Hoa Thạch Thảo – Cúc Cánh Mối (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)

Hoa Thạch Thảo - Cúc Cánh Mối

Hoa Thạch Thảo hay Cúc Cánh Mối (Aster amellus) là một trong những loại hoa thuộc bộ Hoa Cúc được trồng phổ biến và rất được yêu thích với đại đa số người yêu hoa. 

Trong bài chia sẻ này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu về cách trồng hoa thạch thảo, cách chăm sóc và ý nghĩa của loài hoa xinh đẹp này nhé!

#1 Giới thiệu về hoa thạch thảo (cúc cánh mối)

Hoa thạch thảo là loại cây thân thảo sống lâu năm, có mang thẳng đứng, thân có lông mịn và màu đỏ nhạt. Cúc cánh mối có lá màu xanh đậm, hình mũi mác hoặc hình trứng và mọc xen kẽ nhau.

Những bông hoa tròn (đường kính lên đến 7cm) có tâm màu vàng và cánh hoa có nhiều màu sắc khác nhau: hồng, trắng, tím hoặc tím hoa cà. Chúng nở vào cuối mùa hè và đầu mùa thu.

Tên khoa họcAster amellus
Tên gọi khácCúc cánh mối, cúc thạch thảo, cúc Ý
Lớp cao hơnChi Cúc tây
BộBộ Cúc
Họ (familia)Asteraceae
Loài (species)A. amellus
Giới (regnum)Plantae
Loại thực vậtCây lâu năm
Chiều cao60cm – 90cm
Tán rộng30cm – 60cm
Nét đặc trưngHoa sặc sỡ, cánh hoa dài, nhụy màu vàng đậm
Sử dụng vườnTrồng ngoài vườn, trồng trong chậu, trồng đường viền
Giới thiệu về hoa thạch thảo
Hoa thạch thảo còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: các cánh mối, cúc Ý là một giống trong bộ Cúc với đặc điểm cho những bông hoa lớn có đường kính khoảng 7cm. Cúc cánh mối có những cánh hoa dài bao quanh một đĩa tâm màu vàng đậm.

#2 Các màu sắc của hoa cúc thạch thảo

Nhắc đến loài hoa này mọi người thường nghĩ ngay đến những bông hoa màu hồng từ nhạt đến đậm sặc sỡ. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoa thạch thảo còn những màu khác như: trắng, xanh tím, tím nhạt.

Cúc thạch thảo trắng

cúc thạch thảo trắng

Cúc thạch thảo hồng

cúc thạch thảo hồng

Cúc thạch thảo tím

cúc thạch thảo tím

#3 Cách trồng hoa thạch thảo

Cũng giống như nhiều loại cúc khác, hoa cúc cánh mối tương đối dễ trồng và có khả năng chống chịu với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Sau đây là thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cúc cánh mối:

Nhiệt độ10 – 30 độ C
Ánh sángƯa sáng, cần ít nhất 6 – 8h sáng mỗi ngày
Đất trồngĐất cát, cát pha, đất thịt, đất giàu mùn…tơi xốp, thoát nước tốt
Độ pH của đất6.8 – 7.5
Nhu cầu nướcTrung bình, chịu hạn tốt
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, phân NPK
sâu bệnhBệnh thối rễ
trông hoa thạch thảo

Đất trồng hoa cúc cánh mối

Hoa thạch thảo không kén đất trồng, yêu cầu đối với đất trồng là loại đất thoát nước tốt vì cúc cánh mối rất dễ bị thối rễ trong môi trường ngập úng, ẩm ướt. Bên cạnh đó vị trí trồng cũng rất quan trọng, vị trí trồng cúc cánh mối nên là vị trí khô ráo và nhận được ánh sáng mặt trời.

– Nếu trồng trong chậu: bạn nên trộn hỗn hợp ⅓ đất thịt hoặc lớp đất mặt trong vườn + ⅓ đất cát + ⅓ các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoại mục.

Đây là hỗn hợp đất trồng đảm bảo khả năng thoát nước và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây thạch thảo phát triển.

Chọn giống hoa cúc thạch thảo

Bạn có thể trồng hoa thạch thảo bằng hạt hoặc mua cây giống tại các cửa hàng uy tín. Nếu mua cây giống thì chọn những cây cứng cáp, lá xanh đậm, không có dấu hiệu sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng hoa cúc cánh mối

Trồng bằng hạt: sau khi chuẩn bị đất trồng và làm phẳng bề mặt đất trồng, bạn gieo hạt sau đó phủ lên một lớp đất hoặc phân hữu cơ mỏng.

Tưới đẫm nước nhưng đừng để quá ẩm ướt. Tạo lớp phủ che nắng và thường xuyên tưới nước nhẹ ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho tới khi hạt nảy mầm.

Trồng bằng cây con: sau khi tìm mua cây cúc cánh mối giống khỏe mạnh. Cho đất vào chậu, đất cách miệng chậu khoảng 5cm.

Tạo một lỗ tròn bằng bầu đất cây giống, đặt cây vào lỗ, lắp đất và dùng tay ấn chặt đất xung quanh góc để cố định cây.

Tưới nước cho cây và mang chậu đặt ở vị trí nhiều bóng râm trong những ngày đầu. Sau khi cây khỏe mạnh có thể chuyển chậu ra những vị trí nhiều ánh nắng hơn.

#4 Chăm sóc cúc cánh mối

♦ Tưới nước: tưới nhiều nước (không tưới đẫm nước) để đất luôn ẩm ướt. Tưới nước khi thấy đất quanh gốc khô và nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.

♦ Ánh sáng: Muốn cúc cách mối cho hoa đều và đẹp thì nên chọn vị trí trồng có 6 – 8 giờ nhận ánh nắng mặt trời mỗi ngày. Không gian nơi trồng cũng phải thoáng gió, không khí lưu thông tốt.

♦ Cắt tỉa: thường xuyên cắt bỏ những bông hoa tàn, những cành héo úa, cắt tỉa sau những màu ra hoa tránh để bụi hoa quá rậm.

Chăm sóc hoa thạch thảo

♦ Bón phân: bổ xung thêm phân chuồng hoai mục vào mùa xuân và bón phân NPK ở thời điểm cây ra nụ để hỗ trợ cây ra hoa tốt hơn.

♦ Sâu bệnh: Hoa thạch thảo kháng sâu bệnh khá tốt, đôi khi chúng bị tấn công bởi rệp và nấm (bệnh rỉ sắt và bệnh phấn trắng).

Bạn có thể khắc phục bằng cách loại bỏ những cành lá bị tấn công, sử dụng dung dịch xà phòng hoặc dầu neem để tiêu diệt chúng.

#5 Ý nghĩa của hoa thạch thảo

Hoa Thạch Thảo có ý nghĩa biểu tượng cho một tình yêu nhẹ nhàng và bình dị, biểu tượng trưng cho vẻ đẹp mỏng manh, thanh tú, tràn đầy nữ tính của người con gái khi yêu.

Ý nghĩa của hoa cúc thạch thảo

Hoa Thạch Thảo tím: tượng trưng cho sự thủy chung, son sắt. Nó còn thể hiện cho sự lãng mạn của tình yêu đôi lứa.

Hoa Thạch Thảo trắng: tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng của tình yêu nơi người con gái.

Hoa Thạch Thảo hồng: tượng trưng cho may mắn vì vậy, màu hồng thường được nhiều gia đình trưng trong nhà vào dịp tết. 

Hoa Thạch Thảo xanh: tượng trưng cho cô đơn hoặc cũng có thể là sự hâm mộ thán phục.

#6 Tác dụng của hoa thạch thảo

♦ Người Hy Lạp cổ đại: người ta đã tạo ra một loại thuốc mỡ từ cây thạch thảo dùng để làm thuốc chữa lành vết thương khi bị chó dại cắn.

♦ Tại Trung Quốc: các loài cúc cánh mối cũng được sử dụng ở nhiều phương thuốc chữa bệnh.

♦ Tại Mexico: cúc thạch thảo mọc hoang nhiều và được sử dụng để điều trị ung thư.

Ngoài ra, loài hoa này còn có đặc tính kháng khuẩn, được dùng để khử trùng, chống viêm, thấp khớp và được dùng chữa viêm bàng quang vì có công dụng lợi tiểu.

Mọi người cùng hỏi

Loài hoa này còn có tên gọi khác rất phổ biến là cúc cánh mối. Chúng có tên tiếng anh thường gọi là “European Michaelmas Daisy”

Tên khoa học là “Aster amellus”

Loài hoa này có đặc tính kháng khuẩn, vì thế từ xưa chúng đã được dùng để khử trùng, chống viêm, thấp khớp và được dùng chữa viêm bàng quang vì có công dụng lợi tiểu.

Loài hoa này có thể nở hoa quanh năm. Tuy nhiên hoa thạch thảo nở rộ nhất là vào mùa thu khi thời tiết bắt đầu mát mẻ hơn.

2 thoughts on “Hoa Thạch Thảo – Cúc Cánh Mối (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn