Độ pH dung dịch thủy canh tối ưu cho cây trồng

Độ pH của dung dịch thủy canh

Mức độ pH dung dịch thủy canh trong các hệ thống có quy mô nhỏ thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, bỏ qua việc kiểm soát độ pH có thể gây nguy hiểm cho cây trồng, đặc biệt là những giống cây trồng ưa thích môi trường có độ kiềm cao.

Độ pH dung dịch dinh dưỡng là một trong những yếu tố chính trong việc xác định tốc độ hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng.

Độ pH quá cao sẽ khiến khả năng hấp thụ một số nguyên tố dinh dưỡng của cây trồng giảm đi. Thông thường, dấu hiệu đầu tiên cho thấy độ pH đã vượt ra khỏi phạm vi là lá cây hơi tái đi hoặc vàng ở những tán lá non…

Nhiều người trồng thiếu kinh nghiệm có xu hướng hiểu sai điều này, vì thế việc kiểm tra nhanh độ pH luôn là việc làm cần thiết khi canh tác thủy canh.

#1 Độ pH là gì?

Nói một cách đơn giản nhất, độ pH là thước đo độ axit hoặc độ kiềm của dung dịch. Các thang đo pH là logarit (có nghĩa là độ pH 4 là có tính axit hơn 10 lần so với độ pH từ 5, nhưng cao hơn đến 100 lần so với độ pH 6). Với độ pH 7 được gọi là độ pH trung tính, giá trị pH dưới 7 có tính axit và những chất trên là kiềm (hoặc bazơ).

độ pH của dung dịch thủy canh là gì

Cây trồng trong hệ thống thủy canh có độ pH tối ưu khác so với cây trồng trong đất, vì vậy những người làm vườn thủy canh cần phải cẩn thận không áp dụng các khuyến nghị về độ pH cho cây trồng trong đất cho những loại cây họ sản xuất trong hệ thống thủy canh.

#2 Một dung dịch thủy canh tốt cho cây trồng là như thế nào?

Điều quan trọng nhất là cung cấp một môi trường thuận lợi và đủ dinh dưỡng cho cây trồng. Bằng cách chú ý đến các chất dinh dưỡng khác nhau mà cây trồng cần, người ta có thể đảm bảo cung cấp chúng.

lựa chọn dung dịch thủy canh theo phong cách của bạn

Trong khi đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết đầy đủ cho cây trồng, Những người làm vườn có xu hướng quên một điều quan trọng – độ PH. Đúng hơn là duy trì PH ở mức thích hợp để cây trồng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tối ưu nhất.

Kết luận: một dung dịch thủy canh tốt cho cây trồng phải đảm bảo cả hai yếu tố: cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và đảm bảo độ pH trong pham vị thích hợp nhất để cây trồng có thể hấp thụ tối đa nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng của chúng.

#3 Độ pH thích hợp cho cây trồng thủy canh

Đối với hầu hết các loại cây trồng thủy canh được trồng phổ biến , khoảng pH tối ưu là từ 5,5 đến 6,5. Người làm vườn chuyên nghiệp với quy mô thương mại thường sử dụng phạm vi hẹp hơn từ 5,8 đến 6 cho hầu hết các loại cây trồng.

độ pH thích hợp cho cây trồng thủy canh

Phạm vi pH có tính axit tối ưu cho cây trồng thủy canh là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ hòa tan và khả năng hấp thụ của một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Nếu độ pH tăng quá cao (quá 7), việc hấp thụ một số chất dinh dưỡng của cây sẽ kém hiệu quả hơn. Ví dụ, thực vật có thể bị thiếu sắt khi môi trường có độ pH cao, ngay cả khi bạn cung cấp đủ sắt trong dung dịch dinh dưỡng.

Canxi cũng bị ảnh hưởng bởi độ pH cao, tạo thành các muối không hòa tan kết tủa ra khỏi dung dịch dinh dưỡng tạo thành cặn màu trắng trên thành bể chứa.

Qua hai ví dụ trên, bạn nhận thấy việc duy trì độ pH của dung dịch dinh dưỡng thủy canh ổn định trong phạm vi phù hợp với cây trồng của bạn là cực kỳ quan trọng và cần thiết nếu muốn đạt hiệu quả cao trong canh tác thủy canh.

#4 Nguyên nhân gây ra biến động độ pH dung dịch thủy canh?

Trong quá trình cây trồng hấp thụ các ion dinh dưỡng từ dung dịch, độ pH dung dịch sẽ tăng hoặc giảm theo thời gian. Thông thường độ pH dung dịch dinh dưỡng thường sẽ giảm dần trong vài ngày đầu sau khi trồng cây, sau đó độ pH sẽ tăng lên đều đặn theo thời gian.

cách tự pha chế dung dịch thủy canh tại nhà

Sự biến động của độ pH này là do cây trồng có sự hấp thụ của các ion từ dung dịch khác nhau giữa các loại cây và giữa các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Trong quá trình này cây trồng sẽ giải phóng các ion hydro (H +) hoặc hydroxyl (OH-) từ hệ thống rễ.

Ví dụ: Khi các ion dương như cation Ca 2 +, K +, Mg 2 + bị bị cây trồng hấp thụ khỏi dung dịch, các ion hydro (H +) được giải phóng và điều này làm giảm độ pH của dung dịch.

Khi cây trồng bắt đầu giai đoạn tăng trưởng mạnh, các anion như NO 3 sẽ được cây hấp thụ, trong quá trình này sẽ giải phóng các ion hydroxyl (OH-) dẫn đến độ pH của dung dịch tăng lên.

Trên đây là một số ví dụ cho chất nguyên nhân có sự thay đổi độ pH của dung dịch thủy canh. Thông thường, khi một khu vườn thủy canh đã phát triển ổn định sẽ có xu hướng tăng dần độ pH theo thời gian. 

Vì thế, người làm vườn cần phải thường xuyên kiểm đo độ pH và có những biện pháp xử lý để đảm bảo phạm vi pH của dung dịch luôn trong mức cho phép, từ đó giúp cây trồng phát triển tối ưu nhất.

#5 Cách kiểm tra độ PH dung dịch thủy canh

Bước đầu tiên để duy trì độ PH trong hệ thống thủy canh là theo dõi độ PH dung dịch định kỳ và thường xuyên. Có nhiều cách để kiểm tra nhanh độ pH, dưới đây là 3 cánh phổ biến nhất bạn có thể tham khảo.

1. Kiểm tra bằng giấy quỳ

Cách này khá quen thuộc và chắc hẳn nhiều người đã từng sử dụng cách này trong các thí nghiệm khi còn đi học. 

Đây là cách đo độ pH khá tiết kiệm chi phí. Có thể kiểm độ PH của bất kỳ dung dịch nào bằng cách nhúng một dải giấy quỳ vào dung dịch đó. Bạn có thể biết độ axit bằng cách so sánh màu biến đổi của giấy quỳ với biểu đồ màu PH chuẩn. 

Đây là một cách dễ dàng và nhanh chóng để kiểm tra mức độ pH của dung dịch thủy canh, tuy nhiên chính xác của phương pháp này tương đối.

2. Kiểm tra bằng bộ dụng cụ chất lỏng

Đây là phương pháp dùng những chất lỏng nhạy cảm với độ pH. Bạn chỉ cần thêm một vài giọt dung dịch thử vào một mẫu nhỏ dung dịch dinh dưỡng thủy canh của bạn và xem sự thay đổi màu sắc của chúng.

Đây là cách được tin tưởng hơn giấy quỳ vì độ chính xác cao hơn. Nhược điểm là chúng đắt hơn một chút so với giấy quỳ. Đây là phương pháp thử nghiệm phổ biến nhất trong số những người yêu thích hệ thống Thủy canh.

3. Kiểm tra bằng máy đo PH điện tử

Phương pháp này cho kết quả rất chính xác, là một phương pháp kiểm tra PH công nghệ cao nhất. Trên bảng điều khiển của thiết bị, số PH sẽ được hiển thị. Vì vậy, không giống như 2 phương pháp trước, bạn không cần phải so sánh màu với bản đồ màu pH chuẩn.

Bạn có nhiều lựa chọn về hình dạng, kích thước, giá cả… để chọn mua một máy đo PH điện tử cho riêng mình. Cho đến nay, được sử dụng rộng rãi nhất là loại bút PH. Nhược điểm là chúng cần được hiệu chuẩn trước khi đo để đảm bảo độ chính xác và chúng cũng rất dễ bị hỏng.

#6 Các cách tăng giảm độ pH của dung dịch thủy canh

Độ pH của dung dịch dinh dưỡng có thể được điều chỉnh dễ dàng với việc sử dụng các sản phẩm chuyên dụng để tăng và giảm độ pH. Chúng được thiết kế đặc biệt và rất dễ dàng để sử dụng.

Có một số lựa chọn để bạn có thể điều chỉnh độ pH của dung dịch dinh dưỡng thủy canh của mình. Bạn có thể dùng axit photphoric và kali hydroxit để tăng và giảm độ pH tương ứng. Các lựa chọn khác để giảm độ pH là axit xitric, axit nitric và axit sulfuric…

Để giảm pH

Để giảm pH dung dịch thủy canh, người ta thường dùng đến 5 loại axit như: Axit nitric, axit photphoric, axit axetic, axit sunfuric,  axit citric

cách tăng giảm độ pH của dung dịch thủy canh

Axit nitric và axit photphoric: Đây là 2 axit phổ biến và được sử dụng nhiều để giảm nồng độ PH trong thủy canh.  

 Axit nitric ưa thích hơn khi sử dụng nước với nồng độ canxi cao bởi vì axit photphoric cần được điều chỉnh pH nhiều hơn. Nếu rất ít canxi có trong nước thì rất ít axit cần làm giảm độ pH của nước. Vì vậy, cần phân tích nước để xác định axit phù hợp.

Axit axetic được coi là axit an toàn nhất để làm giảm độ pH. Vì không mạnh như các axit khác nên chúng sẽ cần nhiều khối lượng hơn để giảm pH trong nước thủy canh.

Ngoài ra, axit sunfuric,  axit citric cùng là 2 axit được sử dụng để làm giảm độ pH.

Khi sử dụng các loại axit và trộn lẫn với nước, bà con cũng cần lưu ý như: Luôn luôn thêm axit vào nước, tuyệt đối không được thêm axit vào thùng chứa trước, sau đó mới thêm nước.

Để tăng độ pH

Potassium hydroxide (KOH) là chất phổ biến nhất khi muốn tăng pH dung dịch dinh dưỡng thủy canh. Bên cạnh đó, bà con cũng có thể sử dụng một số chất khác như: natri hydroxide (NaOH) và bicarbonate của soda hoặc baking soda (NaHCO3).

Cả KOH và NaOH có thể gây bỏng da nếu như không rửa sạch ngay lập tức nên sử dụng baking soda là an toàn nhất. KOH có sẵn ở dạng viên nên việc xử lý sản phẩm sẽ an toàn và dễ dàng hơn NaOH.

#7 Độ pH các hệ thống thủy canh khác nhau

Với hệ thống thủy canh tuần hoàn như kỹ thuật màng dinh dưỡng (NTF), việc kiểm tra pH rất đơn giản vì dung dịch trong bể chứa tiếp xúc trực tiếp với rễ.

Nhưng đối với các hệ thống dựa trên giá thể, thường được tưới nhỏ giọt và trong các hệ thống này dung dịch dinh dưỡng có thể không được tuần hoàn, việc kiểm soát độ pH sẽ phức tạp hơn một chút.

Đối với các loại hệ thống này, độ pH hay các chỉ số khác ( EC / TDS) cần được đo cả ở bể chứa dung dịch dinh dưỡng và trong dung dịch thoát ra từ ống dẫn, túi hoặc giá thể chứa cây. (đây được gọi là dung dịch rỉ)

Việc điều chỉnh độ pH tại bể chứa dung dịch dinh dưỡng cần phải dựa trên độ pH đo được trong dung dịch rỉ thoát ra từ hệ thống đến rễ của cây.

Ví dụ: nếu độ pH là 6,9 trong dung dịch rỉ  và 6,2 trong dung dịch trong bể chứa, thì độ pH của dung dịch trong bể chứa phải được giảm xuống đến điểm mà dung dịch rỉ bắt đầu giảm xuống 5,8 đến 6 vì đây là độ pH mà cây trồng nhận được trực tiếp từ hệ thống thủy canh.

Phần kết

♦ Giữ độ pH dung dịch thủy canh của khu vườn của bạn trong phạm vi thích hợp có nghĩa là tạo ra một môi trường thuận lợi nhất để cây trồng của bạn hấp thụ tốt nhất các ion của chất dinh dưỡng thiết yếu để tăng trưởng tốt và cho năng suất tối ưu.

 Việc đo và điều chỉnh độ pH dung dịch thủy canh khá dễ dàng nhanh chóng và đơn giản. Có rất nhiều công cụ kiểm tra độ pH và các sản phẩm giúp tăng giảm độ pH được bán trên thị trường. 

 Bạn nên chọn những nhà cung cấp uy tín, có chuyên môn về lĩnh vực thủy canh để có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích về những sản phẩm phù hợp nhất cho hệ thống thủy canh của bạn và điều kiện thực tế của bạn.

Đóng Góp Ý Kiến Của Bạn