Hoa Ngọc Lan (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)

Hoa Ngọc Lan

Hoa Ngọc Lan (Michelia) nổi tiếng với những bông hoa đẹp và mùi thơm đặc trưng, là một trong những loài hoa được yêu thích và trồng phổ biến hiện nay.

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming cùng tìm hiểu về thông tin, cách trồng, cách chăm sóc và ý nghĩa của loài hoa này nhé!

#1 Giới thiệu về hoa ngọc lan

Ngọc Lan là tên gọi cung của những loài thực vật có hoa thuộc chi Ngọc Lan – Michelia. Cây có nguồn gốc từ dãy núi Himalaya của Trung Quốc và là một loại cây cảnh phổ biến ở châu Á. Đây là những loại cây thường xanh có tán rộng, lá hình thuôn dài và hẹp. 

Hoa ngọc lan phổ biến có hai màu trắng và vàng, hoa to và có mùi thơm ngào ngạt rất đặc trưng. Hoa có hình dáng tựa như đài hoa và thiếu các đặc điểm của cánh hoa hay đài hoa thực thụ. Các bộ phận lớn không chuyên biệt của hoa, tương tự như cánh hoa. Hoa mọc thành cụm giữa các nách lá.

Tên khoa họcMichelia
BộBộ Mộc lan
Phân họ (subfamilia)Magnolioideae
Họ (familia)Magnoliaceae
Chi (genus)Michelia; T.Durand
Bộ (ordo)Magnoliales
Tên tiếng anh thường gọiChampaca
Tên gọi khácSứ ngọc lan
Loại thực vậtCây thân gỗ lâu năm
Chiều cao3m – 8m
Tán rộng3m – 6m
Nét đặc trưngHoa lớn có mùi thơm
Sử dụng trong vườnCây cảnh quan, trang trí sân vườn, trồng trong chậu
Giới thiệu hoa ngọc lan

Chi Ngọc lan hay chi Giổi là một chi thực vật có hoa thuộc về họ Mộc lan. Chi này có khoảng 50 loài cây thân gỗ và cây bụi thường xanh, có nguồn gốc ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới của Nam Á và Đông Nam Á, bao gồm cả miền nam Trung Quốc.

#2 Màu sắc của hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan trắng

Cây ngọc lan trắng

Hoa ngọc lan vàng

Cây ngọc lan vàng

Hoa ngọc lan hồng

Cây ngọc lan hồng

#3 Cách trồng hoa ngọc lan

Cây sứ ngọc lan tương đối dễ trồng và thích hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam nơi có lượng mưa trung bình 1.000 đến 2.000 mm/năm. Cây ngọc lan cũng không quá khó và tốn nhiều thời gian chăm sóc.

Một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của Sứ ngọc lan:

Nhiệt độ15 – 30 độ C
Ánh sángƯa sáng
Đất trồngTất cả các loại đất, yêu cầu thoát nước tốt
Độ pH của đất5.6 – 6.0
Nhu cầu nướcTrung bình cộng
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân NPK
Cắt tỉaVừa phải
Sâu bệnhThối rễ, nấm, sâu ăn lá
trồng cây ngọc lan

1. Đất trồng

Nếu trồng ngoài đất vườn: Thì chọn nơi đất cao, tầng đất canh tác dày, đất không hơi chua, đất không bị ngập nước trong thời gian dài để tránh cho cây bị chết úng.

Nếu trồng trong chậu: Thì chuẩn bị loại đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, đất thoát khí và thoát nước tốt. Hỗn hợp đất có thể trộn theo tỉ lệ 50% đất thịt + 25% đất cát + 25% các thành phần hữu cơ (phân hữu cơ, phân chuồng, mùn dừa, tro trấu…)

2. Nhân giống cây ngọc lan

Có hai phương pháp nhân giống sứ ngọc lan phổ biến là gieo hạt và chiết cành. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, tùy vào sở thích và nhu cầu mà bạn chọn cách phù hợp với mình nhé!

Đối với phương pháp gieo hạt: Ngâm hạt giống trong nước ấm (40 – 50 độ C) trong khoảng 12 giờ. Sau đó loại bỏ các hạt lép, rồi đêm ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm (30 – 40 độ C).

Sau 3 – 5 ngày lựa những hạt đã nứt mầm  cho vào bầu ươm cây con hay đem gieo vào các khay cát. Khi cho hạt vào bầu đất hay khay cát cần lấp một lớp đất dày 1cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Chăm sóc cho đến khi cây con đủ khỏe và chuyển sang trồng trong chậu hay ngoài đất.

Đối với phương pháp chiết cành: Các cây con tạo bằng phương pháp chiết cành có nhiều ưu điểm là cây ra hoa kết quả sớm, khỏe, cho năng suất ổn định và giữ được phẩm chất dòng cây bố mẹ.

3. Kỹ thuật trồng hoa ngọc lan

Tiêu chuẩn của cây giống là cây có chiều cao tối thiểu 40cm – 80cm, cây con khỏe mạnh, lá xanh tốt, không sâu bệnh, thân cây cứng cáp không cong queo. 

Trồng ngoài đất:

– Khoảng cách trồng thích hợp với cây ngọc lan là  6m x 6m, hoặc 4m x 4m.

– Dùng cuốc đào hố đất sao cho hố trồng rộng hơn bầu đất cấy con ít nhất 10cm.

–  Bón phân chuồng hoại mục (5–10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày.

– Đặt cây con vào hố sao cho miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Lấp đến đâu dặm chặt đến đất. 

– Tưới nước nhẹ xung quanh gốc sau khi lắp xong đất.

– Trồng xong nên cắm một chiếc cọc định vị cho cây khỏi đổ, vì lúc này bộ rễ cây còn rất yếu.

Trồng trong chậu:

– Cho đất trồng đã chuẩn bị trước vào khoảng ⅓ chậu.

– Đặt cây con vào giữa chậu và cho phần đất còn lại vào, lớp đất cách miệng chậu khoảng 5cm.

– Dùng tay nén chặt đất xung quanh để cố định cây con.

– Tưới nước nhẹ xung quanh gốc sau khi lắp xong đất.

– Đặt chậu cây ngọc lan ở vị trí thoáng mát, nhiều bóng râm trong thời gian đầu. Khi cây đủ khỏe thì có thể chuyển ra vị trí nhiều nắng hơn.

#4 Cách chăm sóc cây sứ ngọc lan

Tưới nước: Cây ngọc lan không cần tưới nhiều nước, chỉ cần tưới vừa phải, bạn có thể tưới nước cho cây khi thấy đất quanh gốc khô. Vào mùa sinh trưởng chỉ cần đất hơi ẩm, mùa mưa không tưới nước.

Cắt tỉa: Cắt tỉa định kỳ để loại bỏ những cành chết, giúp khuyến khích sự phát triển của các cành non, thúc đẩy cây ra nhiều hoa hơn cũng như tạo hình cho cây có hình dáng đẹp hơn.

Bón phân: Nhu cầu phân bón của cây ngọc lan không quá cao, đối với cây mới trồng nếu được trồng trong đất giàu dinh dưỡng và được bón lót ban đầu thì bạn không cần phải bón phân. 

Trong trường hợp đất xấu, cằn cỗi thì cần bổ sung mỗi gốc từ 100-150gr NPK và 5-10 kg phân chuồng. Khi cây lớn ổn định trong mùa sinh trưởng chỉ cần bón 1-2 lần một năm là đủ.

Khung đỡ: đối với những khu vực có nhiều gió, hoặc lớp đất mặt mỏng rễ cây không ăn sâu được thì cần làm giàn đỡ (bằng gỗ hoặc sắt) để tránh cây bị đổ ngã.

#5 Ý nghĩa của hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan mang ý nghĩa cho sự bền bỉ, trường tồn, sức sống mãnh liệt và sự may mắn cho gia chủ, là biểu tượng cho tấm lòng hiếu thảo, sự nhân từ, thánh thiện của con người. 

Mùi hương của hoa ngọc lan giúp loài hoa này tượng trưng cho sự lưu luyến, ấn tượng khó phai khi được dùng làm quà tặng cho người khác giới.

Ý nghĩa của cây hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan đầy niềm tự hào với sức sống bền bỉ vững chãi để luôn luôn xinh đẹp và hiền hòa. Với vẻ đẹp nhẹ nhàng hòa quyện với màu trắng muốt tinh khôi; thánh thiện và trong sáng càng làm tăng thêm ý nghĩa.

Ngọc lan còn được cho là mang đến may mắn, ngăn chặn cảm giác bất ổn, lo lắng, thường được dùng làm quà hay trang trí trong các dịp lễ tân gia, cưới hỏi…

#6 Công dụng của cây sứ ngọc lan

Làm thuốc chữa bệnh, trong Đông y hoa Ngọc Lan có tính ôn, vị hơi cay. Cả thân, lá và hoa Ngọc Lan đều có thể dùng làm thuốc.  Nước ép hay nước sắc hoa Ngọc Lan được dùng để điều trị bệnh tiêu hóa, nôn mửa, sốt.

Hoa ngọc lan ngâm trong dầu dùng trị nhức đầu, đau mắt, viêm xoang, viêm mũi, thấp, gút, chóng mặt. 

Gỗ cây Ngọc Lan màu nâu cứng đẹp có thể đánh bóng dùng làm bàn ghế, đồ tiện khắc.

Cây hoa ngọc lan có tính chịu khí độc, có thể chống chịu và hấp thu khí độc có lưu huỳnh nên rất được ưa chuộng trồng làm cây công trình cho các nhà máy, xí nghiệp bị ô nhiễm khí SO2 và Cl.

Ngoài ra cây ngọc lan còn được dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược, chưng cất dầu thơm, chế nước hoa.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn