Mô hình khí canh là một phương pháp trồng trọt hiện đại, giúp bạn trồng được nhiều cây hơn, cho năng suất cao hơn với ít không gian trồng trọt hơn.
Có nhiều tranh cãi giữa việc khí canh là một hệ thống con của hệ thống thủy canh hay đây là một hệ thống độc lập. Để mọi người dễ dàng tìm kiếm, tra cứu thông tin thì AZ Farming sẽ phân khí canh thành một chuyên mục tách biệt với phương pháp trồng rau thủy canh.
Để hiểu chi tiết hơn và phương pháp trồng rau hiện đại này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tổng quan về phương pháp này nhé!
#1 Khí canh là gì?

Khí canh là một hệ thống trồng cây trong đó rễ cây được lơ lửng trong không khí và cây lấy chất dinh dưỡng từ một dung dịch được đưa đến rễ bằng cách phun sương.
So với các hệ thống khác của thủy canh (Bấc, Nuôi nước sâu, Kỹ thuật màng dinh dưỡng, Ngập và rút hoặc Tưới nhỏ giọt) hệ thống khí canh là một hệ thống đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất. Do đó, trước khi đầu tư vào một hệ thống khí canh bạn cần biết các bộ phần cần thiết và biết kỹ thuật thiết lập để nó hoạt động tốt nhất.
#2 Sự khác biệt giữa khí canh và thủy canh là gì?
Có một số bất đồng về việc liệu khí canh có phải là một hệ thống con của thủy canh hay không. Vì từ “hydroponics” dùng để mô tả bất kỳ hệ thống trồng trọt không cần đất nào và cây trồng được cung cấp chất dinh dưỡng cho rễ cây thông qua nước.
Nhiều người cho rằng khí canh nên được xem là một hệ thống riêng biệt không nên xếp phương pháp này như một tập hợp con của thuỷ canh vì những điều khác biệt cơ bản như:

Hệ thống thủy canh: liên quan đến một dòng dung dịch lỏng chuyển động và thường sử dụng một số loại giá thể để cung cấp độ ẩm, chất dinh dưỡng và oxy cho cây, đồng thời cũng ngăn ngừa sự thối rữa của rễ cây.
Hệ thống khí canh: tạo ra sương mù gồm những giọt nước nhỏ li ti để nuôi cây và dùng không khí hoặc môi trường sương mù làm chất trồng cho cây phát triển.
lưu ý rằng các hệ thống thủy canh sử dụng một số loại giá thể không cần đất, nhưng cũng có một số hệ thống không cần bất kỳ loại giá thể nào.
#3 Hiểu cách thức hoạt động của mô hình khí canh
Trong hệ thống khí canh, rễ cây lơ lửng trong không khí, giúp chúng tiếp xúc tối đa với oxy. Lưu ý rằng trong khi thực vật sử dụng khí cacbonic từ không khí như một phần của quá trình quang hợp, thif rễ cây cần oxy để hỗ trợ việc hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Cây trồng được giữ cố định bằng một khung ở phía trên cùng của khung che bằng cách sử dụng giỏ lưới nhỏ hoặc phích cắm bằng xốp để cố định thân cây chắc chắn, cho phép rễ phát triển mà không bị kẹt vào buồng không khí trong khi phần ngọn mọc hướng lên trên.

Buồng rễ là một thùng kín để tránh ánh sáng cũng như sâu bệnh đồng thời buồng này giúp giữ độ ẩm cho cây, đồng thời cũng cho một số không khí tự nhiên lọt vào để rễ đảm bảo có nhiều oxy.
Dung dịch dinh dưỡng được bơm từ bể chứa dung dịch qua các vòi phun sương đều đặn để rễ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và không bị khô. Trong các hệ thống tiên tiến, vòi phun nước được thiết lập để bật trong vài giây và sau đó tắt trong vài phút, điều này giúp cây có môi trường phát triển tối ưu nhất.
#4 Ưu điểm của mô hình khí canh
Một trong những ưu điểm chính của việc lựa chọn mô hình khí canh là cây trồng phát triển rất nhanh chóng. Với cách lấy không khí làm môi trường sinh trưởng cho cây, rễ có khả năng tiếp cận nhiều hơn với õy, điều này kích thích cây tăng trưởng nhanh hơn so với các hệ thống thuỷ canh khác.
Ngoài ra, bằng cách trồng cây trong không khí, không có có các tác nhân vật lý ngăn cản sự phát triển của rễ cây, vì vậy chúng không cần sử quá nhiều năng lượng để đẩy rễ qua môi trường vật lý như trồng cây truyền thống.

Một ưu điểm lớn khác của khí canh là chúng giúp tiết kiệm dung dịch hơn so với các hệ thống thủy canh khác mà vẫn đảm bảo năng suất cao. Điều đó có nghĩa là về lâu dài bạn có thể tiết kiệm chi phí trồng trọt so với các loại hệ thống thủy canh khác. Ngoài ra, còn có nhiều lợi thế khác khi sử dụng hệ thống thủy canh, bao gồm:
- Có thể trồng cây ở mật độ cao hơn các phương pháp trồng truyền thống
- Cây trồng phát triển nhanh
- Cây trồng cho năng suất cao
- Tiết kiệm không gian trồng trọt
- Tiết kiệm tối đa tài nguyên nước và dung dịch dinh dưỡng
- Hạn chế tối đa nguy cơ sâu bệnh
- Không cần làm cỏ
- Không gây ô nhiễm môi trường
- Kiểm soát hoàn toàn các điều kiện phát triển của cây trồn
- Tính linh hoạt cao trong thiết kế hệ thống
- Dễ vận hành và bảo trì hệ thống
- Có thể trồng cây quanh năm
#5 Mặt hạn chế của mô hình khí canh
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời để tăng năng suất trồng trọt thì mô hình trồng rau khí canh cũng có những mặt hạn chế, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu.
Vì để đạt được hiệu quả tốt nhất với phương pháp trồng cây hiện đại này, phụ thuộc nhiều vào công nghệ và tự động hóa. Bên cạnh đó là chi phí đầu tư cao. Dưới đây là danh sách những nhược điểm của mô hình khí canh:
- Yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao, gây khó khăn cho người mới bắt đầu
- Chi phí đầu tư ban đầu cao
- Hệ thống cần được giám sát và bảo trì thường xuyên
- Phụ thuộc nhiều vào nguồn điện
- Khó điều chỉnh hàm lượng của dung dịch dinh dưỡng thủy canh
Bất chấp những thách thức này, mô hình trồng rau khí canh có thể là một xu hướng canh tác hiện đại để trồng cây và nhiều người trồng tại nhà và quy mô thương mại đã thành công với hệ thống này.
#6 Các loại hệ thống khí canh khác nhau
Xây dựng hệ thống khí canh của riêng bạn cho phép bạn thỏa sức sáng tạo vì có rất nhiều lựa chọn trong việc quyết định loại vật liệu nào sẽ sử dụng và cách sử dụng tốt nhất cho bạn.
Có ba loại hệ thống khí canh cơ bản để lựa chọn:
Hệ thống khí canh áp suất cao
Hệ thống khí canh áp suất thấp
Hệ thống khí canh siêu âm
1. Hệ thống khí canh áp suất thấp (LPA)
Đôi khi được gọi là “hệ thống ngâm nước”, hệ thống áp suất thấp là lựa chọn phổ biến nhất cho những người muốn xây dựng hệ thống khí canh tự làm tại nhà vì chúng đơn giản, rẻ hơn và ít yêu cầu về kỹ thuật hơn.
Các hệ thống này có thể đơn giản như một bể chứa dung dịch dinh dưỡng, một máy bơm nước công suất lớn có thể chạy 24/7, đường ống và một số đầu phun – tất cả các thành phần này đều có thể được thiết lập trong buồng trồng kín.

Để có thể có kết quả tốt nhất với mô hình thủy canh áp suất thấp, hãy đặt các đầu vòi phun ở phía trên, để chúng có thể phun dung dịch thủy canh vào rễ từ trên cao xuống, điều này giúp dung dịch chảy xuống toàn bộ khối rễ.
2. Hệ thống khí canh áp suất thấp (LPA)
Hệ thống áp suất cao được những người làm vườn thuỷ canh coi là hệ thống khí canh thực sự và thuần tuý đúng định nghĩa của khí canh.
Điều này là do hệ thống áp suất cao là hệ thống duy nhất thực sự tạo ra những giọt nước dạng sương mù có kích thước tối ưu để khuyến khích sự hấp thụ chất dinh dưỡng và sự phát triển của cây trồng.
Hệ thống này yêu cầu các thành phần cụ thể để kiểm soát chính xác chu kỳ thời gian phun và kích thước giọt nước. Dưới đây là danh sách các thành phần thường có trong hệ thống khí canh áp suất cao:

- Buồng phát triển rễ
- Máy bơm nước cao áp
- Bình tích áp suất
- Van giảm áp cho bình tích áp
- Bộ hẹn giờ rơ le có độ chính xác cao
- Đầu phun sương
- Đường ống dẫn dung dịch thủy canh
- Bể chứa dung dịch dinh dưỡng
2. Hệ thống khí canh siêu âm Fogger
Fogponics là một bước tiến bộ gần đây trong khí canh. Thay vì rễ cây của bạn lơ lửng trong không khí và được phun sương bằng máy bơm kết hợp với đầu phun sương, hệ thống Fogger không sử dụng máy bơm mà sử dụng công nghệ siêu âm.
Trong hệ thống này, có một đĩa chìm trong nước và rung ở tần số cực cao, biến nước thành dạng khí, kích thước micrô nước xuống chỉ còn một micrômet và thường nhỏ hơn.

Các vấn đề khác với máy tạo bọt siêu âm bao gồm sương mù rơi xuống đáy bình chứa và các tấm có xu hướng bị bám cặn khoáng chất.
Những người làm khí canh đã và đang thử nghiệm với fogger kết hợp với các hệ thống khác, với mức độ thành công khác nhau.
#7 Thành phần cơ bản của một mô hình khí canh
Dù là hệ thống khí canh áp suất cao, áp suất thấp hay siêu âm thì một mô hình khí canh cần bao gồm những thành phần cơ bản nhất định. Dưới đây là danh sách những thành phần cơ bản của một mô hình khí canh.
Đây là nơi chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh của bạn. Đó là một hệ thống tuần hoàn khép kín, có nghĩa là lượng dung dịch mà cây trồng không hấp thụ, sẽ được chuyển trở lại bể chứa và được phun lại cho đến khi rễ cây.
Một máy bơm áp suất cao được dưới đáy của bể chứa, đây là một máy bơm nước được sử dụng để bơm dung dịch đến buồng rễ để cung cấp độ ẩm và chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Bộ hẹn giờ dùng để xác định chu kỳ bơm dung dịch thủy canh vào buồng rễ (hay chu kỳ phun sương). Chu kỳ bật – tắt của máy bơm phù thuộc loại cây trồng và kinh nghiệm của người làm vườn.
Có những người thành công với chu kỳ phun sương là một 1 bật và tắt trong 5 phút, và những người làm thủy canh khác có thành công tương tự khi phun sương trong 15 giây rồi tắt trong 5 phút.
Các hệ thống khí canh khác nhau sẽ có số lượng vòi phun sương khác nhau được sử dụng bên trong buồng rễ. Vòi phun là một phần quan trọng của hệ thống. Vì nó thiết lập kích thước giọt nước được phun ra. Giọt nước phun qua vòi phun sương càng nhỏ, rễ cây càng có thể hấp thụ tốt hơn.
Phần nắp của buồng rễ có lỗ khoét để chèn các giỏ lưới được sử dụng để cố định cây trồng. Những chiếc giỏ lưới này được lắp qua nắp và được bịt kín bằng loại giá thể (thường dùng bông khoáng) vừa giúp nâng đỡ thân cây vừa đóng vai trò như một tấm chắn nước để giữ hơi nước chứa trong buồng rễ không thoát ra ngoài..
Ống dẫn dùng để dẫn dung dịch từ bồn chứa đến các bầu sương bên trong buồng trồng.
Tất cả các hệ thống khí canh đều có các thành phần cơ bản giống nhau và hoạt động theo cách giống nhau, nhưng có những loại khác nhau…
Khí canh một một xu hướng canh tác hiện đại tuy nhiên để bắt đầu với một mô hình khí canh đúng tiêu chuẩn bạn cần phải có nhiều kiến thức và chi phí đầu tư ban đầu cao.
Tuy nhiên như đã tìm hiểu ở trên, những ưu điểm của khí canh là hoàn hảo để trồng được nhiều hơn, năng suất hơn, và tiết kiệm hơn tính theo thời gian lâu dài.
Một khi bạn đã có một số kiến thức cơ bản và kinh nghiệm, thì việc vận hành và duy trì một mô hình khí canh thật sự rất đơn giản và dễ dàng,
Bên cạnh mô hình khí canh thì bạn có thể tham khảo thêm những mô hình thủy canh khác. Để từ đó chọn lựa được mô hình phù hợp nhất cho mình nhé!
⇒ Mô hình thủy canh dạng bấc – Wick (đơn giản nhất)
⇒ Mô hình nuôi nước sâu – Deep Water Culture (dễ thực hiện)
⇒ Mô hình ngập và rút nước – Ebb and Flow (phổ biến nhất)
⇒ Mô hình màng dinh dưỡng – Nutrient Film Technique (phổ biến nhất)
Tổng hợp 10 bài viết giúp bạn trở thành chuyên gia thủy canh
- Kiến thức trồng rau thủy canh tổng quan từ A đến Z
- 9 mô hình thủy canh [6 cơ bản + 3 nâng cao]
- 15 loại giá thể trồng cây thủy canh phổ biến
- Dung dịch thủy canh [tất cả những gì bạn cần biết]
- Đèn LED trồng cây thủy canh [ưu nhược điểm - cách chọn và thiết lập]
- Cách đo và duy trì độ pH của dung dịch thủy canh
- Hiểu về độ dẫn điện EC và tổng chất rắn hòa tan TDS trong dung dịch thủy canh
- +20 loại cây thích hợp trồng thủy canh tại nhà
- 4 sự cố phổ biến thường gặp trong khu vườn thủy canh của bạn
- Đèn LED vs đèn HPS trồng cây thủy canh [cái nào tốt hơn]

Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.