Thủy canh là một phương pháp canh tác phát triển mạnh mẽ để trồng các loại rau củ quả tại nhà. Những người mới bắt đầu trồng rau thủy canh thường băn khoăn không biết đâu là loại cây trồng thủy canh tốt nhất để bắt đầu, loại cây nào dễ trồng và sẽ mang lại sản lượng tốt nhất.
Không phải loại cây nào cũng phát triển mạnh trong môi trường thủy canh, nhưng nhiều loại rau thì rất phù với phương pháp này. Vì vậy, danh sách những loại cây trồng thủy canh phổ biến nhất, dưới đây là một gợi ý tuyệt vời cho những ai mới bắt đầu.
Chúng ta sẽ cùng xem xét từng loại rau thủy canh phổ biến nhất và hệ thống nào phù hợp nhất với sự phát triển của chúng
#1 Các loại cây trồng thủy canh phổ biến nhất
1. Rau xà lách
Họ xà lách là một lựa chọn phổ biến để trồng thủy canh trên toàn thế giới. Chúng đứng đầu danh sách những loại cây trồng thủy canh phổ biến nhất. Loại rau này có thể phát triển tốt trong các mô hình thủy canh đơn giản nhất.
Khi cây xà lách phát triển, bạn có thể thu hoạch từng lá ở bên ngoài để sử dụng và chừa lại các lá non bên trong để chúng tiếp tục phát triển. Điều này khiến bạn có thể thu hoạch trong thời gian dài từ từ tránh việc thu hoạch cùng 1 lúc và sử dụng không hết gây hư hỏng lãng phí.
Có rất nhiều giống xà lách để bạn lựa chọn, và hầu hết chúng đều thích hợp để trồng theo phương pháp thủy canh. Các loại phổ biến như là:
- Xà lách xoong
- Xà lách ngồng
- Xà lách lá
Xà lách thích hợp trồng trong hệ thống thủy canh phim dinh dưỡng (NFT), hệ thống nuôi nước sâu (DWC) và hệ thống ngập và rút nước (Ebb and Flow).
Lưu ý: Nếu nhiệt độ môi trường quá nóng rau xà lách có thể bị nhũn và có thể có vị đắng. Chúng là một loại rau ưa thời tiết mát mẻ và thích nhiệt độ từ 15 đến 20 độ C. Xà lách cũng cần một lượng nitơ cao để phát triển.
2. Cải xoăn
Cải xoăn là một trong những loại rau phổ biến và rất được yêu thích, vì lợi ích sức khỏe và hương vị thơm ngon của loại rau xanh này. Cải xoăn có thể được trồng từ hạt và nhiệt độ thích hợp để loại rau này phát triển tốt là từ 10 đến 30 độ C. Từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch mất khoảng mười tuần.
Các giống chính là cải xoăn Lacinato (ngọt hơn và có lá dài hơn), và cải xoăn đỏ nga, cải xoăn ý… Cũng giống như xà lách, rau cải xoăn thích hợp trồng trong hệ thống thủy canh phim dinh dưỡng (NFT), hệ thống nuôi nước sâu (DWC) và hệ thống ngập và rút nước (Ebb and Flow).
3. Rau chân vịt (cải bó xôi)
Là một loại cây trồng thời tiết mát mẻ khác, đây là loại cây hoàn hảo để trồng cùng với rau diếp và cải xoăn. Bạn có thể trồng rau chân vịt từ hạt. Đây là loại rau ưa mát và chịu được nhiệt độ trên 27 đô C. Chúng cần ánh sáng khoảng 12 giờ mỗi ngày.
Khi gần đến ngày thu hoạch, bạn có thể hạ nhiệt độ xuống vì điều này sẽ làm cho rau chân vịt của bạn ngọt hơn.
Hầu hết các mô hình thủy canh đều thích hợp với rau chân vịt, nhưng bạn nên trồng các lứa khác nhau cách nhau vài tuần để bạn có thể thu hoạch liên tục.
4. Dưa leo
Trồng dưa chuột là một trong những loại cây trồng thủy canh ưu thích của nhiều người. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao khi trồng loại thực phẩm này bạn phải đáp ứng những yêu cầu cao của chúng như về: độ ẩm, chất dinh dưỡng và nhiều độ….
Nếu có một khu vườn dưa leo thủy canh đúng tiêu chuẩn bạn sẽ rất ngạc nhiên về sản lượng bạn có thể đạt được. Chính vì dưa chuột đạt năng suất cao khi trồng thủy canh nên chúng nhanh chóng trở thành một trong những loại cây trồng yêu thích trong các nông trại thủy canh.
Dưa leo phát triển tốt trong phạm vi từ 15 đến 35 độ C. Điều này làm cho chúng trở nên lý tưởng để trồng ở nhiều khu vực khác nhau. Dưa leo thích độ pH trong khoảng 5,5 – 6.0 với độ EC của dung dịch dinh dưỡng từ 1,8 đến 2.
Điều khó khăn nhất khi trồng dưa chuột là chúng là cây dây leo và sẽ cần giàn leo. Dưa leo thích hợp với hệ thống thủy canh tưới nhỏ giọt hoặc hệ thống xô Hà Lan.
5. Cà chua
Khi người làm vườn chuyển sang trồng cà chua thủy canh, điều đó cho thấy họ đã có nhiều kinh nghiệm, đã hiểu hệ thống thủy canh của mình và muốn tiếp tục nâng cấp độ khu vườn của mình.
Cà chua là một loại cây thích thời tiết ấm áp và thích nhiệt độ 15 đến 25 độ C. Độ pH lý tưởng cho cà chua là từ 5,5 đến 6,5. Tuy nhiên, Cà chua thích mức EC của dung dịch thủy canh từ 2 và tăng dần lên 5. Vì vậy, loại cây này chỉ có thể trồng tách biệt mà không thể trồng chung với các loại rau khác trên cùng một hệ thống thủy canh.
Chúng có thể được trồng từ hạt, nhưng bạn nên giâm cành hoặc ươm cây con trước, để rút ngắn thời gian thu hoạch. Có nhiều loại cà chua khác nhau, nhưng các loại cà chua dây leo được ưa chuộng vì chúng dễ kiểm soát và cho năng suất cao hơn các giống cà chua thân gỗ.
Cũng giống như dưa leo, cà chua thích hợp với hệ thống thủy canh tưới nhỏ giọt hoặc hệ thống xô Hà Lan.
6. Củ cải
Mặc dù hầu hết các loại rau ăn củ không lý tưởng để trồng thủy canh , nhưng với củ cải thì khác. Đây là một loại cây trồng thủy canh được nhiều người yêu thích. Củ cải ưa thời tiết mát mẻ nên thích hợp với phương pháp này.
Điều kiện phát triển tốt của củ cải là: Độ pH khoảng 6 đến 7 và nhiệt độ từ 15 đến 25 độ C. Mức EC nên rơi vào khoảng từ 1,6 đến 2,2. Yêu cầu về ánh sáng là từ 8 đến 10 giờ ánh sáng.
Đối với củ cải trồng từ hạt sẽ tốt hơn là trồng từ cây con. Từ lúc hạt nảy mầm đến khi thu hoạch có thể kéo dài ít nhất là ba hoặc bốn tuần.
Các vấn đề phổ biến nhất đối với củ cải là chúng có thể dễ bị héo nếu không được độ ẩm cần thiết.
Hệ thống thủy canh nuôi nước sau thích hợp để trồng loại rau củ này.
7. Cây họ đậu
Gần như mọi loại đậu đều có thể trồng trong vườn thủy canh . Có hàng trăm loại đậu bạn có thể lựa chọn nhưng phổ biến nhất là đậu que, đậu đũa. Bạn nên ươm hạt giống trước khi đưa vào khu vườn thủy canh.
Điều kiện phát triển của cây họ đậu là: độ pH trung tính, nhiệt độ từ 15 đến 28 độ C, cần 13 đến 13 giờ chiếu sáng. Chất trồng phải tơi xốp vì vậy sỏi hydroton hoặc hỗn hợp đá trân châu và vermiculite là những lựa chọn tốt.
Đậu không cần nhiều chất dinh dưỡng và khi trồng chúng cách xa nhau, bạn có thể thu hoạch liên tục. Quá trình này có thể kéo dài ít nhất là 50 ngày đối với mỗi cây.
Đậu thích hợp trồng trong hệ thống thủy canh ngập và rút nước, hoặc hệ thống tưới nhỏ giọt. Các cây nên được trồng cách nhau khoảng 10cm nếu chúng là giống đậu thân bụi. Đậu que nên được đặt cách nhau rộng hơn một chút khoảng 15cm.
8. Cây ớt
Ớt là loại cây trồng thủy canh có thể được trồng vào bất kỳ mùa nào. Nhiều người làm vườn thủy canh đã kết luận năng suất trồng ớt thủy canh cao hơn nhiều so với trồng bằng các phương pháp thông thường.
Điều kiện sinh trưởng của ớt là: độ pH từ 5,5 đến 7, chỉ số EC phải nằm trong khoảng 3 đến 3,5. Nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C, thời gian chiếu sáng cần tối đa 12 giờ mỗi ngày và không ít hơn 10 giờ mỗi ngày.
Hệ thống đèn led thủy canh cần phải cao hơn cây khoảng 30cm và sẽ cần điều chỉnh khi cây trưởng thành. Nếu các bóng đèn gần hơn mức này, nó có thể gây cháy xém lá cây, và nếu xa hơn, nó có thể ảnh hưởng đến năng suất hoặc khả năng tăng trưởng của cây ớt.
Hệ thống ngập và rút nước là phù hợp nhất với cây ớt, nên giữ khoảng cách giữa các cây từ 20 đến 25cm.
9. Rau cần tây
Cần tây có thể là một trong những loại rau khó trồng trong môi trường thủy canh, nhưng không có nghĩa là không thể. Hạt giống cần tây mất đến hai tuần để nảy mầm, khá lâu so với các loại rau khác. Một cách nhanh hơn để trồng cần tây là giâm cành, bạn sử dụng thân cây cần tây bạn mua từ cửa hàng để làm cành giâm.
Bạn lấy cuống và cắt 5cm từ rễ, sau đó đặt phần gốc vào đĩa nước ở nhiệt độ phòng, nó sẽ bắt đầu phát triển chỉ sau một tuần. Cần tây cần rất nhiều nước, vì vậy hệ thống thích hợp để chọn sẽ là hệ thống thủy canh nuôi nước sâu. Nếu trồng từ hạt, thời gian thu hoạch cần tây có thể mất tới 4 tháng sau khi gieo hạt.
Cần tây thích độ pH là 6,5 và mức độ EC của các chất dinh dưỡng phải là 1,8 đến 2,4, thời tiết mát mẻ, nhiệt độ ban ngày nên từ 15 đến 30 độ C. Ánh sáng không quá cao và chúng chỉ cần khoảng 6 giờ chiếu sáng mỗi ngày.
10. Dâu tây
Thông thường, trái cây khó trồng hơn rau bằng phương pháp thủy canh, nhưng dâu tây là một ngoại lệ, chúng thích hợp và chất lượng tốt hơn khi trồng thủy canh.
Về mặt thương mại, dâu tây là một trong những loại cây phổ biến nhất được trồng theo phương pháp thủy canh.
Điều kiện phát triển của dâu tây trong môi trường thủy canh là: độ pH trong khoảng 6.0, nhiệt độ mát mẻ, dây tay có thể thu hoạch sau khoảng 4 – 6 tuần sau khi nở hoa.
Dâu tây thích hợp trồng với hệ thống thủy canh ngập và rút nước, hệ thống tưới nhỏ giọt và cả hệ thống bấc.
11. Hoa cúc
Trong các loại hoa, hoa cúc là loại thích hợp nhất để trồng bằng phương pháp thủy canh. Bạn nên ươm hạt hoa cúc ở vườn ươm, khi cây con được 5 – 7cm chúng có thể được trồng ở khu vườn thủy canh của bạn.
Điều kiện sinh trưởng của hoa cúc trong môi trường thủy canh: độ pH rộng tối ưu là 6.5, nhận sáng tối đa 16 giờ ánh sáng hàng ngày. Sau khoảng 8 tuần sau khi trồng cây con, bạn có thể thu hoạch hoa cúc của mình.
#2 Một số loại cây khác thích hợp trồng thủy canh tại nhà
Húng quế
Trong một môi trường thủy canh đạt chuẩn, việc trồng húng quế rất dễ dàng và có thể trồng được quanh năm. Sau khi trưởng thành, húng quế được thu hoạch và cắt tỉa hàng tuần. Đây là loại cây trồng thủy canh được yêu thích để trồng tại nhà.
ngò rí
Ngò rí là một loại rau ưa mát và cường độ ánh sáng thấp. Ở nhiệt độ trên 30 độ C cây sẽ phát triển chậm và có thể bị héo. Thời gian từ khi hạt nảy mầm đến khi thu hoạch là 4 tuần. Bạn có thể trồng ngò rí bằng nhiều hệ thống khác nhau như: nuôi nước sâu, nhỏ giọt với một loại giá thể trồng cây thủy canh giữ ẩm tốt.
Cây bạc hà
Mặc dù chúng thường được trồng trên cạn, nhưng hầu hết các loại bạc hà thực sự là cây thủy sinh hoặc bán thủy sinh. Bạc hà trồng trong bằng phương pháp thủy canh có xu hướng có tán lá to hơn, tươi tốt hơn bạc hà trồng trên đất. Nên đây là loại rau rất lý tưởng trong các khu vườn thủy canh tại nhà.
Cây hẹ
Hẹ cần ít không gian và tạo ra nguồn cung cấp gia vị liên tục cho các món salad và các món ăn chính. Cây cứng cáp, chịu được nhiều điều kiện sinh trưởng, rất thơm và được các đầu bếp sành ăn thèm muốn
Kinh giới
Đây là một loại thảo mộc lâu năm thường được trồng hàng năm. Kinh giới có lá thơm được sử dụng để tạo hương vị cho nhiều món ăn. Nó phát triển mạnh trong môi trường ánh sáng được cung cấp đầy đủ.
Vì hạt giống kinh giới rất nhỏ, tốt nhất bạn nên gieo hạt trong nhà kính và đưa cây con vào khu vườn thủy canh của bạn khi cây đủ con đủ khỏe. Đây là loại rau phù hợp với thủy canh.
Hương thảo
Loại thảo mộc Địa Trung Hải này là một loại cây thường xanh, với những chiếc lá hình kim. Cây thảo có thể có hoa màu trắng, hồng, tím, hoặc đôi khi màu xanh lam.
Trồng hương thảo bằng phương pháp thủy canh so với các loại thảo mộc khác có thể chậm thu hoạch hơn. Thời gian thu hoạch lên đến 12 tuần, tuy nhiên trồng chúng theo phương pháp thủy canh vẫn chứng tỏ hiệu quả hơn nhiều so với trồng truyền thống.
#3 Lợi ích của thủy canh để trồng cây
Sử dụng phương pháp thủy canh để trồng rau có thể mang lại lợi ích cao, đặc biệt là ở những vùng có điều kiện không thích hợp, hoặc những thời điểm trong năm không có gì phát triển.
Nhiều loại cây ở trên có thể được trồng quanh năm hoặc bạn có thể trồng chúng trong khi trồng bất kỳ loại cây nào trong số nhiều loại cây khác không có trong danh sách vào một mùa trồng trọt khác.
Có vô số lợi ích cho dù bạn chọn trồng cây gì đi nữa, và đây là một vài lợi ích bạn sẽ thấy:
Thủy canh không thể làm cho rau phát triển lớn hơn so với di truyền cho phép, tuy nhiên, chúng có thể phát triển hết khả năng và trong một không gian nhỏ hơn nhiều so với trong đất. Việc có thể kiểm soát các chất dinh dưỡng và nồng độ pH trong nước cũng chỉ đảm bảo sự phát triển tối ưu cho các loại rau, không để lại nhiều khả năng hỏng hóc.
Như chúng ta vừa thấy, bởi vì người làm vườn có toàn quyền kiểm soát, họ có thể sử dụng ánh sáng nhân tạo và điều kiện trồng trọt trong nhà tốt hơn để phát triển qua năm.
Những loại cây trồng trái mùa sẽ trở nên đắt đỏ khi chúng được vận chuyển đến, nhưng việc đặt chúng cách nhà bếp của bạn vài bước chân sẽ tạo nên sự khác biệt.
Hệ thống thủy canh có thể được xây dựng ở hầu hết mọi nơi. Chúng có thể ở trong nhà cách xa mọi ánh sáng tự nhiên, hoặc chúng có thể ở khu vực ngoài trời có mái che, hoặc trong nhà kính trong vườn. Tuy nhiên, với một không gian nhỏ hơn nhiều, họ có thể thu hoạch nhiều vụ mùa hơn so với khi trồng ở trong đất.
Phần kết
♦ Khi một khu vườn thủy canh được xây dựng và hoạt động đúng cách, bạn có thể trồng nhiều loại rau củ khác nhau để phục vụ nhu cầu thực phẩm sạch cho một gia đình.
♦ Với danh sách cây trồng thủy canh được liệt kê ở trên, bạn có thể giải quyết câu hỏi chọn loại cây nào để trồng thủy canh. Với những người mới AZ Farming khuyến nghị bạn nên trồng các loại rau dễ trồng như: xà lách, ngò, rau thơm, rau húng…các loại rau xanh.
♦ Với vốn kiến thức tích lũy theo thời gian trong quá trình canh tác thủy canh, bạn hoàn toàn có đủ tự tin để thử trồng các loại cây kích thước lớn và khó trồng hơn. Bên cạnh đó bạn có thể sáng tạo các mô hình thủy canh khác nhau để tối ưu với loại cây bạn muốn trồng. Chúc bạn thành công!
Tổng hợp 10 bài viết giúp bạn trở thành chuyên gia thủy canh
- Kiến thức trồng rau thủy canh tổng quan từ A đến Z
- 9 mô hình thủy canh [6 cơ bản + 3 nâng cao]
- 15 loại giá thể trồng cây thủy canh phổ biến
- Dung dịch thủy canh [tất cả những gì bạn cần biết]
- Đèn LED trồng cây thủy canh [ưu nhược điểm - cách chọn và thiết lập]
- Cách đo và duy trì độ pH của dung dịch thủy canh
- Hiểu về độ dẫn điện EC và tổng chất rắn hòa tan TDS trong dung dịch thủy canh
- +20 loại cây thích hợp trồng thủy canh tại nhà
- 4 sự cố phổ biến thường gặp trong khu vườn thủy canh của bạn
- Đèn LED vs đèn HPS trồng cây thủy canh [cái nào tốt hơn]
Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.
Rất hay, cám ơn thông tin chia sẻ của bạn
AZ Farming xin cảm ơn anh chị nhiều ạ!