Hoa Trà My (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)

Hoa Trà My

Hoa Trà My (Camellia Japonica) nổi tiếng là loài hoa xinh đẹp, thanh nhã và được rất nhiều người chơi hoa yêu thích và trồng phổ biến.

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin thực vật, cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của loài trà my nhé!

#1 Giới thiệu về hoa trà my

Trà my còn được biết đến với tên gọi phổ biến khác là “Hoa Trà Nhật Bản”, đây là một loại hoa trà nổi tiếng trong Chi Trà (Camellia). Với hơn 2000 giống cây trồng được lai tạo và phát triển, hầu hết các giống trà my đều là những cây có tán lá đẹp, lá bóng và những bông hoa màu sắc sặc sỡ cuốn hút.

Những bông hoa trà Nhật Bản có đủ mọi kích cỡ, từ những bông hoa thu nhỏ khoảng 4cm, đến những bông hoa lớn có đường kính 12cm. Màu sắc của hoa phổ biến là trắng, hồng nhạt đến đỏ sẫm. Hoa có thể là hoa cánh đơn, cánh kép hoặc bán kép. 

Những chiếc lá của cây cũng mang một vẻ đẹp cuốn hút đất biệt. Cây trà my có những tán lá thường xanh, có chiều dài khoảng 10cm, lá có màu xanh thẫm, xanh bóng quanh năm, tạo nên một cảnh quan tuyệt vời.

Tên khoa họcCamellia japonica
Lớp cao hơnChi Chè
Loài (species)C. japonica
Chi (genus)Camellia
Giới (regnum)Plantae
Loại thực vậtCây bụi lâu năm
Tên gọi khácHoa trà Nhật Bản, hoa sơn trà, hoa Tsubaki, Nữ hoàng mùa đông
Chiều cao1,8m – 3,6m
Tán rộng1m – 3m
Nét đặc trưngCắt Hoa, hoa có mùi thơm, cây thường xanh
Sử dụng trong vườnTrồng đường viền, trồng ngoài hiên, trồng trong chậu
Giới thiệu về hoa trà my
Trà My là một loài thực vật thuộc Chi Trà. Đây là loài nổi tiếng nhất của chi, đôi khi chúng có tên gọi Hoa hồng mùa đông. Đây là loài bản địa Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Hoa. Nó là hoa biểu tượng của Alabama, Trùng Khánh.

#2 Màu sắc của hoa trà my

Trà my đỏ

Giống hoa trà my đỏ

Trà my trắng

Giống hoa trà my trắng

Trà my hồng

Giống hoa trà my hồng

#3 Cách trồng hoa trà my

1. Chuẩn bị đất trồng

Loại đất bùn ao hồ: Cây trà my đặc biệt ưa thích loại đất mùn ao hồ phơi khô. Đào lấy lớp bùn ở ao hồ để 1 – 2 ngày cho ráo nước. Sau đó sắn thành từng lát nhỏ đem phơi nơi khô trước khi sử dụng để trồng.

Loại đất thịt: Bạn cũng có thể trồng trà my với loại đất vườn kết hợp với một số vật chất hữu cơ. Bạn có thể trộn đất theo tỷ lệ 60% đất thịt, đất vườn với 20% đất cát sông để cho thông thoáng. Sau đó trộn thêm 20% phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh.

2. Nhân giống cây trà my

Trà my có thể được nhân giống bằng nhiều cách như chiết cành, ghép, dâm hom, cấy mô. Tuy nhiên phương pháp giâm hom là phương pháp đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất. 

Chọn cây mẹ phải là cây rất khỏe mạnh, cây càng lâu năm, không bị sâu bệnh và cho hoa nhiều và sai hoa càng tốt. Chon cành không mang mầm để làm hom giống. Dùng kéo thật sắc để cắt hom dài từ 7 đến 10cm và trên thân có 3 đến 4 mắt.

Hom sau khi cắt thì đem nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ khoảng 1 – 2 giờ. Dùng que nhỏ chọc 1 lỗ nhỏ trên giá thể, dùng tay kia cắm hom vào lỗ. Khoảng cách giữa các hom khoảng 5cm. Sau đó dùng ngón tay ấn chặt xung quanh gốc hom, tưới nước nhẹ để giữ ẩm.

Chú ý: Giá thể giâm hom giống nên dùng loại cát sạch, Thời điểm thích hợp để giâm hom là vào tháng 1 – 2, hoặc tháng 7 – 8.

trồng cây trà my

3. Kỹ thuật trồng hoa trà my trong chậu

Đầu tiên ta lấy mảnh sành hay 1 miếng gạch nhỏ úp lên lỗ thoát nước. Việc này đảm bảo cho chậu thoát nước tốt. Sau đó ta chọn các cục đất bùn to nhất (khoảng 3 đến 4 cm) cho xuống lớp đáy. Lớp đất đáy này có chiều cao khoảng một phần ba chậu. 

Tiếp theo ta cho lớp đất có kích thước nhỏ hơn vào, lượng đất này chiếm khoảng 1 phần 3 chậu, sau đó đặt cây vào giữa chậu. 

Sau đó lại dùng đất nhỏ lấp đầy chậu sao cho lớp đất cách miệng chậu khoảng 3-5cm. Tiếp đó ta phủ một lớp mỏng đất mịn phía trên giúp giữ ẩm cho cây. Cuối cùng xếp 1 ít cục đất loại to lên trên mặt.

#4 Cách chăm sóc cây trà my

1. Tưới nước

Cây trà my rất kị nước ngập úng vì thế việc tưới nước rất quan trọng để cây phát triển. 

Vào những thời điểm nắng nóng: bạn nên tưới thường xuyên 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát. Tưới lượng nước vừa phải không tưới quá sũng nước.

Vào mùa đông: thì nên tưới cách 2-3 ngày một lần, vào mùa mưa thì không cần tưới cho cây mà chú ý đến khả năng thoát nước của chậu.

2. Ánh sáng

Hoa trà my không chịu được ánh nắng mặt trời trực tiếp, vì vậy bạn nên trồng cây ở vị trí có nhiều bóng râm hoặc làm dàn lưới mỏng che mát cho cây.Vào thời điểm cây ra hoa thì cần cho cây nhận nhiều ánh nắng hơn một chút.

3. Cắt tỉa

Cắt tỉa cành vào mùa thu trước khi hoa nở và đầu mùa xuân ngay khi mùa hoa kết thúc để kích thích tăng trưởng cành và mầm mới.  Loại bỏ ngay những bông hoa đã chuyển sang màu nâu để giữ cho cây đẹp đẽ và kích thích mầm hoa.

4. Nhu cầu phân bón

Phân chuồng đã được ngâm ủ kỹ, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân cá là những loại phân tốt nhất để bón cho cây. Mỗi tháng chỉ nên bón 1 – 2 lần, không nên bón quá nhiều.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Đối với sâu bệnh bạn nên sử dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ, không nên sử dụng thuốc hóa học gây ảnh hưởng đến hoa. Cắt tỉa các lá bị sâu bệnh và phun tin dầu neem hàng tháng, hoặc có thể dùng rượu ngâm tỏi, ớt gừng để trừ sâu cho lá.

#5 Ý nghĩa của hoa trà my

 

Hoa trà my mang ý nghĩa biểu tượng cho tuổi thọ và sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống, trà my còn tượng trưng cho sự xuất sắc, vẻ đẹp và sự hoàn hảo, phú quý, tài lộc và sự trường thọ.

Những người mệnh kim khi trồng loài hoa này sẽ gặp nhiều thuận lợi trong con đường công danh, luôn được mọi người coi trọng, quý mến.

Ngoài ra, người mệnh Thủy cũng rất hợp với loài cây này, theo phong thủy ngũ hành, Kim sinh Thủy là tương sinh nên rất hợp.

Ý nghĩa của hoa trà my

Với mỗi màu sắc hoa, loài hoa này lại đại diện cho một ý nghĩa riêng như:

Trà my trắng: tượng trưng cho sự ngây thơ, tinh khiết, đức tin, nhưng nó cũng có thể là biểu tượng của sự thương tiếc.

Trà my hồng: tượng trưng cho tình cảm, tình yêu, sự lãng mạn, năng lượng nữ tính.

Trà my đỏ: tượng trưng là sự phú quý, tài lộc và sự may mắn.

Trà my tím: tượng trưng sự sang trọng, quyền quý và sự lãng mạn và thủy chung trong tình yêu.

#6 Công dụng của hoa trà my

Trong đông y, cây trà my có tính mát, vị ngọt hơi đắng và có nhiều ứng dụng. Hoa trà my được sử dụng trong những phương thuốc chữa bệnh và cải thiện khả năng phục hồi của bệnh nhân.

Hoa trà my chế thành trà xanh là một loại thức uống được nhiều người yêu thích. Sử dụng loại thức uống này thường xuyên có thể phòng ngừa ung thư, chống cao huyết áp, bảo vệ tim mạch và làm đẹp da khá hiệu quả.

Trà my xuất hiện trong các bài thuốc cổ truyền điều trị băng huyết, chảy máu cam, ho ra máu,… Loại cây này cũng khá hữu dụng trong việc giảm nhẹ các triệu chứng bỏng và các bệnh về da liễu.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn