát nước tốt |
Nhu cầu nước | Cây chịu hạn tốt |
Bón phân | Phân hữu cơ, phân đạm NPK, phân lân |
Sâu bệnh | Bệnh thối rễ, sâu ăn lá |
Cách trồng hoa sứ trong chậu
Đất trồng hoa sứ: Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, đất thịt, đất thịt pha đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước tốt. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ theo công thức: ⅓ đất cát + ⅓ đất thịt + 1/3 chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục, phân chuồng hoại mục.
Chọn chậu trồng sứ: Tùy thuộc vào giống sứ bạn trồng mà lựa chọn loại chậu và kích thước thước chậu phù hợp. Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước.
Trồng cây sứ vào chậu: Dùng đất trồng đổ khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và cách miệng chậu 5 – 8cm. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.
+ Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp.
+ Khi sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên, đồng thời uốn sửa cây theo ý người chơi, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu và tưới đủ ẩm.
#4 Cách giâm cành sứ
Thường thì có 2 cách chính để trồng hoa Sứ, đó là trồng bằng hạt và trồng bằng cách giâm cành. Khi trồng bằng phương pháp giâm cành cây sẽ nhanh mọc rễ hơn, phát triển nhanh, tỉ lệ sống cao hơn nhưng lại giảm tuổi thọ của cây, giảm sức đề kháng của hoa Sứ.
1. Chọn cành sứ để giâm
Để có được cách giâm cành hoa sứ hiệu quả thì trước tiên bạn cần phải có cành giâm tốt, chúng ta nên chọn cành không quá già hay quá non, có độ dài khoảng 30cm trở lên và có đường kính từ 2.5cm – 3cm để giâm.
Cành quá non vì chưa nhiều nước nên nếu đem giâm thì rất dễ úng. Ngược lại, cành quá già thì lại khó ra rễ. Cành đủ già, da màu mốc xám là phù hợp nhất.
2. Cách xử lý cành giâm
Cành sứ sau khi cắt bạn cần lau khô vết cắt, bôi ít vôi vào chỗ cắt để sát trùng và cầm mủ. Và bạn cũng nên làm vệ sinh tương tự đối với chỗ cắt trên cây mẹ để chỗ cắt đó sau này tiếp tục mọc ra nhiều nhánh mới.
Sau khi cầm mủ cho cành giâm bạn đem treo ngược lên ở một nơi thoáng khoảng 3 – 4 ngày trước khi đem giâm (việc làm này sẽ không ảnh hưởng gì đến sự sống của cành giâm nên bạn có thể yên tâm)
3. Tiến hành giâm cành sứ
Để cách giâm cành hoa sứ ra rễ khỏe mạnh và phát triển tốt thì đất trồng cũng là yếu tố rất quan trọng. Bạn nên chuẩn bị loại đất trồng tơi xốp có khả năng thoát nước tốt.
Có thể trộn thêm phân mục, tro trấu hay cát để tăng độ thoát nước cho đất. Để tránh bị nghiêng đổ thì bạn nên giâm cành đơn lẻ, sau đó cố định cành giâm bằng một cái que.
Trồng cành sứ giâm sâu dưới mặt đất khoảng 3 – 4cm sau đó lấy tay ấn nhẹ xung quanh gốc rồi cắm que và cố định lại để chúng không bị đổ ngã.
4. Chăm sóc cành sứ giâm
Đưa chậu giâm ra chỗ nhiều bóng râm, tránh được nắng to và mưa. Cần tưới nước vừa đủ để giữ ẩm cho cành sứ. Tưới nhẹ, tránh tưới mạnh gây xói đất và tác động đến phần rễ non đang phát triển.
Khoảng 10 ngày sau khi giâm, cành sứ sẽ ra rễ. Khi thấy lá non mọc ra thì cách giâm cành sứ của bạn đã hiệu quả và đã đủ khỏe. Sau đó bạn có thể bón thêm phân hữu cơ Humix hoặc Komix để lá phát triển xanh tốt.
Sau khi trồng khoảng 2 – 3 tháng, cây ra rễ nhiều, phát triển khỏe mạnh thì có thể mang đi trồng.
#5 Cách chăm sóc cây hoa sứ
1. Tưới nước cho cây sứ
Sứ là cây chịu nắng chịu hạn tốt, nên việc tưới nước không cần quá thường xuyên khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ rất dễ bị úng rễ nên chú ý không tưới nước cho cây quá nhiều. Tưới nước cho sứ nên tưới bằng vòi phun nhuyễn.
2. Bón phân cho hoa sứ
Các loại phân bón hữu cơ thích hợp cho sứ như phân chuồng hoại mục, phân bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm.
Cây dưới 6 tháng tuổi: Là giai đoạn cần kích thích cây hoa Sứ ra rễ, chồi, lá… Pha loãng 10-15gr NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE tưới phun sương bề mặt đất, mỗi lần tưới cách nhau 15-20 ngày, kết hợp với bón phân đầu trâu theo định kỳ 10 ngày một lần.
Cây từ 6 tháng đến 1 năm: Giai đoạn này là giai đoạn bón thúc bằng phân 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE theo định lượng 20-30gr, cứ cách 20-30 ngày phun một lần, phun bình thường và bổ sung thêm phân đầu trâu 007.
Cây hoa sứ trên 1 năm tuổi: Đây là giai đoạn cây đã ra hoa, nên cần bón thúc định kỳ như giai đoạn 2 của Sứ, bổ sung thêm phân đầu trâu 005 và đầu trâu 009 để kích thích đâm chồi ra nhiều hoa hơn.
3. Phòng ngừa sâu bệnh gây hại cây sứ
Cây hoa Sứ ra chồi non và lá non rất nhiều nên cũng thường bị sâu tấn công, chủ yếu là loài sâu xanh, dễ thấy dễ bắt. Bạn chỉ cần thường xuyên kiểm tra cây hoa Sứ, bắt sâu bằng tay và loại bỏ trứng sâu là được. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu vì có thể làm cho lá non bị cháy.
#6 Ý nghĩa của hoa sứ
Hoa sứ không chỉ đẹp mà còn mang một mùi hương nồng nàn, ngào ngạt. Hoa sứ là loài cây cảnh được trồng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều nơi trên thế giới và ở mỗi quốc gia chúng lại có một ý nghĩa khác nhau:
Trong văn hóa Hawaii: Trong nền văn hóa Hawaii, hoa sứ tượng trưng cho sự tích cực và được sử dụng trong những dịp đặc biệt, có thể được kết thành vòng đeo lên đầu hoặc vòng qua cổ trong những lễ hội hay tiệc cưới. Khi người phụ nữ đeo lên tóc thì nó mang tình trạng hôn nhân của cô gái này. Hoa khi đeo lên tai bên phải có nghĩa cô ấy chưa kết hôn và đang chờ đợi một chàng trai của cô ấy. Khi cô ấy đeo hoa bên tai phía bên trái có nghĩa cô ấy đã kết hôn.
Trong văn hóa Phật giáo: Trong Đạo Phật, hoa sứ tượng trưng cho một cuộc sống mới, sự khởi sinh mới đầy tốt đẹp. Người Phật tử kết hợp với hoa đại mang ý nghĩa về sự bất tử.
Ở Lào và Nicaragua: hoa đại được coi là quốc hoa. Người dân Lào thường gọi hoa này với cái tên đầy thân thương: hoa champa. Sự tinh khiết, thanh nhã và tinh tế của loài hoa này biểu trưng cho những niềm vui trong cuộc sống. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa cầu ước về sự yên lành, bình an.
Trong văn hóa Hindu: Hoa sứ đã trở thành biểu tượng cho văn hóa Ấn độ giáo, nó mang ý nghĩa về sự cống hiến. Ở một số nơi tại miền Nam Ấn Độ, người ta thường dùng hoa sứ kết thành vòng hoa đội lên đầu với mong muốn có được một cuộc sống vui vẻ, bình yên.
Trong văn hóa Mexico: Cũng giống như ở Việt Nam, ở Mexico hoa sứ gắn liền với tâm linh. Nơi đây, người ta coi loài hoa này có ý nghĩa khai sinh ra các vị thần.
Ý nghĩa của hoa sứ theo màu sắc
Hoa sứ trắng: còn là biểu tượng của tình yêu, tình thương. Vì thế, hoa bó sứ trắng được chọn làm món quà gửi đến người mình yêu thương trong các dịp đặc biệt. Đặc biệt, cây hoa sứ trắng trong phong thủy mang ý nghĩa của sự may mắn nên được trồng trong nhà để đón may mắn vào nhà.
Hoa sứ đỏ: là giúp cho gia chủ có công việc ngày càng thuận lợi, cuộc sống vui vẻ mang đến hồng phúc và phát đạt. Cây sứ được trưng bày ngày tết với hy vọng một năm mới tràn đầy niềm vui và may mắn, Người ta còn quan niệm rằng, nếu cây sứ hoa nở càng nhiều thì càng giúp cho gia chủ thêm thịnh vượng, phát lộc.
Hoa sứ vàng: là biểu tượng cho sự may mắn, tiền tài và thịnh vượng. Cây giúp cho mọi việc của chủ sở hữu luôn được suôn sẻ.
#7 Tác dụng của cây hoa sứ đối với sức khỏe
Ở Ấn Độ thời cổ đại, hoa sứ được sử dụng để làm dầu, tinh dầu này có tác dụng trị mất ngủ, an thần và điều trị chứng run. Ở Việt Nam, hoa sứ được sử dụng để chữa rất nhiều loại bệnh như:
Vỏ thân, vỏ rễ: Được dùng làm thuốc tẩy xổ, nhuận tràng, chữa táo bón và chữa thủy thũng, đây là những công dụng hay được sử dụng nhất của vỏ thân và rễ hoa sứ.
Nhựa và mủ: Được sử dụng để bôi ngoài giúp điều trị chai chân hay những vết loét viêm tấy, bên cạnh đó nhựa và mủ cây còn được dùng để tẩy xổ tuy nhiên lưu ý liều dùng sẽ thấp hơn so với khi dùng vỏ thân cây sứ.
Lá sứ: Được sử dụng để điều trị bong gân, sai khớp, mụn nhọt khá hiệu quả, điều này đã được chứng minh từ xa xưa, đây được xem là một trong những bài thuốc phổ biến.
Bông hoa sứ: Đây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất và thường được sử dụng để tinh chiết tinh dầu với mùi thơm đặc trưng. Bên cạnh đó hoa sứ còn là cứu tinh cho những chứng ho hay đờm lâu ngày và trường hợp bị hạ huyết áp. Thông thường, hoa sứ được lặt ra và đem phơi khô để làm thuốc chữa trị các chứng kiết lỵ, tiêu chảy.
Mọi người cùng hỏi
Hoa sứ hay còn gọi là chi Đại tên tiếng anh là: Plumeria
Hoa sứ có khoảng 7 – 8 loại bao gồm:
- Sứ đại hoa đỏ
- Sứ đại hoa trắng
- Sứ đại hoa vàng
- Sứ hỏa tiễn
- Sứ lá tù
- Sứ thái
Hoa sứ được sử dụng để làm tinh dầu có tác dụng trị mất ngủ, an thần và điều trị chứng run. Ngoài ra cây sứ còn có nhiều công dụng như: chữa thủy thũng, chống viêm loét, mụn nhọt, trị bong gân, trị kiết lị, tiêu chảy.
Bài viết cùng chủ đề
Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.