Nuôi trùn quế để làm gì? là một câu hỏi thường xuyên mà AZ Farming nhận được từ những bà con mới bắt đầu tìm hiểu về cách nuôi trùn quế.
Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu về những công dụng và lợi ích của trùn quế trong hoạt động nông nghiệp và tiềm năng của một trang trại trùn quế nhé!
#1 Trùn quế để làm gì?
Trùn quế đã được nuôi ở Việt Nam từ rất lâu, tuy nhiên đối với việc nuôi ở quy mô lớn dùng để sản xuất những sản phẩm mang tính thương mại thì chỉ xuất hiện cách nay hơn 10 năm.
Vậy ngày nay, bà con có thể nuôi trùn quế để làm gì? để mang lại hiệu cả và lợi nhuận cao trong hoạt động nuôi loại giun này. Dưới đây là một số gợi ý về cách sử dụng trùn quế trong hoạt động nông nghiệp
Sản xuất bột trùn quế

Bột trùn quế là sản phẩm được sản xuất từ những con giun trưởng thành được sấy khô và say thành bột cùng với một số chất phụ phẩm khác. Loại sản phẩm này có thể ứng dụng làm thức ăn cho vật nuôi.
Bột trùn có công dụng làm tăng khả năng tăng trưởng, phát triển cơ, tăng trọng, bồi đắp lượng Protein và Acid amin thiếu hụt, tăng cường khả năng tình dục, ngon miệng và làm cho thức ăn có vẻ hấp dẫn và lôi cuốn hơn đối với vật nuôi.
Bột giun quế có thể sử dụng làm thức ăn cho nhiều loại vật nuôi khác nhau như: cá, ếch, tôm, cua, chim, cá cảnh, vật nuôi kiểng, gia súc, gia cầm, thú nuôi khác ( cừu, dê, ngựa…).
Sản xuất trùn quế đông lạnh

Đây là sản phẩm mới, được sản xuất từ việc đông lạnh những con trùn quế trưởng thành. Sản phẩm này dùng để làm thức ăn tăng cường đạm cho các loài thủy hải sản: tôm sú, tôm càng xanh, cá…
Ưu điểm của trùn quế đông lạnh: dễ dàng vận chuyển, bảo quản, cho ăn… đặc biệt đảm bảo an toàn cho nguồn nước ao hồ từ những phần cặn bã hoặc dư thừa của thức ăn.
Cách dùng: Khi cần cho ăn, chỉ việc dùng dao rạch bỏ bao nilon và thả xuống ao nuôi tôm, cá chúng sẽ từ từ rã ra và chắc rằng sẽ được sử dụng đến 98%.
Sản xuất phân trùn quế
Hàm lượng N-P-K, Ca và các chất khoáng vi lượng phân giun cao gấp 2-3 lần phân vật nuôi ăn cỏ. Gấp 1,5-2 lần phân động vật ăn tinh bột. Không những thế phân giun quế còn không có mùi hôi thối như phân động vật. Đặc biệt là các khoáng chất này lại được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp; không như những loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ.

Có lẽ đây là ứng dụng phổ biến nhất mà mà mọi người thường nghe nhất về loài trùn quế. Sản phẩm phân bón từ giun quế có 3 loại phổ biến là dịch trùn quế, phân trùn quế và phân trùn quế viên nén.
Phân trùn chứa đựng một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh học, chứa rất nhiều Axit Amin như. Tyrosine, Arginine, Cysteine, Methionine, Histidine. Do đó phân trùn không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng cải tạo đất và còn có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ.
Nuôi trùn quế làm thức ăn cho vật nuôi
Có lẽ ai cũng biết giun đất là loài thức ăn ưa thích và phổ biến của các loại vật nuôi như vịt, gà, ngỗng, ngan, chim cảnh, các loại cá… Chỉ cần nuôi với quy mô nhỏ tại nhà bà con có thể vừa để xử lý chất thải sinh hoạt hàng ngày, vừa có nguồn nguyên liệu giàu đạm và dinh dưỡng làm thức ăn cho vật nuôi.
Giải quyết xử lý chất thải
Tác dụng phân giải hữu cơ của giun quế chỉ đứng sau các vi sinh vật. Một tấn giun quế tiêu hủy được tới 80 tấn rác hữu cơ. Hoặc 50 tấn phân vật nuôi trong khoảng thời gian 03 tháng. Việc nuôi trùn quế cũng có tác dụng như một biện pháp xử lý chất thải hữu cơ sinh hoạt.
Nếu áp dụng kỹ thuật nuôi trùn quế đúng cách thì từ 45.000 tấn phế thải, bà con có thể sản xuất được 2.000 tấn giun quế sấy khô, 15.000 tấn phân giun.
Trùn quế giúp cải tạo chất lượng đất
Đây là điều mà chắc hẳn một người làm vườn hay một nông dân nào cũng có thể nhận ra, những khu vực đất có giun quế sống thì nơi đó đất tơi xốp màu mỡ, trồng cây gì cũng xanh tươi cho năng xuất cao.
Giun quế sinh sống dưới đất, chúng đào hang điều này giúp cấu trúc đất tơi xốp và tạo điều kiện cho các sinh vật trong đất phát triển mạnh. Bên cạnh đó giun quế sống trong đất cũng thải ra phân quế giàu dinh dưỡng và chứa nhiều loại acid amin rất tốt cho cây trồng.
Tròn các khu vườn rau tại nhà, chỉ cần bạn bổ sung vài kg giun quế vào đất để chúng tự sinh sống thì sau một thời gian đất trồng sẽ trở nên tơi xốp và giàu dinh dưỡng mà không cần bón quá nhiều các loại phân hóa học.
#2 Một số công dụng khác của trùn quế
Ứng dụng trùn quế trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã sử dụng giun quế để làm thuốc. Dùng chữa các bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn, sốt rét, thấp khớp, đậu mùa, thương hàn, gãy tay chân v..v…. Loại axit amin Tyrosine có trong giun quế có thể tăng tuần hoàn máu ngoại vi của bề mặt cơ thể. Tăng tản nhiệt, nó có tác dụng giải nhiệt và hạ sốt
Ứng dụng trùn quế trong ngành mỹ phẩm
Giun quế có hàm lượng Protein và đạm cao, giàu nguyên tố vi lượng tương tự thịt thỏ, ít chất béo. Trong giun quế chiếm 8 loại Axit Amin cần thiết cho con người. Hàm lượng Vitamin B1, B2 trong giun quế gấp 10 lần khô đậu tương, gấp 14 lần bột cá. Với sự phong phú về Vitamin A, E, C và các vi lượng khoáng chất tốt cho sức khỏe của con người.
Ứng dụng trùn quế để đánh giá chất lượng thổ nhưỡng
Dùng kính hiển vi điện tử quan sát tình trạng sưng tấy, nổi u của giun: Các tế bào thượng bì của niêm mạc đường ruột co lại hoặc bị lở loét xuất huyết… Có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại của môi trường vùng đất mà giun sống.
Trên đây là lợi ích của việc nuôi giun quế và cũng chính là đáp án cho câu hỏi trùn quế để làm gì mà nhiều bà con thắc mắc. Loại côn trùng thân trơn này được xem mà một trong những loại sinh vật có nhiều lợi nhất cho hệ sinh thái tự nhiên và nay chúng còn có ích cho con người chúng ta.
Tổng hợp kiến thức nuôi trùn quế từ A đến Z
- Kỹ thuật nuôi trùn quế (hướng dẫn chi tiết)
- Mô hình nuôi trùn quế phổ biến nhất hiện nay
- Sinh khối trùn quế (cách chọn sinh khối trùn giống tốt)
- Trùn quế giống (tiêu chí chọn mua giống trùn quế tốt)
- Thức ăn cho trùn quế (cách chuẩn bị và cách cho trùn quế ăn)
- Cách chăm sóc trùn quế (ai cũng cần biết)
- Cách nuôi trùn quế trong thùng xốp tại nhà

Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.
Ok bạn tôi cũng vậy
Thanh bạn ạ!