Hoa Huệ (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của hoa huệ)

Hoa Huệ

Hoa Huệ (Polianthes tuberosa) với những bông hoa trắng tinh khôi cùng mùi hương nồng nàn đã quá quen thuộc với tất cả mọi người, đặc biệt là vào những độ xuân về.

Trong bài chia sẻ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về thông tin, cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của loài hoa huệ này nhé!

#1 Giới thiệu về hoa huệ

Hoa huệ là một loại cây thân củ sống lâu năm với những bông hoa hình phễu màu trắng và có mùi thơm. Những bông hoa thường mọc thành từng cụm bên trên những lá màu xanh đậm, hình mũi mác dài 30 – 40cm.

Ngoài màu trắng phổ biến thì hoa huệ còn có màu giống cho hoa màu đỏ. Dưới đây là những thông tin tổng quan về loài hoa này:

Tên khoa họcPolianthes tuberosa
BộBộ Măng tây
Họ (familia)Agavaceae
Loài (species)P. tuberosa
Bộ (ordo)Asparagales
Giới (regnum)Plantae
Loại thực vậtCây thân củ, cây lâu năm
Chiều cao60cm – 150cm
Tán rộng30cm – 40cm
Nét đặc trưng Là loại hoa cách cành, hoa có mùi thơm
Sử dụng trong vườnTrồng trang trí sân vườn, trồng trong chậu
Giới thiệu về hoa huệ

Hoa huệ còn có nhiều tên gọi khác như “dạ lai hương” hoặc “vũ lai hương”, là một loài hoa đặc biệt, nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt.

#2 Các loại hoa huệ

Hoa huệ ta

hoa huệ ta

Đây là giống huệ phổ biến mà mọi người thường thấy, bông có màu trắng, bông ngắn, có mùi thơm. Cây cao từ 60cm đến 80cm.

Hoa huệ trâu

hoa huệ trâu

Có hình thái giống như huệ ta nhưng có bông dài hơn và cây cao hơn. thân cây cao từ 1.2m – 1.5m.

Hoa huệ đỏ

hoa huệ đỏ

Giống huệ này ít phổ biến hơn, về hình thái kích thước giống với loại huệ trắng nhưng bông có màu đỏ rất đẹp.

#3 Cách trồng hoa huệ

Hoa huệ là loại hoa tương đối dễ trồng và có thể cho thu hoạch quanh năm. Thông thường loài hoa này được trồng theo hướng thương mại, để cung cấp cho các dịp lễ, các nghi thức tôn giáo.

Vì thế, trong phần hướng dẫn này chúng ta sẽ tập trung vào cách trồng hoa huệ trong vườn với số lượng lớn nhé. Một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cây huệ:

Nhiệt độ18 – 32 độ C
Ánh sángƯa sáng
Đất trồngĐất thịt, đất cát pha, đất giàu mùn, tơi xốp, thoát nước tốt
Độ pH của đất6,5 – 7,5
Nhu cầu nướcTrung bình cộng
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân NPK
Sâu bệnhNhện đỏ, sâu ăn lá
trồng hoa huệ

1. Thời điểm trồng hoa huệ

Thông thường cây huệ sẽ ra hoa sau khoảng 3 tháng kể từ ngày trồng. Loài hoa này có thể trồng quanh năm, tuy nhiên để cây ra hoa đúng nhưng ngày lễ tết thì cần xác định ngày trồng đúng. Trồng huệ Tết thường trồng vào khoảng cuối tháng 9 âm lịch.

2. Đất trồng huệ

Hoa huệ có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau trừ đất sét. Đất trước khi trồng cần được cày xới kĩ, cho đất tơi xốp.

Nên để đất cục 3-4cm để tạo độ thông thoáng và tăng khả năng thoát nước của đất. Sau khi cày xới thì tiến thành lên luống đất.

Lên luống trồng huệ: Luống rộng khoảng 1,3m đến 1,5m cao 0,6m, mương cách các luống rộng 0,6m. Sau khi lên luống thì rải một lớp phân hữu cơ bón lót cho đất trước khi trồng.

3. Chọn củ huệ giống

Khi chọn củ giống cần chọn những củ to, khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh và đường kính củ khoảng 3 – 4cm để đảm bảo cây sinh trưởng tốt và ra hoa sau 3 tháng. Theo kinh nghiệm của nhiều nhà nông thì củ có đường kính càng nhỏ thì thời gian ra hoa càng lâu.

4. Kỹ thuật trồng hoa huệ

Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng khoảng 40 – 50cm, cây cách cây 30cm, trên một luống nên trồng 3 hàng, trồng hàng huệ nên cách mép luống 20cm. Trồng củ sâu 2 – 3cm bên dưới bề mặt đất.

Trước khi trồng phải lặt bớt rễ và các màng vỏ khô trên củ giống. Tạo lỗ để trồng củ huệ theo khoảng cách đã định trước, mỗi lỗ trồng 2-3 củ giống để ruộng có năng suất cao.

Sau khi trồng xong cần tưới nước ngay, tưới nước hẹ và vừa phải không tưới quá nhiều gây úng củ.

#4 Cách chăm sóc hoa huệ

1. Tưới nước

Tưới nước thường xuyên 1-2 lần/ngày. Vào thời điểm nắng nóng có thể tăng cường hơn. Khi tưới bạn nên tưới sát gốc, hạn chế tưới ướt phần lá và ngọt cây.

Điều này giúp hạn chế khả năng lây lan của của sâu bệnh. Tưới nước cho cây nên thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều mát.

2. Vun xới và làm cỏ

Một năm nên xới đất cho cây 2-3 lần sau khi thu hoạch hoa, xới đất xung quanh gốc.Cùng với việc xới đất là làm cỏ xung quanh gốc.

Bạn có thể sử dụng lớp phủ bằng các vật liệu hữu cơ để phủ gốc cây. Điều này giúp giữ ẩm và hạn chế cỏ dại phát triển.

3. Cắt tỉa cây hoa huệ

Để tạo nhiều không gian thông thoáng cho cây phát triển khỏe mạnh, không tạo môi trường cho sâu bệnh gây hại xuất hiện và lan nhanh.

Bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa loại bỏ những cành lá khô, già, héo úa, có dấu hiệu sâu bệnh.

chăm sóc hoa huệ

4. Bón phân cho vườn huệ

Bên cạnh việc bổ sung phân hữu cơ, phân chuồng hoại mục…Bạn cần cung cấp chất dinh dưỡng cho theo theo định kỳ. Lượng bón phân cho cây hoa huệ với diện tích 1000m2 (một sào miền Nam).

+ Bón lót: 25 – 30kg DAP.

+ Bón thúc lần 1: (30 ngày sau khi trồng) 30kg phân DAP + 30kg phân urê.

+ Bón thúc lần 2: (20 – 25 ngày sau trồng – gần xây ngù), 15kg urê, phun thêm phân KNO3.

+ Bón thúc lần 3: sau khi thu bông bón thêm: 15kg phân DAP + 15kg urê.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Thường thì hoa huệ ít khi bị sâu bệnh tấn công. Những loài sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa huệ là các loại rệp, cào cào hay nhện đỏ. Ngoài ra, bạn cũng nên để ý đến các loại sâu ăn lá, ăn chồi.

Bạn có thể phòng trừ sâu bệnh bằng cách tưới nước đầy đủ. Cắt tỉa cành lá hư hại  thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật như Danitol, Ortus… để trừ sâu bệnh kịp thời khi chúng lây lan nhiều.

#5 Thu hoạch hoa huệ

Thu hoạch hoa huệ nên cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Lần đầu tiên cắt hoa thì dùng dao bén cắt xéo bông gần sát củ.

Lần 2 trở đi dùng chân đạp giữ gốc Huệ, tay nắm cọng bông Huệ ở phía dưới dặt mạnh ngang mặt đất bông sẽ rời ngay khớp.

Buộc bông thành từng bó, ngâm vào thùng nước sạch sau khi cắt.

#6 Ý nghĩa của hoa huệ

Hoa huệ có ý nghĩa đại diện cho lòng trung thành, lòng đam mê, sự đổi mới và tái sinh, thể hiện sự tinh khiết và vẻ đẹp tuổi trẻ, biểu tượng cho Hoàng gia và vương giả.

Ý nghĩa của hoa huệ

Huệ trắng: biểu tượng cho sự tinh khiết. Và đối với những người công giáo thì hoa huệ trắng chính là đại diện cho Đức mẹ đồng trinh.

Huệ đỏ: là tiếng nói của đam mê. Chính vì thế mà rất thích hợp dùng trong đám cưới và là bó hoa cầu hôn chân thành.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn