Cây Hoa Trà (cách trồng, chăm sóc, các loại hoa trà và ý nghĩa)

Cây hoa trà

Hoa trà (Camellia) một loài hoa làm say đắm biết bao người yêu hoa bởi vẻ đẹp thanh tú và hương thơm dịu dàng của loài hoa này.

Trong bài chia sẻ này, AZ Farming cùng bạn sẽ tìm hiểu chi tiết về loài hoa hải đường bao gồm: cách trồng, cách chăm sóc, các loại hoa trà và ý nghĩa loài hoa này nhé. Hãy cùng bắt đầu nhé!

#1 Thông tin chung về hoa trà

Lịch sử cây hoa trà

Những cây hoa trà đầu tiên biết đến đã được trồng cách đây hơn 5.000 năm ở Nhật Bản và Trung Quốc cổ đại. Loài cây này mọc hoang khắp châu Á và được đánh giá cao không chỉ vì vẻ đẹp của chúng mà còn vì nhiều mục đích khác.

Ở Nhật Bản được gọi là hoa tsubaki (hoa sơn trà) và loại hoa này rất có ý nghĩa đối với lịch sử tôn giáo Nhật Bản. Vì những người theo đạo Shinto tin rằng các vị thần của họ xuống Trái đất để trú ngụ trong hoa trà.

Thông tin chung về loài hoa trà

Trong các ngôi đền, nghĩa trang và nhà của giới quý tộc khắp châu Á, hoa trà được coi là một phần thiết yếu của cảnh quan. Một số cây hoa trà được trồng tại cung điện của hoàng đế ở Nhật Bản được biết là đã hơn 500 năm tuổi.

Vào thế kỷ 18, loài hoa này lần đầu tiên đến châu Âu được vận chuyển bởi Công ty Thương mại Đông Ấn.

Hoa trà nhanh chóng trở thành một loại hoa được yêu thích trên khắp châu Âu, và việc tiêu thụ trà như một thói quen hàng ngày cũng được phổ biến rộng rãi.

Tên khoa học của hoa trà

Hoa trà là tên gọi của những loài cây thuộc chi Chè là một chi thực vật có hoa trong họ Chè, có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á, từ dãy Himalaya về phía đông tới Nhật Bản và Indonesia. Được trồng nhiều ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tên khoa học: Camellia Lớp cao hơn: Họ Chè Biểu tượng của: Alabama Cấp độ: Chi

Đặc điểm của cây hoa trà

Là loại cây bụi, thân gỗ, cây phát triển chậm, cây hoa trà tạo thành một bụi cây xinh đẹp quanh năm, với những tán lá xanh bóng hoặc màu xanh đậm.

Cây cho những bông hoa đơn hoặc kép cực kỳ xinh xắn, trang trọng, kích thước hoa từ 7-10cm. Hoa trà có nhiều sắc thái và màu sắc khác nhau như: trắng, hồng, đỏ, vàng.

Đây là loài cây nổi tiếng khó trồng tuy nhiên với điều kiện khí hậu Việt Nam và một số kiến thức cơ bản bạn hoàn toàn tự trồng được những bụi hoa trà xinh đẹp cho riêng mình.

#2 Các loại hoa trà phổ biến

1. Sơn trà Nhật Bản

hoa sơn trà Nhật Bản

Sơn trà Nhật Bản là loài nổi tiếng nhất của chi trà, đôi khi chúng có tên gọi Hoa hồng mùa đông. Đây là loài bản địa Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Hoa. Nó là hoa biểu tượng của bang Alabama – Mỹ và tỉnh Trùng Khánh – Trung quốc.

2. Hoa trà my

hoa trà my

Trà My tên khoa học Camellia japonica, có nguồn gốc từ Đông Á. Hoa trà my là một loài hoa quý hiếm, đẹp với nhiều màu sắc cuốn hút như: trắng, vàng, hồng, đỏ,…hoa có đường kính khoảng 10cm, cành xếp dày đặc, có hương thơm dịu nhẹ.

3. Hoa trà trắng - Bạch trà

hoa trà trắng hay còn gọi là bạch trà

Hoa bạch trà toàn bông hoa một màu trắng ngần tinh khiết, trong sáng đẹp tuyệt trần. Thời xưa bạch trà nở trước tết nhưng nếu cây to vẫn còn nhiều hoa chơi Tết. Hiện nay với kỹ thuật trồng và chăm sóc nên người ta ta lại có thể điều khiển được để bạch trà nở rộ hoa đúng Tết.

4. Hoa trà lựu

hoa trà lựu đỏ

Trà lựu đỏ có vẻ đẹp cuốn hút đến mê hồn, hiện rất quý hiếm, nỗi lo tiệt chủng đang đặt ra. Hoa màu đỏ cam. Mỗi năm trà đơm hoa một vụ kéo dài tới vài ba tháng. Hoa nở nhiều trong thời gian dài, cánh hơi xoăn, màu đỏ rực. Loài này đặc biệt quý hiếm, phổ biến ở các vùng lạnh.

5. Trà thơm Trinidad

hoa trà thơm trinidad

Cây trà thơm trinidad là giống trà quý ra nhiều hoa, bông to từ 6-9cm nở cân đối trên các cành. Loại trà này có nhiều màu, tuy nhiên màu hồng được yêu chuộng hơn cả bởi sắc hoa và nhụy hoa màu vàng nhìn rất đặc biệt. Từ lúc ra nụ đến lúc hoa bung nở độ bền phải được từ 7-12 ngày

6. Hoa trà cung đình

hoa trà cung đình

Đây là loại trà có hoa có màu phấn hồng pha lẫn sắc trắng, nhẹ nhàng thanh khiết, giống như má hồng của người thiếu nữ đang yêu. Cánh xếp cân đối rất đẹp. Trà Cung Đình không chịu được ánh nắng, nếu có nắng trực tiếp rọi vào lá cây thì sẽ bị ngả vàng và kém sắc.

7. Cây hoa trà vàng

hoa trà vàng

Trà vàng có tên khoa học là Camellia chrysantha hay còn được gọi là Golden Camellia, được mệnh danh là “nữ hoàng của cây hoa Trà”. Hoa Trà vàng có màu vàng sáng với 2 lớp cánh, nhụy vàng cam. Lúc chưa ra hoa nụ hoa to bằng ngón tay cái người trưởng thành, nụ như cục vàng cực ấn tượng.

8. Cây trà tứ quý

hoa trà tứ quý

Trà tứ quý là loại cây hoa nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh cao, quyền quý. Cây cho hoa quanh năm, hoa đẹp, sai hoa. Trồng trà tứ quý trong nhà giúp tăng thêm sinh khí, tăng thêm vượng phát cho gia chủ.

#3 Cách trồng hoa trà

Một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cây hoa trà:

Nhiệt độ10 – 30 độ C
Ánh sángƯa bóng râm
Đất trồngđất thịt, đất cát pha, đất giàu mùn
Độ pH của đấtAxit, trung tính
Độ thoát nước của đấtĐất thoát nước tốt
Độ ẩmTừ 50 – 70%
Nhu cầu nướcVừa phải, không chịu được ngập úng
Phân bónPhân hữu cơ, phân NPK

1. Đất trồng hoa trà

Loại đất tốt nhất để cây hoa trà phát triển là là loại đất thịt pha, giàu mùn và chất hữu cơ hoại mục. Đất có độ tơi xốp, thoáng khí và khả năng thoát nước tốt, vì cây trà không chịu được ngập úng. 

Hoa trà không cần loại đất quá giàu dinh dưỡng nhưng phải có độ hở để rễ phát triển. Vì thế đất trồng hoa trà bạn cần lấy đất thịt dưới bề mặt. Sau đó đem phơi khô thành những cục to.

Xếp những cục đất lên bề mặt chậu hoa trà. Mỗi lần tưới nước đất sẽ tan ra rồi cung cấp dưỡng chất cho cây. Dưới đáy chậu bạn cũng nên xếp những cục đất to. Chúng sẽ giúp rễ cây dễ thở hơn.

2. Chọn chậu trồng

Trà là cây thân gỗ sống lâu năm. Vì thế khi chọn chậu bạn cần có sự tính toán 1 thời gian dài. Nếu chậu quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến cây sau này.

3. Yêu cầu về ánh sáng

Cây hoa trà không chịu được ánh nắng mặt trời trực tiếp, vì vậy bạn nên trồng cây ở vị trí có nhiều bóng râm hoặc làm dàn lưới mỏng che mát cho cây. Vào mùa hè nên tránh để gần cạnh tường hay các vật tỏa nhiệt cao, vì nhiệt lượng lớn do nắng hầm hập cả ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả cây.

Cách trồng cây hoa trà

4. Yêu cầu về độ ẩm

Hoa trà cần độ ẩm cao từ 50 – 70% ưa khí hậu mát mẻ, nên những ngày nắng nóng bạn nên tưới phun (như mưa) lên toàn bộ cây và môi trường xung quanh. Tuy cây cần độ ẩm cao nhưng tránh để cây ngập trong nước vì dễ gây thối rễ chết cây

5. Bón phân cho cây trà

Nên sử dụng phân bón hữu cơ pha loãng với nước để tưới cho cây, đặc biệt là vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa và nở rộ. Nếu không muốn pha loãng, bạn có thể rắc phân xung quanh rễ và cách gốc tầm vài cm.

6. Phòng sâu bệnh cho cây hoa trà

Nếu như được chăm sóc tốt, cây hoa Trà rất hiếm khi gặp sâu bệnh. Tuy nhiên bạn vẫn cần đề phòng một số loại côn trùng có thể ăn lá và tấn công hoa. Khi đó hãy có biện pháp phòng ngừa phù hợp như tỉa cành lá hoặc phun thuốc trừ sâu.

#4 Cách nhân giống hoa trà

Hiện nay người ta dùng 3 phương pháp chính để nhân giống cây trà. Đó là ghép cành, giâm hom hay chiết cành. Tùy theo mục đích của bạn mà chọn các phương pháp nhân giống cho phù hợp. 

Trong bài viết này, AZ Farming xin chia sẻ đến các bạn cách nhân giống hoa trà bằng phương pháp giâm hôm. Vì đây là phương pháp dễ thực hiện nhất.

Bước 1: Chuẩn bị đất giâm hom

Đất giâm hom: trộn 1/3 đất cát thịt + 1/3 cát vàng + ⅓ chất hữu cơ hoại mục. Tuy nhiên, khi sử dụng cát phải là cát sạch, độ thông thoáng cao, cát mát, thoát nước tốt, giúp nấm bệnh không thể tấn công.

Bước 2: Chọn cành hoa trà nhân giống

Chọn cây mẹ phải là cây rất khỏe mạnh, cây càng lâu năm, không bị sâu bệnh và cho hoa nhiều và sai hoa càng tốt. Chon cành không mang mầm, cắt cành bánh tẻ để làm hom giống.

Bước 3: Tiến hành cắt cành

Dùng kéo thật sắc để cắt, cắt hom dài từ 5 đến 7cm và trên thân có 3 đến 4 mắt. Cắt ngọn của cành giâm có lá bánh tẻ, độ dài ngắn tùy thuộc vào đốt của ngọn trà, thường phải có 1 búp, 2 lá. Có thể cắt bằng dao lam để đảm bảo vết cắt gọn, không bị trầy xước, dập nát.

Cách chăm sóc cây hoa trà

Bước 4: Cắm hom

Hom sau khi cắt thì đem nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ khoảng 1 – 2 giờ. Dùng ngón tay chọc 1 lỗ nhỏ vào đất giâm, sau đó cắm cành trà vào lỗ sâu khoảng 2cm. Dùng ngón tay ấn chặt đất xung quanh gốc hom. Tưới nước nhẹ nhàng bằng vòi hoa sen lỗ nhỏ, tránh xối đất làm rỗng đất xung quanh ngọn trà.

Bước 5: chăm sóc cành hom

Nên làm giàn che cho khu vực giâm hôm,tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, độ ẩm đảm bảo từ 60-80%, nhiệt độ tốt nhất để hom ra rễ là 25-35 độ C. Tưới nước thường xuyên ngày hai lần vào sáng sớm và chiều mát, tưới nhẹ tránh làm xói đất.

#5 Ý nghĩa của hoa trà

Bên cạnh vẻ đẹp cuốn hút hấp dẫn tất cả người yêu hoa, hoa trà còn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc. Mỗi màu sắc hoa trà khác nhau đều mang trong mình những ý nghĩa và thông điệp sâu sắc khác nhau.

Ý nghĩa màu sắc của hoa trà

Hoa Trà trắng: tượng trưng cho những cái đẹp đẽ, màu sắc tinh khôi của hoa Trà màu trắng như những cô gái mới lớn đang trong giai đoạn đẹp nhất trưởng thành. Nó còn là biểu tượng của cái đẹp toàn vẹn và khát khao của mọi người trong cuộc sống đầy đủ và hoàn hảo.

Hoa Trà đỏ: thể hiện sự khiêm nhường, may mắn, lạc quan và tràn đầy sức sống. Hoa Trà đỏ còn là biểu tượng của khát khao và đam mê cho một ai đó. Những bông hoa màu đỏ là một món quà lý tưởng cho Ngày Valentine nếu như bạn muốn gửi thông điệp rằng bạn đang yêu người này sâu sắc.

Hoa Trà hồng: là biểu tượng của sự lãng mạn trong tình yêu và chuyện tình cảm. Màu này còn tượng trưng cho lòng ngưỡng mộ, sự khát khao một cái gì đó, một ai đó.

Hoa Trà vàng: Tượng trưng cho sự cao quý và sang trọng giống như màu vàng của hoa

Ý nghĩa của hoa trà

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa trà:

Đặt chậu hoa Trà màu đỏ trong nhà vào mùa đông có ý nghĩa mang lại sự ấm áp, may mắn và lạc quan cho gia chủ, giúp gia chủ đạt được mục tiêu mình mong muốn.

Đặt hoa Trà tại ban công hay cửa ra vào có công dụng, ý nghĩa chặn những hung khí, đón tài lộc, vượng khí cho ngôi nhà. Nó đem lại sự may mắn, an lành.

Hoa Trà thường nở và tàn rất chậm rãi, nên tượng trưng cho tính kiên trì, bền bỉ theo đuổi đam mê, kiên cường đến thành công. Trang trí để một bình hay chậu cây hoa Trà trong nhà giúp tinh thần phấn chấn hơn, tĩnh tâm nhìn ra hướng để thành công.

Hoa trà còn là hiện thân của một cô gái xinh đẹp, hiền thục và đoan trang. Với những nhà con gái chưa đi lấy chồng, đặt cây trong nhà sẽ giúp nhân duyên được hạnh phúc.

#6 Tác dụng của hoa trà đối với sức khỏe

Hoa Trà có rất nhiều công dụng, từ việc chống lại ung thư, phòng chống tim mạch và hạn chế đột quỵ. Hoa còn có khả năng hạn chế các triệu chứng bệnh tật và thúc đẩy quá trình phục hồi của bệnh nhân.

Trong thực tế thức uống này có những công dụng cụ thể như sau: phòng ngừa ung thư, hạ huyết áp, kháng khuẩn và chống virus, làm chắc răng, nướu và làm đẹp cho da, giúp bảo vệ tim mạch.

Ngoài những công dụng kể trên, hoa còn mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe khác như: giúp ngăn ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của khối u, giúp hưng phấn thần kinh, giúp giảm căng thẳng và tăng sinh lực.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn