Cách trồng cà tím hữu cơ tại nhà

Cách trồng cà tím

Cà tím là một trong những loại rau quả được sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Để trồng loại quả này cũng khá đơn giản mà bạn có thể trồng ngay tại nhà.

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về cách trồng cà tím trong thùng xốp tại nhà và cách chăm sóc và thu hoạch loại hoa quả này nhé!

#1 Giới thiệu về cà tím

Cà tím hay còn gọi là cà dái dê là một loài cây thuộc họ Cà có danh pháp khoa học là Solanum melongena. Cà tím có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka.

Cây cà tím

Quả cà tím có quả dạng trứng thuôn dài, kích thước khoảng 12–25cm dài và 6–9cm rộng với lớp vỏ màu tím sẫm. Một số thông tin thực vật về loài cà dái dê:

Tên khoa họcSolanum melongena
Tên thường gọiEggplant
Loài (species)S. melongena
Chi (genus)Solanum
Họ (familia)Solanaceae
Bộ (ordo)Solanales
Giới (regnum)Plantae
Loại thực vậtCây lâu năm

#2 Cách trồng cà tím

Trồng cà tím tại nhà không quá khó nhưng sẽ tốn thời gian của quý bà con vì loại cây này tương đối lâu cho thu hoạch hơn một số loại rau quả khác. Tuy nhiên khi đã cho quả thì cây cà tím sẽ cho thu hoạch rất lâu. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về cách trồng loài cà này:

Nhiệt độ15 – 30°C
Ánh sángTối thiểu 6-8 sáng mỗi ngày
Đất trồngĐất thịt nhẹ, nhiều mùn, thoát nước tốt
Độ pH đất5,5- 7,5
Nhu cầu nướcTrung bình
Phân bónPhân hữu cơ, phần giàu kali
Nhân GiốngGieo hạt
Sâu bệnhBệnh tuyến trùng rễ, Các loại sâu ăn lá, côn trùng chích hút quả

Chuẩn bị chậu trồng cà tím

Bà con có thể tận dụng các loại thùng chứa có trong nhà để trồng, nếu có điều kiện thì bà con mua các loại chậu trồng rau chuyên dụng hoặc thùng xốp. Tuy nhiên, chậu hoặc thùng xốp phải cao từ 20-25cm, rộng ít nhất 30cm và có đục lỗ thoát nước (vì cà tím là cây trồng lâu năm nên cần một không gian đất nhiều để cây phát triển tốt nhất).

Chuẩn bị đất trồng

Đất tơi xốp, giàu mùn và phân hữu cơ, thoát nước tốt là loại đất thích hợp để trồng cà tím tại nhà. Bạn có thể trộn đất thịt tại vườn với phân bò hoai mục, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa để có loại đất thích hợp với cây cà tím.

Với những bà con ở các khu đô thị không có các nguyên liệu để tự pha trộn thì có thể sử dụng loại đất trồng rau chuyên dụng của AZ Farming, bà con chỉ cần mua về và sử dụng mà không cần xử lý thêm gì rất tiện dụng.

Chuẩn bị hạt giống

Hạt giống cà tím bà con có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản gần nhà hoặc mua trực tuyến trên các sản thương mại điện tử.

trồng cà tím trong thúng chứa tại nhà

Tiến hành gieo trồng cà tím tại nhà

Để tăng tỷ lệ nảy mầm cho cho hạt thì bạn nên ngâm ủ hạt trước khi gieo. Hạt cà tím có vỏ khá cứng và dày nên trước khi gieo bạn ngâm hạt trong nước khoảng 24h. Sau đó vớt ra ngâm ở nước ấm có nhiệt độ khoảng 50 độ C trong vòng 1-2 tiếng.

Sau khi ngâm hạt thì có thể gieo vào khay ươm hoặc bầu ươm. Cho 2-3 hạt cà tím vào một lỗ khay ươm hay bầu ươm. Sau đó lấp 1 lớp đất mỏng và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

Khi hạt trong khay ươm nảy mầm và phát triển cây con có từ 5-6 lá thật thì có thể mang đi trồng vào chậu. Với kích thước chậu khoảng 30cm thì mỗi chậu bà con lựa một cây con khỏe mạnh để trồng. Sau khi trồng cây cà tím con vào chậu thì tưới nước cho cây và che phủ trong vòng 1 tuần.

#3 Cách chăm sóc cây cà tím

Vị trí đặt chậu: Cà tím là loại cây ưa ánh nắng mặt trời. Vì thế, bà con đặt chậu ở những nơi mà đảm bảo cây nhận được ít nhất 6 giờ ánh sáng mặt trời trực tiếp trong hầu hết các ngày nhé.

Tưới nước: tưới nước thường xuyên cho cây mỗi ngày nhưng phải chú ý không để đất bị ngập úng. Bạn nên sử dụng một số loại lớp phủ như (rơm rạ hoặc gỗ vụn) để che phủ đất và giữ ẩm cho đất tốt hơn.

Bón phân: sau khi trồng cây con vào chậu được 1 tuần, bạn nên tưới dung dịch trùn quế pha loãng để cây phát triển nhanh và khỏe. Sau đó thì định kỳ khoảng 10-15 ngày bà con bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân hữu cơ (phân bò hoai, phân trùn quế, phân đạm cá). Vào giai đoạn cây trổ bông và đậu quả thì bà con tưới thêm cho cây dịch chuối để cung cấp thêm kali cho cây đậu quả năng suất hơn nhé!

Cắt tỉa: thường xuyên loại bỏ các cành lá bị héo vàng và các lá ở dưới gốc để tạo độ thông thoáng cho cây, giúp cây hạn chế bị sâu bệnh.

Phòng trị sâu bệnh: cà tím rất dễ bị sâu bệnh tấn công đặc biệt là các loại con trùng chích hút, bệnh phấn trắng và tuyến trùng rễ. Với mục đích trồng hữu cơ thì bà con không thể sử dụng các loại thuốc hóa học chuyên dụng, vì thế biện pháp phòng bệnh ngay từ đầu là hữu hiệu nhất. Bà con có thể sử dụng loại chế phẩm sinh học phun định kỳ giúp phòng sâu bệnh côn trùng rất tốt.

#4 Cách thu hoạch cà tím

Thông thường thì sau khoảng 60-70 ngày trồng là bà con có thể thu cà tím hoạch đợt đầu tiên. Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào việc chăm sóc cây. Không nên thu hoạch lúc quả quá già bởi ăn sẽ không ngon. 

Sau khi mỗi vụ thu hoạch quả thì bà con bổ sung thêm một đất đất trồng và bón phân hữu cơ cho chậu cà tím để cây có đủ dinh dưỡng sinh trưởng và cho quả vào lần thu hoạch tiếp theo.

Trên đây là những chia sẻ về cách trồng cà tím tại nhà theo kinh nghiệm của AZ Farming, hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết cho quý bà con yêu thích trồng rau sạch tại nhà và những người yêu thích công việc làm vườn.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn