Hoa Thanh Liễu (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)

Hoa Thanh Liễu

Hoa Thanh Liễu (Chamelaucium) là một loài hoa mới du nhập vào Việt Nam nhưng rất được yêu thích và hiện được trồng khá phổ biến.

Trong bài chia sẻ này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của loài hoa thanh liễu này nhé!

#1 Giới thiệu về hoa thanh liễu

Hoa thanh liễu là một loại cây bụi lâu năm, thường xanh có nguồn gốc từ Australia. Cây phát triển nhanh có thể cao đến 1.8m và ra hoa gần như quanh năm. Thân cây có màu đỏ tía, lá màu xanh đậm với thân dài hình kim.

Giống như tên gọi chúng có những bông hoa nhìn giống như sắp, có kích thước từ 1 – 1.5cm, bao gồm các màu sắc như: trắng, đỏ, cam, hồng và tím đậm. Hoa thanh liễu tương đối lâu tàn và có mùi thơm dịu nhẹ.

Tên khoa họcChamelaucium
BộMyrtales
HọMyrtaceae
Cấp độChi
Giới (regnum)Plantae
Loại thực vậtCây bụi, cây lâu năm
Chiều cao1m – 1.8m
Tán rộng1m – 1.2m
Nét đặc trưngCây thường xanh, hoa nhỏ cánh hoa dày như sáp
Sử dụng trong vườnTrồng ngoài vườn, trồng trong chậu, hàng rào
giới thiệu về loài hoa thanh liễu
Thanh Liễu còn được gọi là hoa sáp, là một chi cây bụi đặc hữu của vùng tây nam Tây Úc. Chúng thuộc họ myrtle Myrtaceae và có hoa tương tự như hoa của cây chè. Loài được biết đến nhiều nhất là Geraldton wax, Chamelaucium uncinatum, được trồng rộng rãi để có hoa lớn hấp dẫn.

#2 Màu sắc phổ biến của hoa thanh liễu

Thanh liễu trắng

thanh liễu màu trắng

Thanh liễu hồng

thanh liễu màu hồng

Thanh liễu tím

thanh liễu màu tím

Thanh liễu đỏ

thanh liễu màu đỏ tươi

Thanh liễu vàng

thanh liễu màu vàng

#3 Cách trồng hoa thanh liễu

Về cơ bản đây là một loại hoa tương đối dễ trồng và không không tốn nhiều công chăm sóc, cây thanh liễu có thể sinh trưởng tốt ở những vùng có khí hậu nóng và khô hạn cũng như những vùng lạnh khắc nghiệt.

Những thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của hoa thanh liễu:

Nhiệt độ10 – 30 độ C
Ánh sángƯa sáng, cần ít nhất 6h sáng mỗi ngày
Đất trồngĐất cát giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt
Độ pH của đất5.5 – 6.7
Nhu cầu nướcTrung bình, chịu hạn tốt
Nhu cầu phân bónPhân hữu cơ, Phân đạm, kali
Cắt tỉaThường xuyên để tạo hình cho bụi cây đẹp hơn
Sâu bệnhít gặp sâu bệnh
trồng hoa thanh liễu

1. Đất trồng

Hoa thanh liễu thích đất thoát nước tốt vì chúng không thể chịu ngập úng. Đất trồng cần được bổ sung chất hữu cơ định kỳ, nếu không cây sẽ mất nhiều thời gian hơn để nở hoa. Loài cây này thích đặc biệt ưa thích đất cát giàu thành phần hữu cơ.

2. Nhân giống

Thông thường cây thanh liễu được trồng bằng cách là gieo hạt hoặc chiết cành. Trồng cây bằng hạt mất khoảng 3 tuần để hạt nảy mầm, trồng bằng cách chiết cành thì cây cho hoa nhanh hơn. Vì vậy tùy theo sở thích mà người trồng có thể lựa chọn cách nhân giống phù hợp.

3. Kỹ thuật trồng cây thanh liễu

Sau khi tiến hành gieo hạt hoặc trồng cành vào trong đất, nên tưới thường xuyên vừa phải để giữ ẩm cho đất trong giai đoạn hạt nảy mầm hoặc cành chiết ra rễ.

Trong giai đoạn này cần đặt cây ở vị trí thoáng mát, tránh nắng gắt hoặc tốt nhất là làm màng phủ cho cây. Tưới nước hàng ngày cho cây giống cho đến khi cây đủ khỏe.

Sau khi cây con phát triển cứng cáp, bạn có thể chuyển sang trồng trong chậu hoặc đem trồng tại vườn ở những nơi có nhiều ánh sáng hơn.

#4 Cách chăm sóc cây hoa thanh liễu

1. Nhu cầu về nước

Hoa thanh liễu không cần tưới nước quá thường xuyên, khi cây đã ra rễ mạnh và đủ cứng cáp bạn chỉ cần tưới nước cho cây khi thấy đất quanh gốc khô.

Ở những nơi khô hạn hoặc những thời điểm nắng nóng thì cần bổ xung thêm lượng nước tưới cho cây.

2. Ánh sáng

Đây là loại cây ưa sáng và cần nhận được đủ lượng ánh nắng mặt trời trực tiếp để có thể ra hoa đẹp.

Tuy nhiên, ở những nơi có nắng quá gắt lúc giữa trưa thì cần tạo bóng râm cho cây trong khoản thời gian này để tránh cây bị cháy lá và hoa.

chăm sóc cây hoa thanh liễu ra hoa đẹp

3. Cắt tỉa

Nếu muốn bụi cây thanh liễu của bạn gọn gàng và có hình dạng đẹp hơn thì việc cắt tỉa thường xuyên là cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra và loại bỏ cách hoa tàn, cành lá bị héo úa hay khô.

4. Bón phân cho cây thanh liễu

Hoa thanh liễu đặc biệt thích cách loại phân hữu cơ, nên định kỳ 1-2 tháng bổ sung phân hữu cơ hay phân chuồng hoại mục cho cây. Vào những mùa ra hoa cần bón thêm các loại phân khác như NPK có hàm lượng kali cao để kích thích cây ra hoa.

#5 Ý nghĩa của hoa thanh liễu

Hoa thanh liễu có ý nghĩa biểu tượng cho sự giàu có, sung túc, lòng kiên nhẫn, sự gắn bó lâu dài của các mối quan hệ. Là biểu tượng cho tình yêu và sự thành công bền vững trong sự nghiệp.

Ý nghĩa của loài hoa thanh liễu

Ý nghĩa của thanh liễu theo màu sắc

Hoa thanh liễu đỏ: thể hiện sự may mắn và phú quý

Hoa thanh liễu hồng:  biểu tượng cho tình yêu và sự thành công bền vững

Hoa thanh liễu trắng: đại diện cho tình yêu, sự trong trắng, cao sang

Hoa thanh liễu tím: thể hiện sự lãng mạn và thủy chung trong tình yêu

2 thoughts on “Hoa Thanh Liễu (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn