Cách chăm sóc trùn quế (ai cũng cần biết)

Cách chăm sóc trùn quế, các bệnh và sự cố thường gặp khi nuôi trùn quế

Trùn quế không bị các bệnh do vi sinh vật hay vi khuẩn gây ra, nhưng chúng thường bị một số loài động vật và côn trùng nhất định ăn thịt và gặp một số bệnh do điều kiện môi trường gây ra. 

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu tổng quan ngắn gọn về các loại bệnh, các loại thiên địch gây hại và một số vấn đề phổ biến thường gặp khi nuôi trùn quế.

#1 Các loại bệnh ở trùn quế

Bệnh no hơi: Do trùn ăn nhằm những loại thức ăn quá giàu “chất đạm”, Chất đạm tích tụ trong lớp đệm và tạo ra axit và khí khi nó phân hủy

Dấu hiệu nhận biết là sau khi cho ăn, trùn có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trường dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách xử lý tốt nhất khi phát hiện trường hợp này nên hốt hết phần phân lỡ cho ăn ra và tưới nước lên luống. 

Bệnh trúng khí độc: Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm cho khí CO2 chiếm lĩnh hết khe hở của chất nền, làm trùn chui lên trên lớp mặt. Thức ăn chứa nhiều thịt và nhiều chất béo có thể tạo ra điều kiện yếm khí.

Cách khắc phục: Dùng cuốc chĩa xới toàn bộ mặt luống và tưới nước.

#2 Một số loài côn trùng động vật thường ăn trùn quế

• Kiến: Những con côn trùng này là một vấn đề thường gặp khi nuôi trùn quế. Ngoài việc kiến cắn chết trùn thì nó còn tiêu thụ một lượng lớn thức ăn của những con giun. Kiến đặc biệt bị thu hút bởi đường và đồ ngọt, vì vậy tránh thức ăn ngọt trong luống giun sẽ làm giảm vấn đề này.

• Rết rệp: Những con côn trùng này thường ăn giun và kén giun. Rệp không sinh sôi nảy nở ở số lượng lớn trong các luống trùn quế và không gây nhiều thiệt hại nhưng bà con cũng cần chú ý đến chúng nhé!

• Chuột: các loại giun là thức ăn tự nhiên của chuột, vì vậy nếu chuột tiếp cận luống giun, chúng có thể sẽ gây thiệt hại lớn.

• Rắn mối, rắn: đây cũng là những loài rất thích ăn giun đất vì thế bạn cũng nên cẩn thận chú ý dấu hiệu xuất hiện của chúng bên trong trang trại của mình nhé!

• Các loại động vật nuôi: gà, vịt, ngỗng, ngang là những loại động vật ăn giun. Chuồng nuôi cần được bảo vệ khỏi các loại vật nuôi này.

#3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của trùn quế

• Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho trùn phát triển là từ 20 – 28 độ C. đối với những khu vực có mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống thấp, lúc này bà con cần có biện pháp xử lý như: che chắn kỹ, thắp đèn điện vào ban đêm hoặc dùng bao bố phủ lên trên bề mặt luống…

• Độ ẩm: Trung quế thở qua da do đó độ ẩm trong của chất nền là yếu tố rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi trùn, độ ẩm dưới 50% là nguy hiểm cho giun quế. Phạm vi độ ẩm lý tưởng cho trùn quế phát triển là trong khoảng 65 – 85%. 

• Ánh Nắng: Trùn rất sợ ánh nắng nên ta cần phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào chuồng làm cho trùn sợ và chui xuống phía dưới để sống.

• Không khí: Giun là loài thở oxy và không thể sống sót trong điều kiện yếm khí, khí Co2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của trùn nên ta phải chắc chắn rằng thức ăn của trùn phải sạch và không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho trùn.

• Độ pH: Trùn quế có thể tồn tại trong khoảng pH từ 5 đến 9, tuy nhiên chúng phát triển tốt ở mức pH trung tính (độ pH bằng 7 hoặc cao hơn một chút). Thông thường các luống nuôi giun quế có độ pH giảm dần theo thời gian nên bà con cần thường xuyên đo pH và có biện pháp xử lý kịp thời.

• Hàm lượng muối: trùn quế rất nhạy cảm với muối, chúng thích môi trường hàm lượng muối  thấp (nhỏ hơn 0,5%), vì thế khi sử dụng các nguyên liệu chứa nhiều muối làm thức ăn cho trùn quế thì bà con cần xử lý sạch muối trước nhé.

• Hàm lượng nước tiểu: các loại phân gia súc (bò, heo, lợn, thỏ…) thường chứa một lượng lớn nước tiểu của động vật, đặc biệt là ở các hầm xây bằng xi măng. Vì thế khi sử dụng nguồn vật liệu này làm thức ăn thì cần lọc và xử lý lượng nước tiểu này trước khi dùng làm thức ăn cho giun.

• Các thành phần độc hại khác: có nhiều loại hóa chất được dùng trong sinh hoạt hàng ngày có thể gây độc và chết trùn quế như: thuốc tẩy giun, chất tẩy rửa tẩy rửa hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu, chất tannin (có trong cây tuyết tùng và linh sam). Cần chú ý các loại hóa chất này, không được sử dụng trong trại nuôi trùn quế.

Trên đây mà những chia sẻ tổng quan về những loại bệnh thường gặp, những loại thiên địch gây hại cho trùn quế và những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của quá trình nuôi giun quế mà ai cũng cần biết khi bắt đầu hoạt động hay nghiên cứu về lĩnh vực nuôi giun. 

Hy vọng bài viết này của AZ Farming có thể giúp ích cho bà con đang có ý định tìm hiểu hoặc đang và sẽ nuôi trùn quế trong tương lai.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn