5 Mô hình nuôi trùn quế phổ biến nhất hiện nay

Những mô hình nuôi trùn quế phổ biến ở Việt Nam

Mô hình nuôi trùn quế là cách thiết kế chuồng nuôi hay các vật dụng khác nhau nhằm mục đích nuôi giun quế sao cho phù hợp với từng nhu cầu, vị trí và điều kiện của mỗi người.

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về 5 mô hình nuôi trùn quế phổ biến nhất ở nước ta nhé.

#1 Mô hình nuôi trùn quế kiểu trang trại kiên cố

Đây là mô hình xây dựng chuồng trại chắc chắn với nhu cầu nuôi số lượng lớn với quy mô thương mại và lâu dài. Tùy vào điều kiện mà bà con có thể đầu tư theo nhu cầu của mình và có thể mở rộng khi cần thiết.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi trùn quế thương mại

Ưu điểm:
• Sản xuất với số lượng lớn
• Ít bị các sự cố do mưa bão hay gió lớn gây ra
• Đầu tư một lần và sử dụng trong lâu dài
• Tạo ra môi trường thích hợp cho sự phát triển của trùn quế
• Có thể mở rộng quy mô khi cần thiết

Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu lớn không thích hợp với những người mới bắt đầu tìm hiểu và cách nuôi trùn quế.

#2 Mô hình nuôi trùn quế trong vườn cao su

Đây là mô hình nuôi giun quế phổ biến và thường thấy ở các tỉnh thành miền Nam, đặc biệt là ở những vùng trồng được cây cao su. Với mô hình này có nhiều ưu điểm để bà con bắt đầu với chi phí thấp. Tròn mô hình này thì thường các chuồng trùn quế được làm phổ biến bằng bạc.

Trang trại nuôi trùn quế trong vườn cao su

Ưu điểm:
• Chi phí thấp, thích hợp cho bà con ít vốn hay người mới bắt đầu.
• Chuồng giun được làm dưới những hàng cao su nền luôn có bóng râm, độ ẩm ổn định và nhiệt độ mát mẻ (đây là những điều kiện lý tưởng để trùn quế phát triển mạnh).
• Chuồng giun thường được làm bằng bạc và buộc vào các gốc cao su nên rất đơn giản, dễ làm, ít chi phí.
• Có thể mở rộng quy mô khi có nhu cầu một cách linh hoạt.

Nhược điểm:
• Vì chuồng làm bằng bạc nên mau bị mục và cần thay hay làm lại chuồng mới sau 1-2 năm sử dụng.
• Có nhiều rủi ro chuồng bị hư hại do các cành cây cao su đổ gãy rơi xuống chuồng.
Nếu vườn cao su bị ngập nước khi mưa thì cũng gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình nuôi trùn quế.

#3 mô hình nuôi giun cạnh tường rào

Đây là mô hình kiên cố hơn nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí do tận dụng được bờ tường bao. Với mô hình nuôi trùn quế này thì bà con chỉ cần xây một dãy hàng gạch sang song vời bờ tường để tạo thành luống nuôi.  Phần mái bên trên có thể dùng bạt hoặc Ploximăng (tránh dùng tôn sắt vì loại tôn sắt làm tăng nhiệt độ ảnh hưởng đến giun).

Mô hình nuôi trùn quế cạnh tường rào

Nếu xung quanh tường rào không có cây cối thì bà con nên trồng thêm cây cối hoặc làm một giàn bầu bí mướp…phía trên để có bóng mát che cho luống giun bên dưới, như vậy sẽ tốt hơn cho trùn quế.

Ưu điểm:
• Chuồng nuôi kiên cố nhưng chi phí đầu tư thấp.
• Có thể bắt đầu ngay một cách dễ dàng vì tường rào đã có sẵn.

Nhược điểm: không thể mở rộng quy mô khi có nhu cầu.

#4 Mô hình nuôi trùn quế theo tầng

Đây là mô hình nuôi trùn quế giúp gia tăng số lượng thành phẩm trên cùng một đơn vị diện tích bằng cách nhân đôi luống giun theo chiều cao (giống như giường tầng). Mô hình này thích hợp cho các trại có diện tích nhỏ.

Với mô hình này, bà con có thể lựa chọn nhiều chất liệu khác nhau tùy theo điều kiện sẵn có của bà con. Giàn khung có thể làm bằng tre, gỗ hay sắt. Còn các luống giun có thể làm bằng gỗ hay bằng bạc. 

Mô hình nuôi trùn quế dạng tầng

Khi thiết kế mô hình nuôi trùn quế theo tầng, bà con cần cân nhắc tính toán chiều cao của giàn sao cho thuận tiện cho việc cho trùn quế ăn và thu hoạch sau này, không nên thiết kế quá cao gây bất tiện nhé!

Ưu điểm:
• Sản xuất được nhiều hơn trên cùng một đơn vị diện tích so với các mô hình khác
• Thích hợp với những bà con có khu vườn nhỏ

Nhược điểm: Có chút bất tiện trong việc cho giun ăn, chăm sóc và thu hoạch giun quế

#5 Mô hình nuôi trùn quế trong thùng chứa

Đây là mô hình nuôi trùn quế với quy mô nhỏ tại nhà với nhu cầu sử dụng tại gia chứ không phải nuôi thương mại. Đây là cách nuôi khá đơn giản và rất ít chi phí với nhiều loại vật liệu trùng chứa khác nhau mà bà con tìm thấy tại nhà như (thùng xốp, thùng sơn, thau chậu….)

Mô hình nuôi trùn quế trong thùng chứa

Ưu điểm:
• Đơn giản dễ thực hiện, tốt ít chi phí.
• Phù hợp với người mới bắt đầu học cách nuôi giun quế.
• Giúp xử lý các chất thải hữu cơ trong sinh hoạt hằng ngày
• Dễ di chuyển khi cần thiết.

Nhược điểm:
• Nuôi trùn quế trong thùng xốp tốn công chăm ѕóc hơn các mô hình khác vì giun dễ thiếu oxy, khó hít thở không khí (vì không gian nuôi nhỏ hẹp)
• Chỉ với quy mô nhỏ, khó có thể mở rộng khi có nhu cầu

Trên đây là chia sẻ của Az Farming về 5 mô hình nuôi trùn quế phổ biến nhất ở Việt Nam, bà con có thể tham khảo và lựa chọn một mô hình nuôi phù hợp với mình dựa vào các tiêu chí: nhu cầu sản xuất, chi phí đầu tư, vị trí và địa hình đất hiện có…

Hy vọng bài viết sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho bà con có mong muốn tìm hiểu về hoạt động nuôi giun quế hiện tại và trong trương lai.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn