Hoa Thu Hải Đường (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)

Hoa Thu Hải Đường

Hoa Thu Hải Đường (Begonias) một loại cây không chỉ cho hoa và lá của chúng cũng rất đẹp. Hoa thu hải đường được yêu thích bởi những người đam mê trồng hoa vì kiểu dáng và lá rộng, hoa nở rực rỡ, dễ nhân giống…

Trong bài viết này AZ Farming sẽ tổng hợp các thông tin và mẹo chăm sóc tốt nhất cho tất cả các giống thu hải đường, bao gồm về ánh sáng, nước và phân bón; cách nhân giống, tỉa cành… Hãy cùng bắt đầu nhé!

#1 Thông tin chung về cây thu hải đường

Thu hải đường thuộc loại cây lâu năm dịu, được trồng để lấy hoa và tán lá của chúng cũng rất đẹp, đầy màu sắc. Hầu hết thu hải đường có thể được trồng ngoài trời hoặc trong trong chậu. Ngoài việc được trồng bằng hạt loại hoa này còn được nhân giống từ cành lá, thân hoặc thân rễ.

Tên khoa họcBegonia
Lớp cao hơnHọ Thu hải đường
BộBộ Bầu bí
Cấp độChi
Họ (familia)Begoniaceae
Chi (genus)Begonia; L.
Loại thực vậtThân củ, cây lâu năm
Chiều cao30cm – 60cm
Tán rộng 30cm – 60cm
Nét đặc trưngHoa sặc sỡ
Sử dụng trong vườnTrang trí, trồng trong chậu, giỏ treo, trồng đường viến
Giới thiệu hoa thu hải đường

Thu hải đường là tên của một chi trong họ thực vật có hoa Begoniaceae. Chi thứ hai trong họ Begoniaceae là Hillebrandia. Chi Symbegonia hiện nay đã được gộp chung vào trong Begonia. Thu hải đường cũng là tên gọi thông thường chung cho tất cả các loài trong chi này.

#2 Các loại thu hải đường

1. Thu hải đường trường sinh

thu hải đường trường sinh

Có tên khoa học là Begonia x semperflorens-cultorum, là cây lâu năm thường được trồng làm cây hàng năm. Cây thu hải đường trường sinh ưa sáng nhưng không chịu nắng trực tiếp, cây sẽ ra những cụm hoa hồng, đỏ rất đẹp mắt và lâu tàn. Cây cần môi trường sinh sống được tưới tiêu nước tốt, có độ ẩm cao.

2. Thu hải đường lá lông

thu hai đường lá lông

Thu hải đường lá lông hay còn gọi là thu hải đường lá vằn, Có tên khoa học là Begonia rex, là một loài thực vật có hoa trong họ Begonia. là cây thân cỏ sống nhiều năm, có nguồn gốc ở Brazil và Đông Ấn Độ.

Thân cao 0,6 – 1m, lá có phiến hình trái tim, đầu nhọn, lá dài 6 – 8cm, rộng 4 – 5cm. Mặt dưới lá có lông đứng, nhiều, mịn. mép có răng to và nhỏ, nhọn; mặt trên có lông nhung. Hoa mọc từ nách lá gốc, hoa đơn tính, hoa màu đỏ nhạt đến hồng, đường kính hoa 3 – 5cm.

3. Thu hải đường rủ

thu hải đường rủ

Là loại cây thân thảo, chiều cao cây từ 20 – 50cm, cây hải đường rủ có xu hướng rủ dần xuống và những chùm hoa của cây thu hải hải đường buông thành từng chùm như những chùm đèn lồng.

Loài thu hải đường này có xuất xứ từ Châu Âu với nhiều màu sắc: Hồng, trắng, cam, đỏ tươi, vàng và hồng phấn có cánh đơn hoặc cánh kép. Thích hợp trồng ở những khu vực có không khí lạnh như ở Đà Lạt hay Miền Bắc.

4. Thu hải đường lá đỏ

thu hải đường lá đỏ

Loại thu hải đường này có lá to, thân cây rủ xuống. Lá có màu đỏ tía ở mặt dưới trông rất đẹp. Thường được trồng trên cao, trên ban công, và nhiều vị trí trên cao khác…Cây phát triển nhanh chóng, màu đỏ tía của lá rất thu hút.

5. Thu hải đường gấm

thu hải đường gấm

Thu hải đường gấm có tên khoa học là Hemigraphis alternata, có nguồn gốc ở Châu Á. Là loại cây thân thảo mọc bò dài, phân cành nhánh nhiều, nhánh non có lông.

Lá đơn mọc đối, hình dạng trái xoan thon tròn, mặt trên lá màu xanh tím bóng có lông thưa còn mặt dưới màu đỏ. Cụm hoa dạng bông ngắn dày, ở đầu cành hoặc nách lá phía đỉnh, mang hoa màu trắng hoặc đỏ

#3 Cách trồng hoa thu hải đường

Tổng quan về điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây thu hải đường:

Nhiệt độ

15 – 25 ° C

Ánh sángƯa sáng, bóng râm một phần
Đất trồngĐất thịt giàu dinh dưỡng, tơi xốp
Độ pH của đất5.5 – 6.5
Độ thoát nước của đấtThoát nước tốt
Nhu cầu nướcTưới nước thường xuyên, duy trì độ ẩm cao
Phân bónCần nhiều phân bón lỏng giàu kali để thúc đẩy sự ra hoa
Sâu bệnhRệp sáp, bọ ve, bọ trĩ, mọt nho
Cách nhân giốngBằng hạt, giâm cành hoặc lá
trồng hoa thu hải đường

Cách trồng hoa thu hải đường trong chậu

1. Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng hoa thu hải đường tốt nhất là đất thịt giàu chất hữu cơ, đã được xào xới nhiều lần. Vì đây là loài cây có thân mọng nước nên không chịu được úng, vì thế yêu cầu đất trồng phải xốp, thoáng khí, thoát nước tốt. Độ pH của đất thích hợp cho cây phát triển tốt là từ 5.5 đến 6.5.

2. Chuẩn bị chậu trồng: Nên chọn loại chậu vừa phải, thích hợp với kích thước của cây và có khả năng thoát nước, tạo sự thông thoáng. Đừng quên chậu phải có lỗ thoát nước ở đáy chậu nhé!

3. Chọn cây giống khỏe mạnh: Lựa chọn một cây Thu Hải Đường khỏe mạnh từ cửa hàng cây cảnh. Lưu ý cây được chọn phải cao khoảng 15-22,5 cm, màu sắc hoa tươi sáng, cây không bị bệnh tật (không có hiện tượng sâu rầy, lá có những đốm héo úa)

4. Trồng cây vào chậu: Cho một phần đất trồng vào chậu,  sau đó đặt củ thu hải đường vào chậu, để lộ ra khoảng 1/3 củ. Lấp đất lại và tưới nước cho cây. Đặt chậu cây ở vị trí có nhiều ánh sáng nhưng không phải ánh sáng trực tiếp.

#4 Cách chăm sóc hoa thu hải đường

1. Chế độ tưới nước

Cây hoa thu hải đường cần được đảm bảo tưới nước thường xuyên và độ ẩm cao. Nhưng bạn nên kiểm soát lượng nước tưới cho cây, đảm bảo nước rút hết sau 15 phút vì loài hoa này không thể chịu được ngập úng trong thời gian quá lâu. 

Đối với loại thu hải đường lá vằn cần tưới phun sương lên lá 2 lần một tuần hoặc cung cấp độ ẩm cao để tránh cây bị rụng lá.

2. Đảm bảo lượng ánh sáng

Thu hải đường là cây rất ưa sáng, thì thế bạn cần đảm bảo cây nhận được ánh sáng ít nhất 8h mỗi ngày. Những đừng để cây bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp có thể làm cho lá cây bị cháy, nhưng nếu trong điều kiện thiếu ánh sáng cũng sẽ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của cây.

chăm sóc hoa thu hải đường

3. Bón phân cho cây

Từ lúc trồng cho đến khi cây đạt chiều cao từ 0.8 – 1m thì mỗi tháng bón phân cho cây một lần. Khoảng 18 tháng sau thì cây sẽ bắt đầu ra hoa. 

Trong thời gian cây ra hoa nên bón phân định kỳ 3 tháng 1 lần và hàng tháng bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho cây ra nhiều hoa và hoa đẹp hơn.

4. Cắt tỉa cây hoa

Bạn nên loại bỏ hoa héo và lá chết, cắt tỉa cành gãy để thúc đẩy cây phát triển. Việc cắt tỉa này cũng giúp bảo vệ cây khỏi các bệnh do nấm mốc, vi khuẩn gây ra.

Đối với loài thu hải đường lá lông bạn nên cắt bỏ những hoa nhỏ để cây tập trung vào phát triển tán lá.

5. Phòng ngừa sâu bệnh thường gặp

Các loại sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa thu hải đường như: Rệp sáp, bọ ve, bọ trĩ, rệp phồng lá. Để phòng trừ, người trồng có thể sử dụng thuốc trừ sâu regan để phun kép 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày

#5 Cách nhân giống thu hải đường

4 phương pháp nhân giống cây thu hải đường mà bạn có thể áp dụng: tách cây, chiết cành, giâm cành, nhân giống bằng củ.

Nhân giống bằng củ: Sau khi phần thân trên của thu hải đường khô héo thì tiến hành đào củ. Thời gian đào củ thu hải đường nên rơi vào khoảng tháng 8, tháng 9. Cất giữ củ trong túi nhựa, 3 tháng sau thì đem ra trồng lại.

Tách cây: Nên tách cây vào mùa xuân và mùa hè. Theo đó, đào cây mẹ lên, căn cứ vào độ dài của rễ cây để mắt mỗi thân 1 cây. Sau đó đem trồng ở nơi râm mát và tưới nước, chăm sóc cho cây phát triển.

Chiết cành: Nên tiến hành chiết cành và khoảng tháng 3. Chọn cành những cành khỏe mạnh không có sâu bệnh để chiết. Dùng dao bóc lớp vỏ cành, sau đó phủ một lớp đất tơi xốp giàu dinh dưỡng và dùng bao nilon quấn cố định. Khoảng 30 đến 40 ngày sau thì cành chiết mọc rễ là có thể cắt khỏi cây mẹ, đem ra chậu trồng.

Giâm cành: Cành giâm là những cành khỏe mạnh, có tuổi thọ 2 năm trở lên. Cắt một đoạn cành dài chừng 12 – 15cm, cắm vào luống sâu đến một nửa cành. Tưới nước và giữ ẩm, sau 1 tháng là cành mọc rễ và có thể dời vào vườn hay vào chậu để trồng.

#6 Ý nghĩa của cây hoa thu hải đường

Những người yêu hoa tin rằng “trưng hoa thu hải đường trong nhà là mang mùa thu đậu trên cành không bao giờ dứt”. Cũng chính vì lẽ đó mà thu hải đường mang ý nghĩa của sự lãng mạn và sự quan tâm đến mọi người.

Ở Châu Âu khi bạn tặng một chậu hoa Hải Đường cho ai đó có ý nghĩa là bạn gửi đến họ sự quan tâm, chăm sóc.

Những ai yêu vẻ đẹp của Hoa Thu Hải Đường sẽ là người tinh tế, quyết đoán. Họ còn là người sống theo phong cách tươi trẻ và nhiệt huyết nhưng lại có nội tâm sâu sắc và nhạy cảm.

Ngoài ra hoa Thu Hải Đường còn mang ý nghĩa anh em hòa thuận vui vẻ yêu thương nhau, bạn bè vui vẻ, anh em sum vầy hạnh phúc bên nhau.

Ý nghĩa của hoa thu hải đường theo màu sắc:

  • Thu hải đường màu cam: tượng trưng cho sự lãng mạn, nồng nhiệt và tình yêu.
  • Thu hải đường màu vàng: tượng trưng cho sự viên mãn và hạnh phúc.
  • Thu hải đường màu đỏ: mang biểu tượng của sự may mắn và giàu có.
  • Thu hải đường màu trắng: mang ý nghĩa của sự tinh khiết và ngây thơ.
Mọi Người Cùng Hỏi

Có 4 phương pháp nhân giống cây thu hải đường mà bạn có thể áp dụng: tách cây, chiết cành, giâm cành và nhân giống bằng củ. Mỗi cách có những ưu nhược điểm riêng.

Thu hải đường là loài hoa cho hoa trong thời gian khá dài. Cây thường ra hoa vào tháng 6 đến tháng 7 và kéo dài đến hết mùa xuân.

Loài hoa này không độc. Ngược lại chúng còn có nhiều công dụng trong việc điều trị một số loại bệnh như: Giúp hoạt huyết, giải độc, giúp tiêu thũng, tán ứ. Làm tan các vết bầm tím do té giập. Giúp dễ tiêu, điều trị đau cổ họng (có kèm sưng). Giúp thanh nhiệt, bồi bổ gan mật và điều trị mụn nhọt độc.

Thu hải đường có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu lại có những thông điệp ý nghĩa riêng như:

màu cam – tượng trưng cho sự lãng mạn, nồng nhiệt và tình yêu.

màu vàng – tượng trưng cho sự viên mãn và hạnh phúc.

màu đỏ – mang biểu tượng của sự may mắn và giàu có.

màu trắng – mang ý nghĩa của sự tinh khiết và ngây thơ

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn