Thức ăn cho trùn quế (cách chuẩn bị và cách cho trùn quế ăn)

Thức ăn cho trùn quế

Trùn quế ăn gì?  là một trong những câu hỏi của nhiều bà con khi tìm hiểu về kỹ thuật nuôi trùn quế. Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết những vật liệu có thể làm thức ăn cho trùn quế và ưu nhược điểm của chúng.

#1 Trùn quế ăn gì?

Trùn quế ăn gì? các loại thức ăn của trùn quế

Trùn quế là loài ăn nhiều, trong điều kiện lý tưởng, chúng có thể tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn trọng lượng cơ thể của họ mỗi ngày, mặc dù nguyên tắc chung là nên cho giun quế ăn ½trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Giun quế gần như có thể tiêu thụ hầu hết mọi thứ hữu cơ, nhưng trong đó có một số loại thực phẩm mà chúng thích ăn hơn những loại khác. Phân chuồng là nguyên liệu phổ biến nhất để dùng làm thức ăn cho trùn quế. Ngoài ra giun quế có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như, rác thải hữu cơ (rau củ quả, lá cây, phế phẩm nông nghiệp…), các vật liệu nâu (giấy, báo, bìa carton..).

#2 Những vật liệu làm thức ăn cho trùn quế

Phân gia súc (bò, dê, lợn…)

Ưu điểm: là giàu dinh có nguồn gốc tự nhiên, 
Nhược điểm: là chúng có thể mang hạt cỏ dại gây ảnh hưởng đến chất phượng phân trùn quế.

Phân gia cầm

Ưu điểm: có hàm lượng Nitơ cao, giàu dinh dưỡng là một sản phẩm có giá trị. 
Nhược điểm: lượng protein cao có thể gây nguy hiểm cho trùn quế, vì vậy cần được cho ăn với lượng vừa phải.

Phân thỏ

Ưu điểm: có hàm lượng Nitơ cao, chỉ đứng sau phân gia cầm, chứa hỗn hợp giàu vitamin & khoáng chất, đây là thức ăn lý tưởng dành cho giun.
Nhược điểm: phân thường chứa hàm lượng nước tiểu cao, điều này có thể gây nóng cho trùn quế nếu số phân nhiều. Vì thế, đối với loại phân thỏ này cần phải được lọc trước sử dụng.

Rác thải hữu cơ (rau củ quả, thức ăn thừa)

Ưu điểm: giàu dinh dưỡng, giúp giữ độ ẩm cao.
Nhược điểm: nếu rác thải có chứa nhiều thịt và nhiều chất béo có thể tạo ra điều kiện yếm khí và mùi thu hút sâu bệnh vào chuồng nuôi.

Rong biển

Ưu điểm: Dinh dưỡng tốt, có nhiều vi chất dinh dưỡng và vi sinh có lợi.
Nhược điểm: phải đảm bảo rửa sạch muối trước khi cho trùn quế ăn.

Lục bình

Lợi ích của việc nuôi trùn quế bằng lục bình là nguyên liệu dồi dào, rẻ tiền, giữ ẩm tốt, lục bình có hình ống là nơi trú ẩn lý tưởng cho giun quế

Bột ngũ cốc

Các loại bột gạo, bột bắp … cũng có thể sử dụng để chế biến thức ăn cho trùn quế với tỉ lệ nhất định trong công thức khi ủ thức ăn cho giun quế.

Vật liệu nâu

Chúng bao gồm rơm, rạ khô, giấy báo, bìa cứng, giấy carton… trùn quế có thể tiêu hóa các loại vật liệu này, bạn cần ngâm nước nhũng trước khi cho ăn.

#3 Thức ăn tốt nhất cho trùn quế nuôi thương mại

Đối với hoạt động nuôi trùn quế quy mô lớn, những trang trại thương mại thì thức ăn cho trùn quế là yếu tố quan trọng để việc nuôi giun quế đạt hiệu quả cao nhất.

Dưới đây là công thức chuẩn bị thức ăn cho giun quế được xem là tối ưu đảm bảo các tiêu chí về dinh dưỡng cho giun.

• Phân chuồng: 1 tấn ( có thể dùng phân bò, phân lợn, phân gà, phân trâu, phân ngựa) chiếm khoảng 50%

• Nguyên liệu xanh (rau xanh, lục bình, lá cây, cỏ…): 500 – 700kg, khoảng 25 – 30%

• Nguyên liệu nâu (rơm rạ, bã mía, mùn cưa, giấy báo, giấy carton…): 300 – 400kg, khoảng 20 – 25%

• Cám gạo, cám ngô: 30kg

#4 Cách ủ thức ăn cho giun quế

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để làm thức ăn cho trùn quế thì bà con cần xử lý chúng (ủ hoai) để biến chúng thành loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn mà giun quế có thể dễ dàng tiêu thụ một cách hiệu quả nhất. 

Trước khi ủ thức ăn bà con cần chuẩn bị:
• Chế phẩm EMGRO – men vi sinh EM gốc: 1 lít
• Chế phẩm sinh học EMZEO: 3 gói 200gr
• 
Mật rỉ đường: 5 lít

 Cách ủ thức ăn của giun quế như sau:

Bước 1: Pha chế phẩm EM thứ cấp

Pha 1 lít EMGRO + 5 lít mật rỉ + 95 lít nước sạch + 2kg cám gạo cho vào thùng khuấy đều vặn chặt, đậy kín để 5 – 7 ngày trước khi sử dụng.

Bước 2: Thực hiện ủ thức ăn giun quế

Trộn đều cám gạo, cám ngô với 3 gói chế phẩm EM (EMZEO) 200gr

Rải một lớp rơm rạ, rau xanh, lục bình, lá cây … với chiều dày 7 – 10 cm

Tưới men vi sinh đã sinh khối ở bước 1, rắc bột cám gạo đã trộn men lên trên bề mặt

Rắc phân bò lên trên bề mặt với chiều dày 5 – 7cm. Tưới nước men vi sinh và bột cám gạo trộn chế phẩm EMZEO

Cứ tiếp tục làm tuần tự khi hết nguyên liệu

Đảo đều đống ủ và bổ sung thêm nước sạch cho đạt độ ẩm ủ 50% ( nắm nhẹ khi có nước rỉ qua kẽ ngón tay)

Đánh đống ủ và dùng bạt để che đậy đống ủ

Định kỳ 7 – 10 ngày đảo trộn 1 lần

Thời gian ủ
 Đối với phân bò 3 – 4 tuần là sử dụng được
Phân lợn, phân dê thời gian ủ 4 – 5 tuần
Phân gà, vịt … thời gian ủ lâu hơn: từ 5 – 6 tuần

#5 Một số lưu ý khi chuẩn bị thức ăn cho trùn quế

Không nên cho trùn quế ăn các loại rau củ quả có vị cay, đắng, chua chát và có chất độc (lá xoan, lá lim, vỏ sắn,…). 

Đối với phân gia súc, nên loại bớt nước tiểu do trong nước tiểu hàm lượng axit uric cao, không thích hợp với giun.

Không cho trùn quế ăn các loại phế thải hữu cơ có mùi hôi thối, nhiều ruồi nhặng.

Không cho giun ăn các loại thức ăn đóng tảng chặt (phải làm tơi xốp), vì giun khó hoạt động và không ăn được thức ăn.

Các nguyên liệu làm thức ăn cho giun quế nên được trộn lẫn với nhau và ủ cho hoai rồi mới cho giun ăn, như vậy sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.

Việc ủ thức ăn trước giúp giun quế dễ hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, tiêu hóa tốt, nhanh lớn, ít bệnh, đẻ trứng nhiều.

#6 Cách cho trùn quế ăn

Kỹ thuật cho giun quê ăn nổi

Kỹ thuật cho trùn quế ăn nổi

thường sử dụng cho mục đích nuôi giun quế giống (thu hoạch sinh khối trùn quế hoặc trùn thương phẩm)

Cách cho ăn: Trải đều thức ăn một lớp mỏng cho trùn quế thành từng luống, có chiều rộng khoảng 15 – 20cm. Mỗi luống cách nhau 20cm

Cho ăn nổi phải cho trùn ăn thường xuyên, định kỳ 2 – 3 ngày phải cho trùn ăn 1 lần, chú ý khi thấy lượng thức ăn cũ đã hết thì mới tưới thức ăn mới nhé!

Kỹ thuật cho giun quê ăn chìm

Kỹ thuật cho trùn quê ăn chìm

thường sử dụng cho mục đích sản xuất phân trùn quế hoặc khi luống trùn quế hoặc nhân sinh khối trùn quế.

Cách cho ăn: Chia sinh khối thành các hàng có chiều rộng là 25cm, chừa các rãnh có chiều rộng khoảng 15 – 17cm để đổ thức ăn. Đổ phân đã xử lý vào các rãnh sao cho bằng với độ dày của sinh khối.

Nếu thấy luống sinh khối hoặc luống phân trùn quế khô quá thì bà con nên pha thật loãng thức ăn với một ít nước sạch. 

Với cách cho ăn này thì cứ 1 tháng mới phải cho trùn ăn một lần hoặc khi thấy thức ăn trong luống đã hết.

Trên đây là những chia sẻ của AZ Farming về một số kiến thức cơ bản tổng quan nhất về thức ăn của trùn quế, trùn quế ăn gì, cách xử lý thức ăn và cách cho trùn quế ăn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bà con trong việc tìm hiểu kỹ thuật nuôi trùn quế.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn