Hoa Mộc Lan (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)

Hoa Mộc Lan

Hoa Mộc Lan (Magnolia) một loài hoa thân gỗ kích thước lớn với những bông hoa trắng – hồng quyến rũ và cho mùi hương đặc trưng.

Trong bài chia sẻ này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về thông tin, cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của loài hoa mộc lan này nhé!

#1 Giới thiệu về hoa mộc lan

Hoa mộc lan là những loại cây thân gỗ, cao từ 3m đến 15m, ở những vùng có điều kiện thuận lợi chúng có thể cao tới 25m.

Tùy thuộc vào loài, cây mộc lan có thể loại thường xanh, nửa thường xanh hoặc rụng lá. Một số giống mộc lan cực kỳ ưa lạnh, trong khi một số giống khác thích khí hậu ôn hòa hay ấm hơn. 

Cây cho những bông hoa lớn với nhiều màu sắc khác nhau như: trắng, hồng nhạt, hồng đậm, vàng, màu kem. Trong đó mộc lan trắng và hồng nhạt là phổ biến nhất.

Tên khoa họcMagnolia
BộBộ Mộc lan
HọMagnoliaceae
Cấp độChi
Giới (regnum)Plantae
Loại thực vậtCây bụi, cây thân gỗ
Chiều cao3m – 25m
Tán rộng3m – 12m
Sử dụng trong vườnTrồng ngoài vườn, trồng cảnh quan
Giới thiệu về hoa mộc lan
Chi Mộc lan là một chi lớn gồm khoảng 210 loài thực vật có hoa thuộc phân lớp Mộc lan, họ Mộc lan. Các loài mộc lan có phân bố rời rạc, với trung tâm chính là Đông Á và Đông Nam Á và các vùng tập trung nhỏ hơn là đông Bắc Mỹ, Trung Mỹ, vùng Caribe, và một số loài ở Nam Mỹ.

#2 Các loại hoa mộc lan

1. Hoa mộc lan trắng

hoa mộc lan trắng

Đây là tập hợp những giống mộc lan cho hoa màu trắng đến trắng ngà. Loại cây thân gỗ, rụng lá, cây có chiều cao từ 6 – 12m. Mỗi bông hoa có đường kính từ 8-15cm, hoa có mùi thơm.

2. Hoa mộc lan hồng

hoa mộc lan hồng

Đây là những giống mộc lan cho hoa từ hồng nhạt đến hồng đậm, cây có thể loại cây bụi kích thước 3 – 6m, cũng có những giống thân gỗ 9 – 15m.

Kích thước hoa cũng thay đổi tùy giống, từ những bông hoa nhỏ có đường kính 10cm (giống mộc lan soulangeana ‘Lennei’) đến những bông hoa có đường kính 25cm (giống mộc lan soulangeana).

3. Hoa mộc lan vàng

hoa mộc lan vàng

Đây là những giống mộc lan cho hoa vàng, cây có thể loại cây bụi kích thước 3 – 4.5m, cũng có những giống thân gỗ 6 – 9m. Những giống này cho hoa có kích thước từ 10 – 15cm.

Những giống phổ biến như: mộc lan bướm (Magnolia ‘Butterflies’), mộc lan Sunsation (Magnolia ‘Sunsation’).

4. Hoa mộc lan tím

hoa mộc lan tím

Đây là những giống cho hoa màu tím từ đậm đến nhạt. Cây có nhiều kích thước khác nhau.

#3 Cách trồng hoa mộc lan

Có rất nhiều hướng dẫn trồng cây hoa mộc lan làm cây bóng mát đẹp trước nhà, chúng tôi hướng dẫn các bạn những bước cơ bản, đơn giản nhất để trồng cây mộc lan trước nhà để cây sống tốt và phát triển một cách nhanh nhất.

Bước 1: Chọn vị trí trồng mộc lan

Vị trí tốt nhất để trồng hoa mộc lan là những nơi đất cao, thoáng, đất xốp và có khả năng thoát nước tốt nhất. Vị trí ít cỏ dại và không có các loại côn trùng như mối, kiến…

Bước 2: Chuẩn bị đất trồng mộc lan

Đất trồng tốt nhất là loại đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Bạn có thể trộn đất theo công thức: ⅓ đất thịt nhẹ hoặc lớp đất mặt tại vườn + ⅓ đất cát + ⅓ thành phần hữu cơ như tro, trấu, mụn dừa trộn với một ít phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoại mục.

Bước 3 : Đào hố trồng cây mộc lan

Tùy vào kích thước của bầu mộc lan để đào kích thước hố trồng thích hợp. Thông thường thì bạn cần đào hố rộng hơn bầu đất cây giống từ 20-30cm (như vậy lúc xuống bầu sẽ tốt nhất và không làm tổn thương rễ, thân cây).

Sau khi đào hố xong, dải 1 lớp đất trồng đã chuẩn bị trước xuống đáy hố…để bón lót hố trồng.

trồng hoa mộc lan

Bước 4: Trồng cây vào hố

Dùng xe cẩu hoặc tời để đặt cây vào hố trồng sao cho đảm bảo cây trồng thẳng đứng, cổ rễ ngang mặt đất (lưu ý không nên trồng quá sâu hoặc quá cạn).

Sau đó lấp hố bằng đất đã trộn phân hữu cơ. Lấp đất đến quá nữa hố thì nén đất cho chặt và tưới đẫm nước, sau đó tiếp tục lấp đất cho đầy hố. 

 

Chú ý: khi trồng hoa mộc lan vào hố phải đảm bảo nén chặt đất, tưới nước đều để cây đứng thẳng không bị nghiêng.

Bước 5: Cố định cây mộc lan

Dùng các thanh tre, gỗ, hay sắt cắm cọc chéo như kiềng 3 chân để cố định cây mộc lan để giúp cây đứng chắc trong thời gian rễ cây ăn sâu vào đất. Vì lúc mới trồng rễ cây chưa bám được vào đất.

Chăm sóc cây sau khi trồng, đặc biệt cây sau khi trồng xong còn rất yếu nên phải được chăm sóc,diệt sâu bọ, cắt tỉa, bón phân kích thích ra dễ, làm cỏ dại thường xuyên theo định kỳ mỗi tháng.

#4 Cách chăm sóc hoa mộc lan

1. Tưới nước

Tưới cho cây ngay sau khi trồng xong, thường xuyên tưới nước cho cây mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát, tưới từ gốc đến ngọn để cây luôn được xanh tốt.

Nhưng lưu ý, không tưới quá nhiều hoa mộc lan là cây chịu úng kém vì thế khi tưới cần chú ý không để đất quá ẩm dễ gây thối rễ.

2. Ánh sáng

Cây mộc lan không ưa nắng gắt chiếu trực tiếp, vì thế khi thời tiết nắng nóng bạn nên có biện pháp che chắn cho cây thích hợp để cây không bị cháy lá hoặc khô cành. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt là 16 – 25 độ C.

chăm sóc hoa mộc lan

3. Cắt tỉa

Thường xuyên cắt tỉa các cành lá héo úa vàng, loại bỏ các bông hoa tàn và có thể cắt bớt cành…để kích thích cây hoa mộc lan ra lộc mới.

4. Bón phân

Sau khi trồng 4 đến 5 tháng khi cây bắt đầu thích nghi đất mới và bắt đầu mọc rễ, lúc này bạn có thể bón phân bón hữu cơ hoặc phân NPK 10-12-10. Cần bổ sung chất dinh dưỡng cho cây thường xuyên theo định kỳ 2 tháng/ lần và gia tăng vào mùa cây ra hoa.

#5 Ý nghĩa của hoa mộc lan

Hoa mộc lan có ý nghĩa: tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, lộng lẫy, quý phái và tình yêu vô bờ. Là biểu tượng của một vẻ đẹp và sự dịu dàng của người phụ nữ. Là thể hiện sự tinh khiết và lòng cao thượng của cô gái trong tình yêu.

Thời Victorian: gửi hoa Mộc Niên là cách giao tiếp kín đáo của các cặp tình nhân. Hoa tượng trưng cho sự cao thượng và nhân phẩm của một ai đó.

Theo quan niệm phong thủy: Trồng hoa mộc lan trong sân nhà mang lại nhiều vượng khí cho ngôi nhà, gia chủ có khả năng thăng tiến trong công việc

Ý nghĩa của hoa mộc lan

Ý nghĩa của mộc lan theo màu sắc

Mộc lan trắng: thể hiện cho sự thuần khiết, ngây thơ và trong sáng của người con gái.

Mộc lan hồng: tượng trưng cho sự lãng mạn, tình yêu và nữ tính.

Mộc lan vàng: là biểu tượng của hạnh phúc, niềm vui và tình bạn.

Mộc lan tím: tượng trưng cho sự thủy chung, son sắt, một lòng một dạ với người mình thương yêu.

#6 Công dụng của hoa mộc lan

Bên cạnh dùng mục đích làm cây cảnh trang trí, cây mộc lan còn được biết đến là một trong những loài hữu ích nhất. mọi bộ phận của cây hoa mộc lan đều được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. 

Thân, lá, hoa mộc lan còn nhiều công dụng làm thuốc:

Nụ hoa mộc lan sắc uống, pha chế như loại thuốc bổ. Hoa trị viêm mũi, viêm xoang, đau bụng kinh, bí tiểu.

Cây mộc lan có tán rộng và lá to dày, có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả, trồng mộc lan giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí mang đến không gian trong lành.

Gỗ từ thân cây từ xa xưa đã được sử dụng để đóng thuyền, dụng nhà và làm vật liệu nội thất. Ngày nay, gỗ mộc lan rất hiếm và có giá trị cao.

Mộc lan có mùi thơm rất đặc biệt nên nên chúng được ưa chuộng để chiết xuất tinh dầu hay sản xuất nước hoa.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn